Những doanh nhân Việt Nam nổi tiếng xuất thân từ nghề giáo

Trước khi trở thành những doanh nhân thành công trên thương trường, ông Trương Gia Bình, Bùi Quang Ngọc, Trần Mộng Hùng, Nguyễn Tử Quảng và bà Đỗ Thị Kim Liên đều là những nhà giáo tâm huyết.
THANH HƯƠNG
19, Tháng 11, 2020 | 07:07

Trước khi trở thành những doanh nhân thành công trên thương trường, ông Trương Gia Bình, Bùi Quang Ngọc, Trần Mộng Hùng, Nguyễn Tử Quảng và bà Đỗ Thị Kim Liên đều là những nhà giáo tâm huyết.

"Tôn sư, trọng đạo" là truyền thống của người Việt Nam, vì thế, giáo viên là nghề danh giá và luôn nhận được sự tôn trọng, biết ơn. Trong giới kinh doanh, cũng có rất nhiều người thành đạt xuất thân từ giáo viên và với cốt cách, đạo đức của nhà giáo khi đi làm kinh doanh đã giúp nhiều họ chèo lái doanh nghiệp vững vàng.

chu-tich-fpt-truong-gia-binh-hay-tan-luc-cho-nhung-dieu-ky-dieu1549181682

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình. Ảnh: Báo Đầu tư.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT

Ông Trương Gia Bình là một trong những "lão tướng" của nền kinh tế và trước khi trở thành một doanh nhân nổi tiếng như bây giờ, ông Bình đã có một thời gian dài tham gia vào lĩnh vực giáo dục.

Ông Trương Gia Bình sinh năm 1956 tại Nghệ An và từng là sinh viên khoa Toán cơ thuộc Đại học tổng hợp Lomonosov. Năm 1979, ông bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Lomonosov, sau đấy được Nhà nước phong tặng danh hiệu Phó giáo sư vào năm 1991.

Sau khi rời Nga, ông Trương Gia Bình về nước và bén duyên với hoạt động kinh doanh. Trong một lần tâm sự với báo giới, vị Phó giáo sư này chia sẻ rằng: “Năm 1985, tôi về Việt Nam, một người bạn than thở: “Bình ơi đói quá không nuôi nổi vợ con, mình phải làm cái gì đi chứ?”. Vượt lên nghèo khó vốn là một suy nghĩ chất chứa trong đầu từ lâu và tôi quyết định lập nhóm Nhiệt và chất ở Viện Cơ rồi bắt đầu làm kinh tế”. 

Để rồi sau đấy vào năm 1988, FPT chính thức ra đời và ông Trương Gia Bình là một trong số 13 thành viên đồng sáng lập, bao gồm ông Lê Thế Hùng; ông Võ Văn Mai; ông Đỗ Cao Bảo; ông Bùi Quang Ngọc; ông Nguyễn Thành Nam; ông Đào Vinh; ông Phạm Hùng; ông Lê Vũ Kỳ; ông Nguyễn Trung Hà; ông Lê Quang Tiến; ông Nguyễn Chí Công và ông Trần Đức Nhuận.

Song song với quá trình phát triển doanh nghiệp thì người đứng đầu FPT cũng đặc biệt chú tâm vào sự nghiệp rèn người. Vào năm 1995, ông Trương Gia Bình là người có công lớn thành lập Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, một địa chỉ đào tạo MBA (Thạc sĩ quản trị kinh doanh) quen thuộc và có uy tín tại Việt Nam. 

Năm 2006, công ty của ông đã mở trường Đại học FPT, trường đại học tư nhân đầu tiên của Việt Nam do ông nắm giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông cũng tham gia vào hoạt động giảng dạy, một số môn học ông trực tiếp đứng lớp là môn Nghệ thuật lãnh đạo, Văn hóa doanh nghiệp...

Ông Trương Gia Bình từng cho biết: “Ý tưởng đầu tiên bắt đầu từ thực tiễn “khát” nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao đáp ứng cho chính Tập đoàn FPT. Mặt khác, mong muốn khi thành lập Trường Đại học FPT là xây dựng mô hình của một trường Đại học thế hệ mới, có triết lý giáo dục hiện đại, gắn liền đào tạo với thực tiễn cuộc sống và nhu cầu nhân lực của đất nước, góp phần đưa ngành công nghệ thông tin Việt Nam lên ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới”.

Về FPT, dưới sự dẫn dắt của doanh nhân tuổi Bính Thân này, FPT đang ngày càng lớn mạnh với 7 công ty con và 2 công ty liên kết. Sau 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của FPT đạt 21.163 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ 2019, lợi nhuận sau thuế đạt 3.169 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/9/2020, quy mô tổng tài sản của công ty đạt 37.757 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 18.178 tỷ đồng.

bui-quang-ngoc-va-nhung-dau-an-ca-nhan-o-tap-doan-nghin-ty1552358680

Ông Bùi Quang Ngọc. Ảnh: Báo Đầu tư.

Ông Bùi Quang Ngọc, Tổng giám đốc FPT

Không chỉ có ông Trương Gia Bình, trước khi đến với FPT, doanh nhân Bùi Quang Ngọc cũng đã từng có gần 10 năm là nhà giáo, sau khi tốt nghiệp Khoa Toán, ĐH Tổng hợp Kishinhov (Cộng hòa Moldova) vào năm 1979.

Cơ duyên với FPT của Tổng giám đốc Bùi Quang Ngọc bắt đầu từ một tối mùa hè năm 1988 khi ông Trương Gia Bình - người bạn học năm xưa thuyết phục ông tham gia nhóm sáng lập công ty FPT. 

Trải qua chặng đường 30 năm thăng trầm cùng FPT, nhiều bước phát triển quan trọng của tập đoàn đều in dấu chân của vị lãnh đạo này. Ông Ngọc chịu trách nhiệm quản trị rất nhiều dự án lớn của Tập đoàn như thống nhất công ty FPT trên toàn quốc (Bắc - Nam 2002); tiến hành cổ phần hóa FPT (2002); tái cấu trúc sở hữu 3 đơn vị thành viên FPT IS, FPT Software, FPT Trading (2011), và xây dựng Hệ thống quản trị bằng thẻ điểm cân bằng (BSC).

Ông Bùi Quang Ngọc được bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc FPT kể từ 31/7/2013 sau khi ông Trần Đình Anh từ nhiệm.

Do-thi-kim-lien

Bà Đỗ Thị Kim Liên. Ảnh: Doanh nhân Việt Nam

Doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 6 anh chị em ở Mê Linh (Vĩnh Phúc), bà Đỗ Thị Kim Liên là con thứ nhưng lại thường thay bố (lúc đó ở Nga) làm rất nhiều việc giúp mẹ lo chạy chợ. Bà Liên từng chia sẻ: "Gia đình tôi đông anh chị em, bố mẹ đều bận bịu lo kiếm sống, nên chúng tôi phải tự bảo nhau học là chính. Vào thời bấy giờ phấn đấu học hành là khó lắm chứ đâu có điều kiện tốt như bây giờ, thế mà rồi đều nên người cả".

“Tôi vốn xuất thân là giáo viên, nghề của gia đình. Tôi có vài năm theo nghề giáo viên văn theo định hướng của gia đình, nhưng ẩn sâu bên trong tôi là người hơi “nổi loạn”, không thể làm những việc giống nhau mỗi ngày. Nghề giáo là nghề cao quý, nhưng không cho tôi cơ hội được sáng tạo nhiều. Tôi lại là người mạnh mẽ nên thích hợp với thương trường hơn. Thế là tôi bỏ nghề giáo và dấn thân vào kinh doanh”, bà Liên từng chia sẻ.

Sau nhiều năm lăn lộn, nhờ nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của nhiều người, năm 2005, bà đã lập ra Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA. Bà Liên đã đưa Bảo hiểm AAA từ một văn phòng có diện tích 12m2 với 9 nhân sự và doanh thu năm đầu ở mức khiêm tốn là 5 tỷ đồng lên 218 tỷ đồng sau gần 3 năm.

Năm 2009, Bảo hiểm AAA dưới sự chèo lái của Chủ tịch Kim Liên đạt doanh thu 320 tỷ đồng và được bình chọn là 1 trong 50 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Năm 2010, bà Liên tiếp tục chèo lái con thuyền AAA cán đích với doanh thu 365 tỷ đồng, năm 2011 là 400 tỷ đồng.

Thế nhưng đến năm 2013, khi đang ở giai đoạn đỉnh cao, bà Đỗ Thị Kim Liên bất ngờ tuyên bố chính thức rút toàn bộ vốn khỏi doanh nghiệp bảo hiểm này dưới hình thức chuyển nhượng cổ phần cho Tập đoàn Insurance Australian Group (IAG) của Australia.

Đến cuối tháng 10/2018, bà Đỗ Thị Kim Liên quay trở lại thị trường bảo hiểm bằng việc ra mắt ứng dụng bảo hiểm tự động LIAN. Tại đây, bà Liên đóng vai trò là cố vấn đặc biệt của Bảo hiểm Viễn Đông, cũng là nhà sáng lập ứng dụng Bảo hiểm LIAN.

1-1430238267404

Ông Nguyễn Tử Quảng. Ảnh: Thế giới di động

Chủ tịch BKAV Nguyễn Tử Quảng

Ông Nguyễn Tử Quảng sinh tại xã Ninh Nhất huyện Hoa Lư, nay thuộc thành phố Ninh Bình tỉnh Ninh Bình. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nguyễn Tử Quảng học khối phổ thông chuyên toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội và sau đó trở thành sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Năm 1995, ông Nguyễn Tử Quảng bắt đầu thực hiện các chương trình chống virus khi đang là sinh viên năm thứ ba Khoa công nghệ thông tin, trường Đại học Bách khoa Hà Nội và cung cấp miễn phí (đến năm 2005) cho cộng đồng mạng.

Đến năm 1997, sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại làm giảng viên bộ môn Kỹ thuật máy tính, Khoa CNTT, tiếp tục nghiên cứu Bkav và các chương trình khác. Cái tên Bkav là tên của phần mềm diệt virus được phát triển bởi trung tâm nghiên cứu an ninh mạng Bách Khoa (Bkis), thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội và được bộ Khoa học công nghệ đầu tư trang thiết bị. 

Năm 2005, ông Quảng lập công ty riêng lấy tên Bkav để phát triển đội ngũ và theo đuổi đam mê an ninh mạng. Đến nay, Bkav có 6 công ty con hoạt động trong các lĩnh vực như Phần mềm, An ninh mạng, Chống mã độc, Nhà thông minh, Smartphone.

tranhungmongacb11731522833548-1549016335892450430380-crop-1549016340577617354454-15490186152142111824568-crop-1549018620852909788233

Ông Trần Mộng Hùng. Ảnh: Cafebiz

Doanh nhân Trần Mộng Hùng

Ông Trần Mộng Hùng, nguyên Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) từng có thời gian là giảng viên trường Cao cấp nghiệp vụ ngân hàng (từ năm 1978 đến 1980). Vốn có kiến thức chuyên môn về ngân hàng, ông Trần Mộng Hùng cùng các bạn bè quyết định rời bục giảng, xây dựng ACB thành ngân hàng phục vụ các nhu cầu dân sinh.

Với 35 tuổi nghề ngân hàng, ông Hùng đã có 15 năm giữ chiếc ghế Chủ tịch ACB. Năm 2008, ông Hùng rút lui khỏi HĐQT và chỉ giữ vị trí cố vấn quản trị. Tuy nhiên, đến năm 2012, sau khi vụ việc "bầu" Kiên bị bắt khiến ACB không khỏi lao đao, ông quay trở lại vị trí HĐQT từ năm 2012, để cùng ACB “vượt cạn”.

Năm 2018, ông Trần Mộng Hùng đã rời HĐQT ACB và sau đó "chuyển nhượng"  cổ phiếu của mình cho các con. Người sáng lập ACB cảm thấy mình đã hoàn thành sứ mệnh với thế hệ lãnh đạo thứ 2 của nhà băng này.

5303_gotruongthanh-1-1467023070461-1480480717692-0-0-410-660-crop-1480480745610

Ông Võ Trường Thành. Ảnh: Vietnambiz.

Doanh nhân Võ Trường Thành

Gỗ Trường Thành được thành lập năm 1993 tại Đắk Lắk bởi doanh nhân Võ Trường Thành, ban đầu chỉ có vỏn vẹn 30 công nhân. Cái duyên đến với ngành gỗ của vị doanh nhân sinh năm 1958 này rất tình cờ. Ông từng là giáo viên dạy toán ở Bình Định nhưng tình thế thay đổi, cuộc sống ở quê trở nên khó khăn buộc ông phải vào Sài Gòn sinh sống rồi tham gia Thanh niên xung phong. Ở độ tuổi trẻ nhất, ông đã trở thành Giám đốc của lực lượng này. Nhưng không lâu sau đó, vì sự cố cá nhân, ông rời Thanh niên xung phong và bắt đầu khởi nghiệp.

Bằng số vốn ít ỏi trong tay nhưng may mắn gặp thời, ông mua được một công ty nhà nước thua lỗ với giá rất rẻ và phát triển nó thành doanh nghiệp ngành gỗ, lấy tên Gỗ Trường Thành.

Vào năm 2000, ông Võ Trường Thành đã tạo được dấu ấn lớn trong sự nghiệp của mình khi trở thành doanh nhân đầu tiên mua lại được một công ty nước ngoài ở Bình Dương, mở ra một thời kỳ huy hoàng của doanh nghiệp ngành gỗ.

Sự nghiệp của vị doanh nhân họ Võ lên như diều gặp gió khi bắt đầu từ năm 2005, TTF liên tục đạt kết quả kinh doanh tốt. Cụ thể trong 3 năm, từ 2005 - 2007, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của TTF đều tăng trưởng mạnh và trở thành đại gia xuất khẩu gỗ lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp kinh doanh của doanh nhân nhà giáo này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ