Đà Nẵng hút vốn FDI trước vận hội mới: Bài 1 - Nhận diện rào cản
Đà Nẵng là một trong những địa phương ở miền Trung có nhiều lợi thế hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên những lợi thế đó đang có dấu hiệu suy yếu thời gian gần đây.
Vừa qua, Nghị quyết 136/2024/QH15 được Quốc hội ban hành quy định về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng. Trong đó có đầu tư phát triển vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, thông tin và truyền thông, quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Điều này hứa hẹn mở ra vận hội mới cho TP. Đà Nẵng, đặc biệt là trong việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào những ngành công nghệ cao, công nghệ tương lai…
Quỹ đất cạn dần, ưu đãi co hẹp
Khi đại dịch COVID-19 chưa bùng nổ, với những ưu thế từ vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường đầu tư thuận lợi… đã giúp cho Đà Nẵng trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở khu vực miền Trung.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, thành phố thu hút được 530 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới hơn 1,045 tỷ USD. Cùng với đó, có 60 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 144,5 triệu USD; có 605 lượt góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế với tổng giá trị là 211,8 triệu USD.
Tuy nhiên, sau giai đoạn đó, thu hút FDI bắt đầu có dấu hiệu chững lại, đặc biệt là những dự án FDI lớn "cập bến" vào TP. Đà Nẵng rất ít. Theo Cục thống kê Đà Nẵng, trong 9 tháng năm 2024, thành phố chỉ thu hút được 30,97 triệu USD vốn FDI, giảm đến 82% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, thành phố cấp mới 53 dự án với vốn đăng ký là 24,877 triệu USD; 19 lượt dự án với tổng vốn 4,843 triệu USD; 16 lượt mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế với tổng giá trị 1,25 triệu USD.
Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Công Tiến, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (CNC) và các Khu công nghiệp (KCN) Đà Nẵng thừa nhận việc thu hút dòng vốn FDI vào Khu CNC, và các KCN trên địa bàn thành phố còn thấp do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Theo ông Tiến, nguyên nhân là do đặc thù đầu tư vào Khu CNC rất nghiêm ngặt, đòi hỏi nhà đầu tư phải có đủ năng lực tài chính và năng lực công nghệ để triển khai hoạt động tại Khu CNC.
Tính đến nay, Khu CNC và các KCN Đà Nẵng đã thu hút 523 dự án, trong đó có 123 dự án FDI, với tổng vốn 2.074,16 triệu USD và 400 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 34.792 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tại thời điểm hiện tại, thành phố có 6 KCN với tổng diện tích hơn 1.000 ha. Tuy nhiên, 3 KCN gồm Hòa Khánh, Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng và Đà Nẵng đã lấp đầy 100%, trong khi, KCN Hòa Cầm chỉ còn 12,5 ha đất công nghiệp (chưa xây dựng hạ tầng); KCN Hòa Khánh mở rộng chỉ còn 7,05 ha đất công nghiệp; KCN Liên Chiểu còn 87,47ha đất công nghiệp đã có hạ tầng và 30,29 ha đất công nghiệp chưa xây dựng hạ tầng và thời gian sử dụng đất chỉ đến năm 2046.
Một trong những ưu đãi để thu hút vốn FDI đó là thuế, nhưng kể từ khi áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài.
"Số liệu này cho thấy quỹ đất công nghiệp sẵn sàng bố trí cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tại thành phố hiện không còn nhiều. Trong khi đó, các nhà đầu tư muốn tiếp cận quỹ đất lớn để thực hiện dự án có quy mô tại Đà Nẵng cũng gặp vướng mắc do thành phố đang tháo gỡ các điểm nghẽn về đất đai trong quá trình thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra. Điều này ảnh hưởng đến việc thu hút trực tiếp các dự án có quy mô sản xuất lớn, sử dụng nhiều đất", ông Tiến cho hay.
Ông Tiến cho biết thêm, một trong những ưu đãi để thu hút vốn FDI đó là thuế, nhưng kể từ khi áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài. Tác động mạnh nhất của thuế suất tối thiểu toàn cầu là tới các doanh nghiệp đang cân nhắc xem có nên vào Việt Nam hay không và các doanh nghiệp CNC, công nghệ nguồn (hiện đang được ưu tiên về thuế).
Trong khi đó, lãnh đạo VCCI Đà Nẵng nhìn nhận vẫn còn những khó khăn, vướng mắc trong công tác thu hút FDI của TP. Đà Nẵng. Đặc biệt là quỹ đất kêu gọi đầu tư khá hạn chế, nhất là quỹ đất trong các KCN hiện không còn nhiều, quy mô nhỏ khó đáp ứng được nhu cầu của các dự án FDI lớn. Trong khi, việc đầu tư hình thành các cụm, KCN mới còn chậm...
Để thu hút vốn FDI trong thời gian tới, lãnh đạo VCCI Đà Nẵng cho rằng, thành phố cần ổn định giá thuê đất, sử dụng hạ tầng tại các KCN do thành phố đầu tư.
Đối với những KCN do tư nhân đầu tư, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thành phố cần xây dựng cơ chế, chính sách điều chỉnh hoạt động cho thuê hạ tầng tại các KCN do tư nhân đầu tư nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp đầu tư hạ tầng cho thuê và doanh nghiệp đi thuê.
"Thành phố cần thực hiện hiệu quả hơn các chính sách giảm tiền thuê đất nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp, tạo niềm tin chính quyền luôn đồng hành với doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lúc khó khăn. Đồng thời, đây cũng là thông điệp có tính thuyết phục cao gửi đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư đang tìm hiểu, đang lưỡng lự, chưa đưa ra quyết định đầu tư của mình", lãnh đạo VCCI Đà Nẵng đề xuất.
Nhiều hạ tầng "nằm chờ" tháo gỡ
Việc thiếu quỹ đất được cho là một trong những nguyên nhân chính cản trở thu hút đầu tư Đà Nẵng trong những năm gần đây. Nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế đánh giá cao môi trường đầu tư tại Đà Nẵng nhưng lại băn khoăn về việc thiếu quỹ đất có thể ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất của doanh nghiệp.
Có thể kể đến Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng (Danang IT Park) với tổng vốn đầu tư 121 triệu USD, được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những cộng đồng phát triển công nghệ thông tin tốt nhất Châu Á tại TP. Ðà Nẵng theo mô hình "thung lũng Silicon" của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đến nay dự án này mới chỉ hoàn thành giai đoạn 1 (diện tích khoản 131ha), còn giai đoạn 2 của dự án thì "đứng bánh" nhiều năm nay, do thành phố chưa giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án.
Trao đổi với phóng viên, chủ đầu tư Danang IT Park cho hay, giai đoạn 1 của dự án được khánh thành và đưa vào khai thác vào năm 2019 với tổng diện tích cho thuê là 84ha. Hiện, dự án đã thu hút được 2 nhà đầu tư, với tổng diện tích đã cho thuê là 13,8ha/84ha (chiếm khoảng 16%).
Còn giai đoạn 2 dự án đã được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 vào ngày 20/5/2013 và đã được UBND thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 3 ngày 9/10/2013 với tiến độ đầu tư xây dựng từ năm 2017 - 2023.
"Sau khi đầu tư, hoàn thiện hạ tầng giai đoạn 1 dự án vào tháng 3/2019, đơn vị đã có văn bản gửi Thành ủy, HĐND, UBND TP. Đà Nẵng xem xét tiếp tục giao đất giai đoạn 2. Từ đó, tạo điều kiện để doanh nghiệp sớm triển khai đồng bộ dự án, khớp nối cả 2 giai đoạn nhằm tránh lãng phí thời gian và khai thác tối ưu hoạt động kinh doanh tại dự án", chủ đầu tư Danang IT Park đề xuất.
Tương tự, khu công viên phần mềm số 2 do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng làm chủ đầu tư kiêm quản lý dự án, tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
Được khởi công năm 2020 với kỳ vọng sau khi hoàn thành, dự án này sẽ đáp ứng cho khoảng 6.000 vị trí việc làm trực tiếp về công nghệ thông tin, công nghệ số. Dù phần thô các tòa nhà đã cơ bản hoàn thành từ khá lâu, nhưng dự án chưa thể hoạt động do gặp vướng mắc.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt phê duyệt mở rộng Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là khu công nghệ thông tin tập trung tại Quyết định số 1967/QĐ-TTg ngày 07 tháng 12 năm 2017.
Theo ông Lê Sơn Phong, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP. Đà Nẵng, Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 đã được Chính phủ công nhận là kết cấu hạ tầng thông tin. "Quyết định này cũng là cơ sở pháp lý để đưa cơ sở hạ tầng tại Công viên phần mềm số 2 đi vào hoạt động cuối năm nay, đồng thời giúp thành phố triển khai các cơ chế đặc thù của Nghị quyết 136 về kết cấu hạ tầng thông tin", ông Phong thông tin.
Ngoài ra, TP. Đà Nẵng có chủ trương xây dựng 3 KCN mới là KCN Hòa Cầm (giai đoạn 2), KCN Hòa Ninh, KCN Hòa Nhơn ngay từ năm 2016, tuy nhiên đến nay cả 3 khu công nghiệp này vẫn chưa thể triển khai.
Lãnh đạo Ban Quản lý Khu CNC và các KCN Đà Nẵng cho rằng, trong thời gian tới, với việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư 3 KCN mới trên và hình thành Khu thương mại tự do, được coi là tạo tiền đề mạnh mẽ trong công tác thu hút đầu tư, đảm bảo nhu cầu mở rộng diện tích của những nhà đầu tư tiềm năng.
Nỗi lo về nguồn lao động bán dẫn
TP. Đà Nẵng đã có những ý tưởng ban đầu để tham gia lĩnh vực vi mạch bán dẫn từ cuối năm 2023 và đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành một trong ba trung tâm vi mạch bán dẫn lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, hành trình này sẽ không dễ dàng, bởi thế giới đã vượt trước khá xa.
Theo Tổng giám đốc Marvell Việt Nam, ông Lê Quang Đạm, nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng nhất để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Theo đó, cần sự vào cuộc của Chính phủ, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học… trong đào tạo nguồn nhân lực, chia sẻ kỹ thuật về công nghệ mới.
Giám đốc Sở TT&TT TP. Đà Nẵng Nguyễn Quang Thanh cho biết, tính đến cuối năm 2023, Đà Nẵng có trên 52.000 nhân lực cho vi mạch bán dẫn, chiếm khoảng 8,7% tổng lượng lao động toàn Thành phố. Thành phố có gần 2.500 doanh nghiệp công nghệ thông tin, bình quân 2,3 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân, cao gấp 3 tỷ lệ trung bình cả nước.
"Đà Nẵng cũng có khoảng 10 doanh nghiệp thiết kế vi mạch như Synopsys, Uniquify, Savarti, Renesas, Synapse, FPT semiconductor, Viettel CNC… với khoảng 550 kỹ sư. So với tương quan tổng thể nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn của Việt Nam, nguồn nhân lực thiết kế vi mạch của thành phố chiếm gần 10%. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp", ông Thanh cho hay.
Theo ông Thanh, mục tiêu đến năm 2030, Đà Nẵng có khoảng 20 công ty thiết kế vi mạch, với quy mô trung bình khoảng 100 - 130 người/công ty. Theo đó, tổng số kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn làm việc trong các doanh nghiệp tới năm 2030 là 2.000 - 2.600 nhân sự.
Mục tiêu này được ước tính dựa trên giả định nhu cầu tuyển dụng từ các công ty thiết kế vi mạch đang hoạt động và công ty thiết kế vi mạch nước ngoài đặt văn phòng tại Đà Nẵng tăng trưởng khoảng 10-15%/năm.
(Còn tiếp)
- Cùng chuyên mục
Nhà đầu tư nào đứng sau dự án bến cảng hơn 14.200 tỷ đồng tại Quảng Trị ?
Trong số những nhà đầu tư đang góp vốn vào MTIP thì SAM Holdings là cổ đông gây chú ý hơn cả khi đang sở hữu 36% cổ phần.
Đầu tư - 03/11/2024 15:56
Bình Định hạ giá dự án 'ế' khách để mời gọi nhà đầu tư
Qua nhiều lần đưa ra đấu giá nhưng vẫn ế, Bình Định đã hạ giá dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn) để tìm kiếm nhà đầu tư.
Đầu tư - 03/11/2024 13:26
Nhiều kiến nghị liên quan đến sàn giao dịch bất động sản
4 trong 7 kiến nghị chính sách để phát triển thị trường bất động sản (BĐS) ổn định và lành mạnh của các chuyên gia có liên quan đến sàn giao dịch BĐS…
Đầu tư - 03/11/2024 13:15
Một số phân khúc bất động sản tăng trưởng nhờ dòng vốn FDI
Bộ Xây dựng cho biết, theo khảo sát thị trường của một số tổ chức nghiên cứu thì một số phân khúc bất động sản có sự tăng trưởng nổi bật và có nguồn cầu ổn định nhờ dòng vốn FDI.
Đầu tư - 03/11/2024 09:05
Bình Định đồng ý để doanh nghiệp 'non trẻ' khảo sát Bến cảng Phù Mỹ
CTCP Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ (được thành lập vào ngày 6/6/2024, tại TP. Quy Nhơn) được chính quyền tỉnh Bình Định cho phép khảo sát đo đạc độ sâu đáy biển để xác định vị trí xây dựng Bến cảng Phù Mỹ.
Đầu tư - 03/11/2024 06:00
Thừa Thiên Huế miễn nhiều khoản phí đối với hoạt động đầu tư
Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ miễn thu phí và lệ phí đối với 11 hoạt động liên quan đến lĩnh vực đầu tư khi đầu tư vào địa phương này.
Đầu tư - 02/11/2024 20:50
Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư vào cụm công nghiệp đầu tiên ở Đầm Hà
Trong quý IV/2024, sau khi được bàn giao mặt bằng, Shinec sẽ bắt đầu xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp. Đến hết quý II/2025, sẽ hoàn thành đầu tư hạ tầng dự án và đi vào hoạt động.
Đầu tư - 02/11/2024 13:46
'Giá bất động sản tăng cao do doanh nghiệp dẫn dắt, độc quyền nguồn cung'
Lãnh đạo một doanh nghiệp cho biết, giá bất động sản tăng cao chủ yếu là do các chủ đầu tư lớn độc quyền nguồn cung, dẫn dắt về giá. Chi phí đầu tư tăng cao, nhu cầu mua lớn trong khi nguồn cung khan hiếm khiến các chủ đầu tư đặt kỳ vọng cao hơn về lợi nhuận.
Đầu tư - 02/11/2024 13:41
Bình Dương - điểm đến cho phân khúc căn hộ vừa túi tiền
Trong khi TP.HCM gần như biến mất phân khúc căn hộ vừa túi tiền thì thời gian qua, Bình Dương lại đang nổi lên với nhiều dự án chung cư ở phân khúc này.
Đầu tư - 02/11/2024 09:32
Quảng Ninh: Vận hành trang trại nuôi lợn công nghệ cao trên 600 tỷ đồng
Dự án Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao do Công ty CP Chăn nuôi Greentech làm chủ đầu tư tại xã Quảng Sơn (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) là dự án chăn nuôi công nghệ cao có quy mô lớn nhất miền Bắc.
Đầu tư - 02/11/2024 09:00
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Hướng tuyến chưa thẳng nhất có thể
Đơn vị tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nhận định, số lượng đường cong trên tuyến còn rất nhiều, chiếm trên 35% chiều dài tuyến.
Đầu tư - 02/11/2024 08:37
Thừa Thiên Huế tìm chủ cho dự án khu đô thị hơn 4.300 tỷ
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị sinh thái hơn 4.300 tỷ đồng tại thị xã Hương Thủy.
Đầu tư - 02/11/2024 08:35
Nghệ An 'thúc' tiến độ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án hơn 2 tỷ USD
UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục chấp thuận đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư cho dự án Nhà máy nhiệt điện khí LNG Quỳnh Lập.
Đầu tư - 01/11/2024 09:13
Bóng dáng doanh nhân Nguyễn Hữu Luận trong dự án 260 triệu USD ở Huế
Dự án Nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD ở Huế có sự xuất hiện của doanh nhân Nguyễn Hữu Luận - người sáng lập tập đoàn Phương Trang.
Đầu tư - 01/11/2024 06:30
Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân bất động sản tăng giá trong quý III/2024
Mới đây, Bộ Xây dựng công bố thông tin về nhà ở và thị trường BĐS quý 3/2024, nêu một số nguyên nhân làm tăng giá BĐS trong thời gian qua.
Bất động sản - 31/10/2024 14:08
Danh tính chủ dự án nhà ở hơn 500 tỷ tại Nghệ An
CTCP Lapinta cùng đối tác là Tổng CTCP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam sẽ thực hiện dự án Khu nhà ở tại phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò (Nghệ An).
Đầu tư - 31/10/2024 11:53
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Quốc hội
Sự kiện - Update 1 week ago
Những chủ nợ của Novaland là ai?
Tài chính - 1 month
Giá bất động sản 'ăn theo' tuyến metro
Đầu tư - Update 1 month ago