Cơ hội của thị trường bất động sản Đông Nam bộ
Hàng chục nghìn tỷ đồng được rót vào giao thông kết nối các tỉnh Đông Nam bộ, thêm vào đó là việc TP.HCM hạn chế nguồn cung, quỹ đất trong khi các tỉnh vùng ven có quỹ đất dồi dào và nhu cầu nhà ở tăng cao… là những cơ hội của thị trường trong thời gian tới.
Đòn bẩy từ hạ tầng giao thông
Nhiều năm qua, câu chuyện hạ tầng giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ và TP.HCM là điểm nghẽn lớn cho việc phát triển kinh tế liên kết vùng cũng như hạn chế phát triển thị trường bất động sản (BĐS) khi các tuyến đường luôn trong tình trạng xuống cấp, ùn tắc kéo dài.
Đơn cử như câu chuyện đường Vành đai 3 TP.HCM, dài 92 km, đi qua TP.HCM đi qua TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và phần nhỏ ở Long An. Tuyến đường này có vai trò chiến lược trong kết nối giao thông, kinh tế vùng trọng điểm phía Nam. Nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai dù quy hoạch từ rất lâu.
Giai đoạn 1, tuyến được được đề xuất đầu tư dài hơn 76 km, kinh phí hơn 75.378 tỷ đồng, sử dụng ngân sách Trung ương và địa phương. Hiện nay, dự án Vành đai 3 TP.HCM đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và giao TP.HCM làm cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện. Dự án sẽ khởi công vào tháng 6/2023 và phấn đấu hoàn thành 3 năm sau đó.
QL13 kết nối TP.HCM với Bình Dương, Bình Phước lại như bức trang sáng tối. Ở phía Bình Dương, tuyến quốc lộ này khang trang, thông thoáng và đã khởi công mở rộng dự án từ 6-8 làn xe hôm 26/4. Trong khi đoạn qua TP.HCM chỉ có 4-6 làn xe, nhiều năm qua vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, quá tải.
Còn tuyến QL22 - tuyến giao thông độc đạo kết nối trung tâm TP.HCM với huyện Củ Chi và tỉnh Tây Ninh cũng rơi vào tình trạng thường xuyên ùn tắc vì đường nhỏ hẹp và lưu lượng giao thông lớn.
Bên cạnh đó, sự cấp bách của giao thông vùng Đông Nam bộ còn thể hiện trên tuyến QL51. Ông Đinh Hồng Hà, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cho biết, lưu lượng giao thông trên QL51 hiện đã vượt xa công suất thiết kế.
Theo thiết kế ban đầu tuyến QL51 có công suất 12.000 lượt xe/ngày đêm, đến cuối năm 2020, công suất trung bình đã tăng lên gấp 3 lần. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, trung bình mỗi ngày có gần 50.000 lượt xe qua trạm T2 (Long Thành, Đồng Nai).
"Việc đầu tư các tuyến để chia sẻ cho QL51 là rất cấp thiết. Tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trước đây Thủ tướng Chính phủ đã giao triển khai, chúng tôi đã bỏ 13 tỷ đồng để khảo sát nhưng sau 10 năm rồi vẫn vậy", ông Hà nhận định.
TS Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế Chính phủ cho biết, sân bay Long Thành nếu làm đúng tiến độ hoàn thành năm 2025 thì không thể kết nối với TP.HCM bằng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây 4 làn xe như hiện nay bởi đã quá tải.
Trong khi đó, tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) tổng vốn 15.900 tỷ đồng, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (Bình Phước), tổng vốn hơn 24.000 tỷ đồng… cũng chưa rõ ngày triển khai.
Có thể thấy, bức tranh giao thông vùng Đông Nam bộ tuy có nhiều bất cập, song trong vài năm tiếp theo khi các dự án trọng điểm hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế các địa phương và động lực lớn để phát triển thị trường BĐS.
Đón làn sóng dịch chuyển
Vùng Đông Nam Bộ gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh đóng góp khoảng 34% GDP của cả nước. Không những vậy, khu vực này còn là trung tâm công nghiệp, cảng biển và logistics lớn nhất của cả nước, đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa và trên 60% khối lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam.
Những năm gần đây, thị trường BĐS TP.HCM đã biểu hiện sự lệch pha cung cầu trong các phân khúc. Đặc biệt, thị trường rất thiếu sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội, trong khi, nguồn cung trong phân khúc căn hộ cao cấp lại dư thừa. Không những vậy, từ những năm 2019, TP.HCM gần như không còn quỹ đất phát triển dự án bất động sản.
Do đó, các "ông lớn" địa ốc như Novaland, Đất Xanh, Hưng Thịnh Corp, Phú Đông… mới dịch chuyển sang các địa phương Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh để tìm kiếm cơ hội đầu tư, săn quỹ đất. Đặc biệt là yếu tố về giá cả, quỹ đất ở các địa phương vùng Đông Nam bộ đang có mức giá tốt hơn ở TP.HCM.
Đơn cử như Tập đoàn Novaland, từ những khó khăn ở thị trường TP.HCM khi không có sản phẩm mới và vướng mắc pháp lý, tập đoàn địa ốc này đã tích cực đi săn quỹ đất vùng ven và phát triển dự án. Trong đó, đáng chú ý là 3 quỹ đất lớn tại TP. Phan Thiết (Bình Thuận), Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu) và TP. Biên Hòa (Đồng Nai). Sau đó, tập đoàn này đã phát triển dự án 3 dự án trọng điểm đang mang lại doanh thu "khủng" là Novaland là Aqua City, NovaWorld Phan Thiet và NovaWorld Ho Tram.
Phía Novaland cho biết, giai đoạn 2022-2025, tại Đồng Nai, bên cạnh quỹ đất gần 1.000 ha của dự án Aqua City đang triển khai, tập đoàn đang hoàn thiện M&A dự án quy mô hơn 600 ha. NovaWorld Ho Tram ra mắt phân kỳ mới Long Island khoảng 30 ha, tiếp tục nghiên cứu quỹ đất quy hoạch Safari và một số vị trí khác với tổng quy mô khoảng 3.000 ha. Còn tại Bình Thuận, Novaland hoàn thành M&A quỹ đất 3.000 ha tại TP. Phan Thiết, công bố dự án mang thương hiệu NovaWorld Mũi Né, quy mô hơn 700 ha.
Không chỉ mở rộng quỹ đất tại Đồng Nai, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu... Novaland còn xem xét và đưa ra nhiều dự án mới ở Bình Thuận, Phú Yên, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Quảng Nam.
Không riêng Novaland, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng rời TP.HCM để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tại thị trường vùng ven. Trong đó, Tập đoàn Hưng Thịnh với các dự án đã phát triển như: Hồ Tràm Complex (Bà Rịa - Vũng Tàu), La Vida Residences (Bà Rịa - Vũng Tàu); Lavita Thuận An (Bình Dương), Bien Hoa Universe Complex (Đồng Nai); Melody Vũng Tàu…
Tập đoàn Đất Xanh triển khai dự án Gem Sky World tại huyện Long Thành, Đồng Nai. Dự án được quy hoạch trên tổng diện tích đất 92,2 ha. Được chia làm 8 phân khu gồm 4.026 sản phẩm là đất nền và nhà liền kề, nhà phố thương mại, biệt thự đơn lập và biệt thự song lập.
Có một vài lý do thúc đẩy các doanh nghiệp địa ốc rời thị trường TP.HCM đó là, biên độ lợi nhuận của BĐS vùng ven khá lý tưởng, cao hơn so với TP.HCM. Chi phí vốn đầu vào phát triển dự án tại vùng ven đang còn thấp. Quy mô, quỹ đất lại dồi dào, phù hợp phát triển đa dạng phân khúc và thay đổi "khẩu vị" của nhà đầu tư, khách hàng.
Ông Ngô Quang Phúc, Tổng Giám đốc Phú Đông Group cho rằng, xu hướng đổ về vùng ven TP.HCM đang gia tăng nhanh chóng, trở thành thị trường cực kỳ tiềm năng để phát triển dự án nhà ở thương mại vừa túi tiền. Các địa phương khu vực vùng ven dần trở thành đối trọng của TP.HCM cả về nguồn cung cũng như số lượng dự án và số lượng giao dịch.
"Với tốc độ phát triển nhà ở như hiện nay, các khu vực như Đồng Nai, Bình Dương… không còn là vệ tinh mà dần trở thành đối trọng của TP.HCM. Trong đó, Bình Dương trở thành một trong những khu vực nổi trội với nguồn cung nhà ở dồi dào, đa phân khúc, đặc biệt là phân khúc nhà ở dành cho người có thu nhập thấp", ông Phúc nhận định.
- Cùng chuyên mục
Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
Đầu tư - 19/11/2024 17:13
Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình
Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình vừa được chấp thuận là nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên.
Đầu tư - 19/11/2024 15:06
Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Đầu tư - 19/11/2024 14:57
Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa
Nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết dứt điểm việc giao đất để triển khai dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.
Đầu tư - 19/11/2024 11:21
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Tỷ phú người Malaysia Vincent Tan được cho là muốn đầu tư vào dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TP.HCM của bà Trương Mỹ Lan. Trước đó, Tập đoàn Berjaya của vị tỷ phú này đã định đầu tư Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam tại huyện Hóc Môn nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.
Đầu tư - 19/11/2024 06:30
Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ
Mức giá đền bù để thực hiện dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng vừa được phê duyệt. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng đã thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) của khu công nghiệp này.
Đầu tư - 19/11/2024 06:00
4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư
Sau một thời gian chuẩn bị, 4 dự án PPP đầu tư 4 tuyến đường cao tốc đã đồng loạt thông báo mời thầu trong nửa đầu tháng 11. Với hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi, cuộc chơi đang mở cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án PPP mới.
Đầu tư - 18/11/2024 18:22
VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024
Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4-7/12/2024 tại Hà Nội.
Đầu tư - 18/11/2024 18:21
Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư sơ bộ là 38.693 tỷ đồng. Dự kiến, 100% vốn thực hiện dự án sẽ do nhà đầu tư thu xếp, trong đó, vốn chủ sở hữu là 5.804 tỷ đồng (chiếm 15%), vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 32.889 tỷ đồng (chiếm 85%).
Đầu tư - 18/11/2024 15:43
Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?
Dù đã tung nhiều chính sách ưu đãi, kích cầu mùa bán hàng dịp cuối năm, nhưng, dường như trên thị trường sức mua vẫn không nhiều cải thiện, trái ngược với kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Trên thị trường, cá biệt một vài dự án ra mắt nhận được lượng đặt cọc, giữ chỗ ấn tượng.
Đầu tư - 18/11/2024 14:49
Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến, trong giai đoạn 2024 - 2025, sẽ hoàn thành khoảng 5.923 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội.
Bất động sản - 18/11/2024 14:26
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã có những trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữ chân nhà đầu tư.
Đầu tư - 18/11/2024 10:32
Dưới thời Trump 2.0, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiếp tục chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam
(ĐTCK) Theo KBSV, căng thẳng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tạo thêm động lực cho các công ty lớn chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm rủi ro.
Đầu tư - 18/11/2024 10:27
Thừa Thiên Huế ra tiêu chí cho các dự án đầu tư có sử dụng đất
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND về quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
Đầu tư - 18/11/2024 09:59
Quảng Ninh nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão
Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Ninh với con số ước tính lên tới 28.000 tỷ đồng, tương đương một nửa ngân sách thu được của toàn tỉnh năm 2023. Tuy nhiên, Quảng Ninh đã và đang thực hiện hàng loạt giải pháp đồng bộ để vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng trên 10% trong năm 2024.
Đầu tư - 18/11/2024 07:00
Vì sao Thừa Thiên Huế giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh thông qua phương án giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do hoạt động không hiệu quả.
Đầu tư - 17/11/2024 15:25
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 4 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 13 h ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago