'Của để dành' của mỗi quốc gia

Nhàđầutư
Doanh nhân là những người không sợ thất bại, dám đương đầu với thất bại, dám lao vào con đường khó để làm ra tiền của, cho mình và cho xã hội. Động lực lớn nhất của doanh nhân là kiếm tiền làm giầu. Không có mục tiêu rõ ràng ấy, sẽ không thể có tầng lớp người gọi là doanh nhân.
TẠ DUY ANH
13, Tháng 10, 2021 | 07:00

Nhàđầutư
Doanh nhân là những người không sợ thất bại, dám đương đầu với thất bại, dám lao vào con đường khó để làm ra tiền của, cho mình và cho xã hội. Động lực lớn nhất của doanh nhân là kiếm tiền làm giầu. Không có mục tiêu rõ ràng ấy, sẽ không thể có tầng lớp người gọi là doanh nhân.

ngay-doanh-nhan

Ngày 12/10, Thủ tướng gửi lời cảm ơn, tri ân tới các doanh nhân Việt Nam nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 - Ảnh: VGP

Tôi tiếp tục giữ nguyên ý kiến ấy, trong mọi trường hợp. Chỉ những kẻ đạo đức giả mới tránh nói đến tiền, vờ vịt che giấu giấc mơ trở thành đại gia.

Nhưng nếu tách riêng ra khỏi ngữ cảnh cụ thể, không ít người dễ dàng lái sang cách hiểu rằng doanh nhân là những người chỉ biết sống chết vì tiền.

Tuy thế tôi không cần phải đính chính, không cần phải “nói lại cho rõ”, bởi thực tế cuộc sống đã làm giúp tôi điều đó. Giờ đây, sau khi vật vã vượt qua đại dịch thế kỷ, chúng ta không thể không nhận ra để công nhận với nhau rằng, đội ngũ doanh nhân chính là thứ “của để dành” của mỗi quốc gia.

Khi Chính phủ phát động quỹ mua vacinne, ai là người hưởng ứng đầu tiên? Họ, là những doanh nhân!. 

Có vô số sáng kiến trợ giúp người bị mất thu nhập làm an lòng xã hội, mà phần lớn số đó thuộc về các doanh nhân.

Những bệnh nhân từng rơi vào cảnh tuyệt vọng vì thiếu máy thở, thiếu ô xy, thiếu các phương tiện y tế đặc biệt, thiếu phương tiện chuyên chở… chắc chắn sẽ là những người cảm nhận rõ nhất hạnh phúc họ nhận được từ cộng đồng, trong đó sức mạnh vật chất chủ yếu đến từ các doanh nhân.

Không chỉ đơn thuần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, mà phải gọi chính xác là sự “chia sẻ gánh nặng” với đất nước.

Nói dại, vào những phút giây nguy hiểm ấy mà tất cả cùng nghèo, chỉ biết nhìn nhau bằng sự thương cảm suông, thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra?

ta-duy-anh

 

Thời điểm khó khăn hiện nay chính là lúc đất nước, nhân dân cần đến “của để dành”. Bởi cái gánh nặng trời giáng này chỉ có tầng lớp doanh nhân là có thể cáng đáng tốt nhất, hiệu quả thực tế nhất và ít mầu mè nhất. 

Nhà văn Tạ Duy Anh

Của để dành tính đếm được đã quý, nhưng đây tôi đang nói đến thứ của để dành không thể định lượng. Chính là đội ngũ doanh nhân ấy cùng với sự sáng tạo của họ, thậm chí còn có thể trở thành hình ảnh của một đất nước để có thể nhận diện và coi là niềm tự hào.

Nước Mỹ không có dăm bảy hãng xe hơi mà nhiều ông chủ ban đầu cũng đồng thời là những vị “Cha lập quốc”, không có Boeing, không có Coca Cola, không có Apple hay Microsoft… thì người ta sẽ chỉ biết đến nước Mỹ như một quốc gia lớn, chứ không phải là phần cốt lõi sáng tạo của thế giới.

Tương tự như vậy với Nhật Bản, Thụy Sỹ, Anh Quốc, Pháp, Đức hay một nước mới nổi là Hàn Quốc. Và nếu lấy ví dụ theo hướng này, tôi sẽ không đủ sức để mà liệt kê.

Chúng ta, vì nhiều lý do lịch sử, khiến đội ngũ doanh nhân hiện vẫn còn nhỏ bé. Càng thế càng phải tìm cách làm cho đội ngũ ấy lớn mạnh. Đó là công việc của cả xã hội, chứ không chỉ của riêng Chính phủ.

Đừng nuôi mãi giấc mơ nhỏ bé khi khuyến khích sự kì thị người giầu. Thay vào đó, hãy khuyến khích họ làm giầu một cách lương thiện và đúng pháp luật. 

Một tầm nhìn dài hạn cho tương lai của một quốc gia, là phải thấy vai trò không thể thay thế của những “đầu tầu”. Phải tạo cơ hội để có nhiều “đầu tầu”.

Doanh nhân chính là những người đảm nhận vai trò ấy. Nói thẳng ra, doanh nhân có sứ mệnh tạo ra lực đẩy ở mọi nơi và sẵn sàng nhảy xuống biển để kéo con tầu nếu chẳng may nó mắc cạn.

Dịch COVID-19 thực sự cũng đang tạo ra hiện tượng “mắc cạn” cho nền kinh tế. Chúng ta không thể né tránh thực tế này. Hàng chục vạn doanh nghiệp đóng cửa. Hàng chục ngành nghề then chốt được coi là máy cái trong việc thu về ngoại tệ đang phải sản xuất cầm chừng hoặc chết lâm sàng. Lưu thông hàng hóa ách tắc. Chuỗi cung ứng bị gián đoạn, thậm chí nhiều khâu có nguy cơ đứt đoạn.

Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo: Đầu tiên và ngay lập tức hàng triệu người mất việc làm khiến hàng vạn gia đình chắc chắn lâm vào cảnh nghèo khó. Gánh nặng an sinh bị chất lên lưng xã hội ở mức quá tải, là điều không cần phải có trí tưởng tượng mới hình dung thấy.

Trong khi đó sự bình yên của mỗi gia đình là gốc cho sự bình yên của cả quốc gia. Đáng lo hơn là mỗi năm chúng ta có hàng trăm nghìn sinh viên ra trường cần được làm việc?

Họ sẽ làm gì khi không tìm thấy cơ hội lao động để không chỉ kiếm sống như một quyền đương nhiên, mà còn để cống hiến như một nghĩa vụ đạo đức? Họ sẽ thế nào nếu biểu tượng cho tương lai lại chỉ thấy tương lai mờ mịt?

Những lời khuyên đầy tâm huyết về lẽ sống, về trách nhiệm công dân, về tư cách này kia… chắc chắn sẽ chỉ khiến họ thêm bi quan, thậm chí bức xúc, bởi như các cụ đã nói “Có thực thì mới vực được đạo”.

Tôi không có ý định vẽ ra bức tranh xã hội u ám. Tôi không cần phải làm thế, bởi bức tranh đó đang hiện ra trước mắt mỗi chúng ta, sinh động và đủ để những người có trách nhiệm phải lo lắng.

Nhưng những người vừa tha hương trở về, cùng với con cái họ, đang hưởng trợ cấp xã hội, trợ cấp thất nghiệp, duy trì cuộc sống đạm bạc bằng lòng tốt của cộng đồng, chắc chắn thuộc về số rất đông, hơn cả con số hàng triệu, có thể làm gì?

Không còn chút của cải nào, nhiều người thậm chí đang kiệt cả sức, họ đành chỉ biết chờ đợi. 

Việc làm tử tế nhất với họ bây giờ là cố gắng tự xoay xở để duy trì cuộc sống tối thiểu và bình tĩnh chờ đợi.

Nhưng nếu vì thực tế đó mà chỉ thấy người nghèo, người làm công ăn lương bị tổn thương, thì mới chỉ thấy một phần bức tranh cuộc sống bị con COVID-19 làm cho nham nhở. Hàng vạn doanh nhân cũng đang cùng cảnh ngộ tương tự. Họ cũng có những thứ cần gìn giữ, không thể đánh đổi như muôn vạn chúng ta. Chỉ khác là họ không có quyền nản chí, không được phép thoái lui, không cho phép mình sợ hãi. Họ phải tiếp tục sống, tiếp tục làm việc, tiếp tục mạo hiểm hy sinh sự bình yên gia đình để đạt được thứ không chỉ cho riêng họ.

Nhưng còn lúc nào khác chúng ta cần đến họ hơn lúc này. Còn lúc nào khác giới doanh nhân cần chứng tỏ trách nhiệm với đất nước hơn lúc này. Bản lĩnh của họ là niềm an ủi lớn nhất cho những người sắp bị rơi vào cảnh thiếu đói.

Vâng, thời điểm khó khăn hiện nay chính là lúc đất nước, nhân dân cần đến “của để dành”. Bởi cái gánh nặng trời giáng này chỉ có tầng lớp doanh nhân là có thể cáng đáng tốt nhất, hiệu quả thực tế nhất và ít mầu mè nhất. 

Nói hay không bằng làm hay. 

Làm hay không bằng lo hay. 

Lo hay chính là tầm nhìn kinh doanh cộng với đạo đức. Hai thứ đó sẽ tạo ra sức bật và niềm hy vọng. Xưa đã thế, nay vẫn thế, mai sau cũng sẽ như vậy. 

Bởi vì rõ ràng doanh nhân không chỉ là những người truyền cảm hứng phát triển, mà họ còn là những lao động thực thụ, lao động ở cường độ cao đến mức phần lớn chúng ta không kham nổi.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ