Cuộc khủng hoảng kép của ngành F&B vì đại dịch Corona

Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí... đang bị ảnh hưởng khá nặng nề do đại dịch Corona.
KIM YẾN
12, Tháng 02, 2020 | 20:51

Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí... đang bị ảnh hưởng khá nặng nề do đại dịch Corona.

Các nhà hàng phụ thuộc khách tour sẽ bị ảnh hưởng mạnh, khả năng phá sản rất cao

Bà Trần Thị Xuân Quyên - Giám đốc tư vấn - đào tạo Công ty IRR , nhà sáng lập Trường quản lý khách sạn Việt Úc, đưa ra những con số vừa cập nhật về tình hình khó khăn của ngành du lịch, F&B, và tiên lượng về kịch bản “nhẹ nhàng nhất”: Nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh nCoV gây ra.

Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí... là các lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng thiên tai, dịch bệnh. Trong khuôn khổ là người hoạt động tư vấn và đào tạo ngành khách sạn, nhà hàng, hy vọng trong 3 tháng tới đây dịch Corona sẽ được kiểm soát, ngăn chặn và chắc chắn con virus Corona sẽ phải đầu hàng với các nhà khoa học trên khắp thế giới.

tran-thi-xuan-quyen

Bà Trần Thị Xuân Quyên, Giám đốc tư vấn - đào tạo Công ty IRR , nhà sáng lập Trường quản lý khách sạn Việt Úc - Vaac

Hiện công suất phòng bình quân đang ngưỡng trên dưới 30%, doanh số ngành ẩm thực bình quân giảm 60-70%, trước đó một tháng đã ảnh hưởng bởi Nghị định 100. 

Đối với hệ thống khách sạn, nghỉ dưỡng, theo thông tin mới nhất, những booking từ giờ đến hết tháng 6 đã bị huỷ. Tuy nhiên đối với các hệ thống khách sạn 4 - 5 sao là các tập đoàn quốc tế lớn nên họ luôn có những kế hoạch và ngân sách dự phòng, kịch bản xấu nhất là cơ cấu lại nhân sự để cắt giảm chi phí.

Ở những khách sạn 3 sao thường là các chủ doanh nghiệp tư nhân tự quản lý điều hành, doanh số nếu chỉ bị ảnh hưởng trong 3 tháng thì không vấn đề, duy trong đó số ít doanh nghiệp thuê mướn mặt bằng để kinh doanh, nếu tình hình kinh doanh trước đó không thuận lợi thì bây giờ có thể gục ngã vì thu không đủ chi có thể dẫn đến phá sản, tuy nhiên tiên lượng cũng chỉ 2-3% .

Các dịch vụ Airbnb có khả năng sẽ tháo chạy khỏi thị trường ít nhất 70% cho nhóm kinh doanh nhỏ lẻ ôm khoảng trên dưới 20 căn, các công ty có trên 20 căn sẽ phải cắt lỗ bằng việc trả bớt nhà mất cọc.

Hệ thống kinh doanh ẩm thực có lẽ sẽ "rầm rộ" hơn. Cũng như hệ thống khách sạn, các tập đoàn ẩm thực lớn có thể thu bớt quy mô, cắt giảm nhân sự để cầm cự. Đóng cửa nhiều nhất có lẽ là các của hàng ăn uống nhỏ lẻ vì chi phi mặt bằng thường chiếm từ 25 - 30%, chưa kể năng lực tài chính và quản lý yếu thì khó mà vượt qua cơn đại dịch này.

Dự đoán trong 2 tháng tới nếu dịch Corona không thuyên giảm thì tỷ lệ thất nghiệp của ngành khách sạn nhà hàng sẽ tăng cao, giá thuê mướn mặt bằng sẽ giảm sâu. Các nhà hàng phụ thuộc khách tour sẽ bị ảnh hưởng mạnh, khả năng phá sản rất cao, như hồi dịch SARS năm 2003 hàng loạt các nhà hàng tại trung tâm phải đóng cửa. Các cơ sở dịch vụ yếu kém đương nhiên sẽ bị đào thải nhanh là điều tất yếu.

Doanh nhân Lý Quí Trung, một chuyên gia am hiểu thị trường F&B (dịch vụ nhà hàng và quầy uống) cũng đánh giá, ảnh hưởng của đại dịch viêm phổi cấp do virus Corona dù có kiểm soát tốt đến đâu đi nữa cũng sẽ là một cuộc khủng hoảng đối với không ít doanh nghiệp Việt Nam. 

Đặc biệt là các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh cần thu hút đám đông khách hàng như ngành F&B đang vô cùng khó khăn, các nhà hàng, quán ăn, cà phê, khách sạn, trung tâm giải trí, mua sắm thì sự ảnh hưởng có thể thấy ngay từ bề mặt.

Còn các doanh nghiệp sản xuất hay xuất khẩu thì ảnh hưởng có thể đến âm thầm hơn nhưng không kém phần khủng hoảng, khi các hợp đồng cũ thì có nguy cơ bị đình lại còn các hợp đồng mới thì vơi dần do sức mua trong và ngoài nước giảm sút.

Doanh nghiệp nào dựa vào thị trường Trung Quốc hay sử dụng nguyên vật liệu từ quốc gia này trong chuỗi cung ứng của mình thì sẽ không khỏi lao đao.

Doanh nghiệp nên lập ngay "Uỷ ban chống khủng hoảng"

Chia sẻ về bài học phòng chống khủng hoảng, ông Lý Quí Trung cho biết, tồn tại và trụ vững trong một tình hình khó khăn như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp lớn nhỏ của Việt Nam cần có một sách lược đối phó bài bản về quản trị khủng hoảng. Đây là một “kỹ năng” quan trọng của một doanh nghiệp mà ít ban lãnh đạo nào nghĩ là đến ngày mình cũng phải cần đến, nên khi nó đến thì không tránh khỏi bối rối.

Một trong những hạng mục quan trọng trong công tác quản trị khủng hoảng là nội dung và cách thức doanh nghiệp truyền thông và đối thoại với cả bên ngoài lẫn bên trong. 

ly qui trung an pho

Doanh nhân Lý Quí Trung là người sáng lập thương hiệu Phở 24 và hiện là CEO công ty nội thất AKA Furniture

Một động tác phổ biến mà nhiều doanh nghiệp bài bản trên thế giới thường làm là họ cho thành lập ngay một uỷ ban hay một nhóm chuyên trách đứng ra điều hành và chỉ đạo toàn bộ các vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng. 

Trong đó công tác nhận diện, đánh giá, đo lường những thách thức mà doanh nghiệp sẽ gặp phải để đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời là quan trọng nhất.

Giảm thiểu tối đa những tổn thất trong giai đoạn khủng hoảng là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp lúc này. Còn nếu biết cách vận dụng những thách thức để biến thành cơ hội thì quá là xuất sắc. Tất cả đều phải cần đến sự uyển chuyển, sáng tạo và một chiến lược chủ động rõ ràng ngay từ ban đầu.

Nhấn mạnh đến vai trò của các hiệp hội để phối hợp cùng nhau nâng cao chất lượng dịch vụ, bà Trần Thị Xuân Quyên cho rằng, các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp và doanh nghiệp nên phối hợp để cùng nhau tuyên truyền xây dựng hình ảnh doanh nghiệp bằng các chất lượng dịch vụ được nâng cao, tăng cường quảng bá... 

Đây cũng có thể nói là thời gian "vàng" để các tổ chức nghề nghiệp phối hợp, hỗ trợ cho doanh nghiệp các chương trình đào tạo từ cơ bản đến nâng cao nhằm nâng cao tay nghề và kỹ năng quản lý. Giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tái cơ cấu, xây dựng lại các quy trình nhằm phục vụ tốt hơn khi dịch bệnh qua đi.

"Đương nhiên tôi và toàn thể nhân loại trên thế giới không muốn đại dịch này kéo dài. Với tinh thần lạc quan tôi nghĩ rằng dịch bệnh sẽ được khống chế trong vòng 2-3 tháng tới, tuy vậy do bị khủng hoảng kinh tế nên mọi chi tiêu sẽ thắt chặt. Hy vọng sẽ vào tầm giữa quý 3 sẽ tăng nhẹ và vào quý 4 thì sẽ khởi sắc trở lại", bà Quyên hy vọng. 

Theo TheLeader

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ