Cuộc chiến công khai mức lương
Khi các công ty ở Mỹ bị buộc công khai mức lương trên danh sách việc làm, người lao động tự tin biết rõ mức lương trong ngành nhưng cũng e ngại khi muốn thương lượng tăng lương.

Từ tháng 1/2023, luật mới yêu cầu các công ty công khai mức lương trên danh sách việc làm bắt đầu có hiệu lực tại các bang California và Washington (Mỹ).
Tương tự quy tắc áp dụng ở New York và Colorado, các nhà lập pháp đã thông qua quy định với tiền đề rằng "tính minh bạch trong thanh toán giúp giảm khoảng cách tiền lương".
"Điều đó đúng 100% trong tất cả nghiên cứu tôi đã xem xét, với rất ít trường hợp ngoại lệ", Zoe Cullen, một nhà kinh tế tại Trường Kinh doanh Harvard, nói. Bà cho biết thêm rằng luật minh bạch về thanh toán là rất tốt trong việc giảm chênh lệch tiền lương.
Nhưng có nhiều vấn đề gây tranh cãi xung quanh quy định này.
Khi các công ty đề cao tính minh bạch về chi trả - hoặc vì luật pháp buộc họ làm vậy, hay nhân viên ngày càng thoải mái hơn trong việc tiết lộ mức lương của họ - cả người lao động lẫn người sử dụng lao động đều nhận thấy những tác động lan rộng. Nó cũng làm thay đổi cách các ông chủ ấn định mức lương.
Minh bạch tiền lương
Khi Ron Harman King, người sáng lập một công ty tiếp thị nội dung nhỏ có trụ sở tại Colorado, bắt đầu đăng mức lương trên danh sách việc làm để tuân thủ luật tiểu bang, ông đã rất ngạc nhiên về hiệu ứng của nó.
Các ứng viên phản hồi thông báo tuyển dụng của ông có vẻ phù hợp hơn so với trước đây. "Các cuộc phỏng vấn trở nên dễ dàng. Họ biết vị trí đó sẽ được trả bao nhiêu, và thực sự có quan tâm đến việc ứng tuyển với mức lương đã niêm yết", King nói.

Công khai tiền lương có thể giúp người lao động biết rõ con số họ được trả. Ảnh minh họa: Artem Podred/Pexels.
Cách mà King ấn định mức lương cũng thay đổi. Thay vì nhìn vào dữ liệu ngành trên toàn quốc, ông có thể dựa vào mức đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình đang trả.
"Bạn biết đấy, mọi người phải thể hiện những gì họ có. Tôi cảm thấy dường như chúng ta đều được cung cấp thông tin tốt hơn về những thứ cần thiết để cạnh tranh với tư cách một nhà tuyển dụng".
Tyler Stodden (một kỹ sư phần mềm) nói rằng ông chủ của anh công bố mức lương cho mọi vị trí trước khi luật của thành phố New York có hiệu lực, nó đã tạo nên sự tin cậy đáng kể khi nhân viên nhận được lời đề nghị từ đối thủ cạnh tranh.
Giờ đây, Stodden tự tin rằng mình biết, và đang được cho biết, giới hạn của mức lương cho công việc của mình. "Tôi thấy khá tự tin rằng họ đang tuân theo những gì họ đã nói", anh bày tỏ.
Các luật và chính sách về minh bạch tiền lương nhìn chung nhằm mục đích giảm bất bình đẳng, nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu xem xét một số tác động gián tiếp của chúng.
Mặt trái
Một trong những thứ phải đánh đổi là một số hình thức thanh toán minh bạch dường như làm cho khoảng cách lương không còn rõ ràng giữa người có thành tích thấp và cao.
Trong một bài đăng trên tạp chí Nature Human Behaviour, các nhà nghiên cứu đã phân tích mức lương của 100.000 học giả trong hơn 20 năm.
Khi mức lương của họ dễ dàng được tìm kiếm trên web, khoảng cách về giới tính được cải thiện gần 50%. Nhưng khoảng cách lương giữa các học giả có thành tích tốt nhất - dựa trên nhiều thước đo như số ấn phẩm, giải thưởng, trợ cấp và bằng sáng chế - với những người có thành tích kém hơn cũng bị thu hẹp.

Mức lương công khai có thể khiến người lao động e ngại thương lượng tăng lương. Ảnh: New York Times.
Tomasz Obloj, phó giáo sư tại Trường Kinh doanh Kelley thuộc Đại học Indiana, đồng tác giả của bài báo cho biết: "Dường như sự minh bạch đang làm giảm mức độ khích lệ dựa trên hiệu suất".
Với sự minh bạch về lương, bà Cullen lưu ý một số khác biệt liên quan đến hiệu suất có thể bị xóa nhòa, nhưng điều tương tự cũng có thể xảy ra với những vấn đề liên quan đến phân biệt đối xử.
Minh bạch tiền lương có xu hướng làm giảm mối liên hệ giữa thu nhập và hiệu suất khi khiến khả năng thương lượng của từng cá nhân giảm xuống.
Nếu tiền lương được công khai, việc người sử dụng lao động tuyên bố tăng lương cho một nhân viên có thể đồng nghĩa với sẽ phải tăng lương cho toàn bộ nhân viên. Người lao động cũng có thể không cố gắng thương lượng từ đầu nếu có mức lương công khai cho một vị trí.
"Họ nhìn thấy mức lương niêm yết và nghĩ: 'Tôi sẽ không thể yêu cầu mức lương cao hơn vì họ sẽ chẳng thể toàn bộ quy định, vốn áp dụng cho tất cả, chỉ vì tôi'", Cullen nói.
Bà là đồng tác giả của một bài báo cho Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, trong đó cho thấy tiền lương trung bình giảm 2% khi luật bảo vệ tính minh bạch của tiền lương được đưa ra ở Mỹ.
Người sử dụng lao động có thể hưởng lợi từ sự minh bạch trong tiền lương theo nhiều cách. Ví dụ, theo nghiên cứu, khi lương được công khai, người lao động có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn.
Trong thử nghiệm tại một ngân hàng thương mại lớn ở châu Á, bà Cullen và một đồng tác giả đã phát hiện kết quả tương tự: Người lao động có xu hướng đánh giá thấp mức lương của người quản lý trên họ. Nhưng khi ngân hàng công khai mức lương, họ biết rằng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn hiện tại nếu thăng tiến và nỗ lực hơn nữa.
Tránh bẫy "cào bằng" lương
Các công ty trả lương công bằng có thể hưởng lợi nhiều nhất từ hiệu ứng này.
Trong một dự án đang diễn ra, giáo sư Obloj và các đồng tác giả đã xem xét năng suất và mức chi trả cho 20.000 học giả. Họ phát hiện ra rằng các trường đại học trả lương công bằng, tăng tính minh bạch trong tiền lương có năng suất tổng thể tăng.
Song, khi tiền lương trở nên minh bạch, một số nhà quản lý có thể tinh chỉnh hệ thống bằng cách "đền bù" cho nhân viên theo những cách ít công khai, chẳng hạn thông qua tiền thưởng và phúc lợi. Điều đó có thể khiến mục tiêu giảm khoảng cách tiền lương không đạt được.
Peter Bamberger, giáo sư tại Đại học Tel Aviv cho biết: "Nếu chúng ta chuyển phần thưởng sang các hình thức khác ít minh bạch hơn và chúng ta cũng biết rằng có sự bất bình đẳng giới, thì không thực sự giải quyết được bất cứ điều gì với sự minh bạch trong trả lương".
Để tránh bẫy trả lương giống nhau cho mọi người, bất kể hiệu suất làm việc, hoặc các công ty sử dụng hệ thống kém minh bạch, ông Bamberger gợi ý các công ty cần tìm ra cách đánh giá hiệu suất và giải thích sự khác biệt về lương.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Cuộc đời của Đức Giáo hoàng Francis qua hình ảnh
Sinh năm 1936, Hồng y Jorge Mario Bergoglio được bầu làm Giáo hoàng vào ngày 13/3/2013, trở thành Giáo hoàng đầu tiên đến từ châu Mỹ.
Phong cách - 22/04/2025 14:43
Nếu đầu tư 1.000 USD vào vàng 10 năm trước, giờ bạn có bao nhiêu?
Cho dù bạn đang tìm cách mua hay bán các sản phẩm vàng, thì đây có thể là khoản đầu tư khá sinh lời trong dài hạn.
Phong cách - 22/04/2025 08:03
Thịt bò Mỹ 'biến mất' khỏi thực đơn ở các nhà hàng kiểu Mỹ tại Bắc Kinh
Tại Home Plate BBQ, một nhà hàng theo phong cách Mỹ tại Bắc Kinh, các nhân viên đang in lại thực đơn. Thương chiến Mỹ-Trung đồng nghĩa với việc thịt bò Mỹ sẽ sớm bị loại khỏi thực đơn.
Phong cách - 21/04/2025 13:34
Xung đột với chính quyền Trump khiến Harvard gặp khó?
Xung đột đang âm ỉ giữa Harvard và chính quyền Trump có thể khiến trường đại học giàu nhất nước Mỹ này phải trả giá đắt.
Phong cách - 21/04/2025 07:04
Độc lạ Quốc đảo Tuvalu: Năm 2025 mới có 'cây ATM' đầu tiên
Ngày 15/4 vừa qua đánh dấu một cột mốc lịch sử đối với quốc đảo Tuvalu - một trong những quốc gia biệt lập nhất thế giới, khi nước này chính thức đưa vào vận hành những cây ATM đầu tiên. Sự kiện không chỉ mang ý nghĩa về công nghệ tài chính mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho hơn 11.000 người dân địa phương.
Phong cách - 20/04/2025 08:34
Các khu phố Tàu ở Mỹ bắt đầu cảm nhận 'vị đắng' thuế quan
Các khu phố Tàu trên khắp Hoa Kỳ bắt đầu cảm nhận được tác động của cuộc chiến thuế quan, vì giá các mặt hàng gia dụng nhập khẩu từ Trung Quốc bắt đầu tăng.
Phong cách - 19/04/2025 12:22
Nghệ An phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư
Lãnh đạo ngành văn hóa Nghệ An cho biết, văn hóa đọc sẽ khuyến khích phong trào đọc sách, nâng cao nhận thức cộng đồng về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách, xây dựng thói quen đọc sách trong gia đình, trường học và cộng đồng.
Phong cách - 19/04/2025 10:03
Trung Quốc có thể định hình lại tương lai ngành khai thác vàng thế giới
Trung Quốc có thể định hình lại tương lai của ngành khai thác vàng toàn cầu khi tìm thấy một mỏ vàng khổng lồ chôn sâu dưới lòng đất ở tỉnh Hồ Nam, có thể chứa tới 1.100 tấn quặng vàng.
Phong cách - 18/04/2025 17:34
Warren Buffett nói người nghèo thường lãng phí tiền của vào 10 thứ này
Warren Buffett, một trong những nhà đầu tư thành công nhất thế giới, nổi tiếng với sự thông thái tài chính giản dị của mình. Lời khuyên của ông chắc chắn sẽ giúp bạn tránh mắc phải sai lầm về tiền bạc.
Phong cách - 18/04/2025 12:00
Hôn nhân ngọt ngào của Hoàng tử Brunei
Sau một năm kết hôn, Hoàng tử Abdul Mateen thường xuyên chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc bên bà xã, khác hẳn hình ảnh kín tiếng ngày trước.
Phong cách - 17/04/2025 16:11
13 người tham lam nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại
Trong suốt chiều dài lịch sử, lòng tham đã thúc đẩy các cá nhân tích lũy của cải và quyền lực, thường là bằng cách lợi dụng người khác.
Phong cách - 17/04/2025 08:11
Khi thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu xa xỉ, thị trường đồ cũ sẽ bùng nổ?
Khi thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu cao cấp — từ Patek Philippes đến Porsches — với mức thuế bổ sung hàng chục phần trăm, thị trường hàng xa xỉ đã qua sử dụng dự kiến sẽ bùng nổ ở Mỹ.
Phong cách - 16/04/2025 06:50
Huế kích cầu du lịch thế nào trong năm 2025?
Huế sẽ dành các ưu đãi về giá cả, dịch vụ, liên kết các điểm đến, sản phẩm dịch vụ tạo ra các gói kích cầu dành cho khách du lịch.
Phong cách - 16/04/2025 05:25
New York tiếp tục là thành phố giàu có nhất thế giới
New York vẫn là thành phố đứng đầu khi nói đến những thành phố giàu có nhất thế giới bất chấp những cảnh báo gần đây về sự sụt giảm mạnh về chất lượng cuộc sống ở đây.
Phong cách - 15/04/2025 07:57
Steuart Walton, người thừa kế Walmart đầy quyền lực là ai? (phần cuối)
Steuart Walton cũng có nhiều điểm chung với một số thành viên khác trong gia đình, những người được khuyến khích theo đuổi những đam mê khác nhau của họ bên ngoài công việc kinh doanh của gia đình.
Phong cách - 14/04/2025 11:08
Ngày tàn của lối sống 'phông bạt', giả tạo
Dân mạng ngày càng tỏ ra chán ngán trước những nội dung khoe sự giàu có, xa hoa một cách giả tạo của các ngôi sao mạng.
Phong cách - 13/04/2025 18:30
- Đọc nhiều
-
1
Bất động sản Trung Trung Bộ liệu đã thoát cảnh trầm lắng?
-
2
Việt Nam vẫn vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu bất chấp căng thẳng thương mại
-
3
Lượng tiêu thụ chung cư Hà Nội vượt trội hơn TP.HCM
-
4
Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ đưa Việt Nam phát triển nhanh trong kỷ nguyên mới
-
5
Trung Quốc có thể định hình lại tương lai ngành khai thác vàng thế giới
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'