Công cụ room tín dụng buộc các ngân hàng phải 'gạn đục khơi trong'

Nhàđầutư
Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN nhận định: Công cụ room tín dụng khiến các NHTM buộc phải "gạn lọc khơi trong", phân loại khách hàng tốt và đa dạng hoá danh mục cho vay, đảm bảo an toàn cân đối nguồn vốn, đặc biệt vốn trung và dài hạn.
N.THOAN
15, Tháng 06, 2022 | 13:10

Nhàđầutư
Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN nhận định: Công cụ room tín dụng khiến các NHTM buộc phải "gạn lọc khơi trong", phân loại khách hàng tốt và đa dạng hoá danh mục cho vay, đảm bảo an toàn cân đối nguồn vốn, đặc biệt vốn trung và dài hạn.

NVL-7800

Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022. Ảnh: SBV

Ngày 15/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022.

Thông tin kết quả hoạt động ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, tín dụng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; kết quả đến ngày 9/6/2022, tín dụng tăng 8,15% so với cuối năm 2021, tăng 17,09% so với cùng kỳ năm 2021, phù hợp với diễn biến tích cực hơn của nền kinh tế.

Về vấn đề room tín dụng và trả lời băn khoăn "Liệu công cụ cấp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng của NHNN có mang nặng tính hành chính, thủ tục, là "tấm áo chật" cho nền kinh tế?", Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định: Nguyên tắc điều hành tín dụng của NHNN là ngay đầu năm đã đặt mục tiêu tăng trưởng cả năm và chỉ tiêu này có tính chất định hướng trên nền tảng dự báo, chỉ tiêu lạm phát được Quốc hội giao. Từ năm 2021-2022, NHNN bổ sung thêm vế "có điều chỉnh theo nhu cầu thực tế của nền kinh tế". 

"Công cụ này có tính chất hành chính nhưng qua thực tế điều hành cho thấy có hiệu quả. Vì vậy, trong điều kiện như hiện nay vẫn phải sử dụng công cụ hành chính có tính kinh tế này", Phó Thống đốc nói.

Đại diện NHNN chia sẻ thêm, khoảng năm 2016, nền kinh tế có nhu cầu mở rộng tín dụng cũng đặt ra vấn đề "room tín dụng có thể là tấm áo chật" và nay khi các ngân hàng cạn room tín dụng lại đặt lại vấn đề này. Tuy nhiên, đánh giá điều hành cho thấy, nếu không có yếu tố bất thường của dịch bệnh và nhìn sâu hơn là trong nhu cầu vốn hiện nay còn bao gồm cả nợ tái cơ cấu thì tín dụng cũng không tăng cao đến như vậy.

"Một số ngân hàng nói hết room nhưng thực tế tín dụng cả nền kinh tế hiện mới 8,15%, như vậy so với mục tiêu cả năm còn dư địa gần 6%. Cần lưu ý rằng, điều hành room tín dụng vẫn phải phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, khôi phục nhanh nền kinh tế", Phó Thống đốc nói.

Ngoài ra, theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, với điều kiện hiện nay, cũng có những khoản nợ chất lượng tốt, có khoản chưa tốt thì ngân hàng phải hướng dòng vốn vào các khoản nợ tốt. Có thể hiểu rằng, các ngân hàng phải liệu cơm gắp mắm, buộc phải tính toán cơ cấu lại tín dụng, vừa nâng cao chất lượng vừa sử dụng hiệu quả, giảm bớt vào lĩnh vực rủi ro.

Chia sẻ rõ hơn về vấn đề này, ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN cho biết: Từ năm 2021, NHNN đã dùng công cụ cấp room tín dụng cho các ngân hàng và thường xuyên có đánh giá về công cụ quản lý này.

Theo đó, NHNN đi song song 2 chân. Một là yêu cầu các ngân hàng đáp ứng các quy chuẩn theo chuẩn mực quốc tế. Hai là quản lý qua hạn mức tăn trưởng tín dụng để tránh tình trạng tăng trưởng tín dụng từng lên tới hơn 30%, thậm chí trên 50% như nhiều năm về trước, vượt xa khả năng quản trị của các NHTM, khả năng cân đối vốn, dẫn tới hệ luỵ mất khả năng thanh toán.

Hiện NHNN cấp room tín dụng theo hướng, tổ chức tín dụng có xếp hạng cao hơn sẽ được cấp room tín dụng cao hơn và sẽ tăng room thêm cho một số NHTM xử lý các TCTD yếu kém. 

Ngoài ra, một số ngân hàng có tỷ trọng cho vay lớn trong các lĩnh vực như kinh doanh bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp có thể bị trừ hạn mức tín dụng để có thể kiểm soát rủi ro, đảm bảo yêu cầu chất lượng tài sản.

Về việc một số NHTM "kêu" cạn room tín dụng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho rằng, có thể một số ngân hàng phòng ngừa trước khả năng cạn room nên muốn giảm bớt tỷ trọng ở một số lĩnh vực, dành vốn ưu tiên cho lĩnh vực khác. Bản thân công cụ room khiến các NHTM phải gạn đục khơi trong, phân loại khách hàng tốt và đa dạng hoá danh mục khách hàng, đảm bảo an toàn cân đối nguồn vốn, đặc biệt vốn trung và dài hạn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ