Cổ phiếu công nghệ Việt kém hấp dẫn

Nhàđầutư
Là quốc gia đang đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, song khối cổ phiếu công nghệ trên sàn chứng khoán hoạt động khá mờ nhạt, cả về số lượng lẫn chất lượng.
PHƯƠNG LINH
14, Tháng 06, 2021 | 07:00

Nhàđầutư
Là quốc gia đang đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, song khối cổ phiếu công nghệ trên sàn chứng khoán hoạt động khá mờ nhạt, cả về số lượng lẫn chất lượng.

Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2020, trong doanh thu hơn 120 tỷ USD của toàn ngành công nghệ thông tin, lĩnh vực công nghiệp phần cứng đóng góp 107 tỷ USD, công nghiệp phần mềm đóng góp hơn 5 tỷ USD, còn công nghiệp nội dung số là hơn 900 triệu USD.

Xét trong giai đoạn 5 năm 2016-2020, ngành công nghiệp CNTT của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng trung bình 26,1%/năm, trở thành một trong những ngành kinh tế có doanh thu lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, số lượng cổ phiếu ngành công nghệ còn chiếm thiểu số trên thị trường chứng khoán, với một số cái tên như CTCP FPT (HOSE: FPT), CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (HOSE: CMG), CTCP Truyền thông VMG (UPCOM: ABC), CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG), CTCP Clever Group (HOSE: ADG), ICT CTCP Viễn thông - Tin học Bưu điện (HOSE: ICT), CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Mobifone (UPCOM: MFS).

Nếu tính từ phiên "đáy" 23/3/2020, ngoại trừ YEG (giảm 53,5%), các cổ phiếu công nghệ có mức tăng dao động từ 51,4% đến 161,4%. Trong đó, dẫn đầu là cổ phiếu FPT (+161,4%).

Tuy nhiên, xét từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh VN-Index vẫn tăng mạnh, ngoại trừ cặp đôi FPT tăng 61,2% và MFS tăng 9,71%, thì các mã khác đều suy giảm, trong đó YEG giảm tới 53,42%, ICT giảm 31,64%, ABC giảm 29,03%, ADG giảm 24,5% so với phiên chào sàn 22/2/2021.

Trong khối công nghệ, FPT vẫn là "anh cả" suốt nhiều năm qua. Cổ phiếu trong rổ VN30 ghi nhận doanh thu 29.830 tỷ đồng trong năm 2020, lãi trước thuế 5.260 tỷ đồng, tăng lần lượt 7,6% và 13% so với năm 2019, với động lực tăng trưởng chính vẫn đến từ gia công phần mềm và chuyển đổi số.

4 tháng đầu năm 2021, FPT đạt doanh thu FPT 10.431 tỷ đồng, tăng 18% và lợi nhuận sau thuế 1.245 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ, và hoàn thành khoảng 31% kế hoạch lợi nhuận cả năm. 

Trong khi đó, với “á quân” MFS, trong năm 2020, doanh thu thuần công ty đạt 710,4 tỷ đồng, tăng 9,1%. Lãi ròng 30,8 tỷ đồng, tăng 0,6%.

Dù giảm 8% so với giá đầu năm, CMG vẫn là cổ phiếu ít nhiều được chú ý nhờ kết quả kinh doanh tích cực. Cụ thể, công ty trong năm 2020 ghi nhận 5.288 tỷ đồng doanh thu và gần 250 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (lần lượt tăng 8% và gần 20% so với cùng kỳ năm 2019).

Giống CMG, giá cổ phiếu ICT từ đầu năm đến nay đã giảm 31,6%. Dù vậy, mã này ghi nhận kết quả kinh doanh quý I/2021 khá tích cực.

Cụ thể, doanh thu công ty trong quý I/2021 đạt 627,6 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 17,2 tỷ đồng, tăng gấp đôi.

Theo giải trình từ phía ICT, nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh thu, lợi nhuận tăng là các dự án trọng điểm chuyển tiếp từ cuối 2020 sang thực hiện tiếp trong năm 2021 đã thực hiện xong và được nghiệm thu bàn giao, ghi nhận doanh thu trong quý 1/2021.

Năm 2021, ICT đặt kế hoạch doanh thu gần 1.940 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 74 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã hoàn thành hơn 32,3% chỉ tiêu doanh thu và 23,2% kế hoạch lãi ròng.

Trong khi đó, quý I/2021 của ABC ghi nhận doanh thu thuần công ty chỉ đạt 377 tỷ đồng, giảm 63,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi ròng 7,3 tỷ đồng, giảm 34,2%. Mã này cũng đã giảm 29,03% so với phiên giao dịch đầu năm.

Với ADG, chốt phiên 11/6, thị giá cổ phiếu ở mức 49.000 đồng/cp, giảm 24,5% so với phiên giao dịch đầu tiên (22/2/2021). Trong quý I/2021, ADG gây ấn tượng với lãi ròng đạt gần 7,3 tỷ đồng, tăng 57,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giới chuyên gia nhìn nhận, cổ phiếu công nghệ Việt Nam vẫn chưa thể hút dòng tiền trên TTCK, ngoại trừ FPT, với thanh khoản luôn duy trì hàng trăm tỷ mỗi phiên. Đơn cử, tại ngày giao dịch 11/6, giá trị giao dịch của FPT đạt gần 196,4 tỷ đồng.

Ở các mã công nghệ còn lại, GTGD lại ở mức rất thấp, cụ thể: ADG (2,9 tỷ đồng), CMG (1,4 tỷ đồng), YEG (1,37 tỷ đồng); đáng chú ý, GTGD của ICT, MFS, ABC còn không vượt quá 1 tỷ đồng. 

Xét về mặt vốn hóa (tính tại phiên 11/6), ngoại trừ sự vượt trội của FPT (85.567 tỷ đồng) và CMG 3.625 tỷ đồng, không có doanh nghiệp công nghệ nào có vốn hoá vượt 1.000 tỷ đồng. Tổng cộng vốn hoá khối doanh nghiệp công nghệ trên sàn vào khoảng 92.000 tỷ đồng, còn chưa bằng một nhà băng cỡ khá là MBB (110.000 tỷ đồng). 

Chart Von hoa CP Cong Nghe

 

Một số ý kiến nhìn nhận, hầu hết các cổ phiếu công nghệ Việt Nam hút dòng tiền kém một phần do chưa thể chứng minh bản thân là những công cụ đầu tư khả thi.

“Phần lớn các công ty khởi nghiệp công nghệ thường đi kèm với rủi ro lớn, trong khi mô hình kinh doanh của họ không quá đột phá”, ông Trần Thái Sơn, nhà phân tích tại Công ty Chứng khoán Rồng Việt, nói với DealStreetAsia. “Các tài sản công nghệ của họ cũng không có giá trị cao, trong khi khẩu vị đầu tư trên sàn chứng khoán đang nghiêng về những công ty bền vững có quy mô tài sản lớn”.

Một trường hợp tiêu biểu phải kể đến là YEG. Chào sàn chứng khoán từ năm 2018, YEG đã trở thành cổ phiếu rất được giới đầu tư quan tâm. Từng có thời điểm, thị giá mã này đạt 343.000 đồng/cp (phiên 28/6/2018), vượt xa so với những mã “giá khủng” khác trên sàn như SAB, VNM.

Tuy vậy, việc Youtube chấm dứt hợp tác với công ty từ tháng 3/2019, sau khi phát hiện có những vi phạm về chính sách từ các công ty con của Yeah1, đã đẩy thị giá YEG giảm mạnh. Cùng với đó, việc đại dịch COVID-19 bùng phát trong năm 2020 cũng khiến công việc kinh doanh của YEG trở nên khó khăn.

Hiện, tính đến phiên giao dịch 11/6, thị giá YEG đạt 21.800 đồng/cp, giảm 53,52% so với đầu năm.

Trong năm 2020, YEG lỗ gần 180 tỷ đồng. Còn tại BCTC quý I/2021, công ty lỗ 52,5 tỷ đồng. Tại ngày 31/3/2021, lũy kế lỗ của YEG đã lên đến gần 265 tỷ đồng.

Một trong các định hướng mới của YEG là đầu tư vào hệ thống thương mại điện tử Giga1 -  thị trường tiềm năng gấp 50 lần so với “miếng bánh” quảng cáo với doanh thu 139 tỷ USD năm 2020 và dự kiến tăng gấp đôi trong những năm tới.

Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống - Chủ tịch HĐQT YEG, từng khẳng định, YEG sẵn sàng đầu tư tất cả cho Giga1. Dù vẫn trong giai đoạn thua lỗ, nhưng ông Tống tự tin, sứ mệnh của Giga1 là đưa YEG trở thành một công ty tăng trưởng đột phá với chỉ tiêu tăng trưởng 122% so với năm 2020 và 3 năm tiếp theo tăng trưởng mỗi năm 100%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ