Đà Nẵng đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

Nhàđầutư
Nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), Đà Nẵng đang có những giải pháp đồng bộ như đẩy mạnh phát triển hạ tầng, cơ chế chính sách… để thu hút các tập đoàn công nghệ lớn vào đầu tư.
THÀNH VÂN
18, Tháng 11, 2020 | 13:37

Nhàđầutư
Nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), Đà Nẵng đang có những giải pháp đồng bộ như đẩy mạnh phát triển hạ tầng, cơ chế chính sách… để thu hút các tập đoàn công nghệ lớn vào đầu tư.

Ngày 24/1/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, xác định ngành công nghiệp công nghệ cao là 1 trong 3 trụ cột trong phát triển kinh tế của thành phố và chú trọng ưu tiên nguồn lực để phát triển 5 lĩnh vực mũi nhọn. Trong đó có công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp và công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số.

Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030, CNTT sẽ đóng góp 15% trong tổng GRDP của thành phố. Để triển khai thành công mục tiêu, TP. Đà Nẵng tập trung thu hút đầu tư vào 3 nội dung gồm đầu tư hạ tầng, đầu tư vào dữ liệu và đầu tư vào ứng dụng thông minh.

Theo đó, thành phố tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ ngành công nghiệp CNTT. Cụ thể: Đà Nẵng đang đẩy nhanh việc xây dựng khu công viên phần mềm số 2 với tổng mức đầu tư gần 704 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Công trình có tổng diện tích hơn 28.500m2, được xây dựng tại phường Thuận Phước, quận Hải Châu. Đây là công trình đặc biệt ý nghĩa đối với sự phát triển công nghiệp công nghệ thông tin nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu ngành công nghệ thông tin - truyền thông. 

DN

Khu Công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng - giai đoạn 1.

Đáng chú ý, Khu Công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng - giai đoạn 1 với diện tích 131ha, thuộc địa bàn xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang đang được xây dựng theo mô hình “thung lũng silicon” của Hoa Kỳ và tiêu chuẩn của một khu công nghệ thông tin tập trung mang tầm cỡ quốc tế đầu tiên tại Đà Nẵng. Nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành một trong những cộng đồng phát triển công nghệ thông tin tốt nhất châu Á, cung cấp những dịch vụ và nguồn nhân lực chất lượng cao, những sản phẩm công nghệ thông tin tốt nhất cho thế giới.

Về nguồn nhân lực, hiện thành phố có hệ thống các trường đại học cung ứng nguồn nhân lực có trình độ. Tại trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng đang có các chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu nguồn cung kỹ sư CNTT đang thiếu hụt.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng đang có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp IT đầu tư vào trong khu CNTT tập trung Đà Nẵng. Theo đó, doanh nghiệp sẽ được miễn tiền thuê đất từ 5 – 10 năm, hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi đối với sản phẩm và dịch vụ CNTT theo quy định của pháp luật.

Các doanh nghiệp sản xuất các dự án sản phẩm điện tử, sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghệ thông tin sẽ được giảm 50% chi phí sử dụng hạ tầng trong 2 năm đầu tiên. Riêng các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D), ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực CNTT, vườn ươm doanh nghiệp CNTT sẽ được miễn chi phí sử dụng hạ tầng trong 2 năm đầu tiên và giảm 50% chi phí trong 3 năm tiếp theo. 

images1583377_CVPM_4

Đà Nẵng đang đẩy nhanh việc xây dựng khu công viên phần mềm số 2 với tổng mức đầu tư gần 704 tỷ đồng. 

Đối với các doanh nghiệp IT không nằm trong khu CNTT tập trung, trong 4 năm đầu hoạt động được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, 9 năm tiếp theo chịu thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ 5%; được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.

Ông Lê Sơn Phong, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng cho biết, trong giai đoạn 2010 – 2019, công nghiệp ICT đã có bước tăng trưởng nhanh, bền vững về cả doanh thu và sản lượng với mức tăng trung bình 20%/năm. Riêng xuất khẩu phần mềm tăng bình quân 25%/năm, trong đó, Nhật Bản và Mỹ là những thị trường xuất khẩu lớn nhất (chiếm 36% thị phần xuất khẩu). Đến cuối 2019 ngành công nghiệp ICT đã chiếm tỷ trọng 7,7% GRDP của thành phố. Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp ICT trong giai đoạn 2015-2019 là 9%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố (7,3%/năm).

Đến thời điểm hiện tại, TP. Đà Nẵng có 7.000 doanh nghiệp đăng ký ngành nghề có liên quan đến lĩnh vực CNTT, chiếm 20% tổng số doanh nghiệp toàn thành phố. Trong đó, 1.900 doanh nghiệp ngành nghề chính trong lĩnh vực CNTT. Toàn thành phố có 36.000 nhân lực làm việc trong lĩnh vực CNTT, 20.000 người trong số đó làm việc trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số.  

Ông Takahisa Onose - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng (JCCID) cho rằng Việt Nam là đất nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong đó, Đà Nẵng là một trong những thành phố đáng chú ý tại Việt Nam. Hiện nay, có 143 doanh nghiệp Nhật Bản đang có dự án kinh doanh tại Đà Nẵng, hơn 90% trong số đó là doanh nghiệp sản xuất, gần đây, có thêm nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và dịch vụ.

Ông Takahisa Onose đánh giá Đà Nẵng đã có bước tiến đáng kể trong việc hoàn thiện hạ tầng trong 10 năm qua. Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng TP. Đà Nẵng vẫn còn đang thiếu hụt nguồn cung kỹ sư công nghệ thông tin chất lượng cao. Thành phố cần nhanh chóng bù đắp sự thiếu hụt văn phòng làm việc phù hợp cho các doanh nghiệp CNTT.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ