Cơ chế quản lý 'một cửa tại chỗ' yếu tố quan trọng góp phần phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp

Nhàđầutư
Theo ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng Ban Hepza, cơ chế quản lý “một cửa tại chỗ” là một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát triển các KCX, KCN tại TP.HCM cũng như cả nước…. Qua đó, cơ chế này đã được áp dụng rộng rãi và trở thành nguyên tắc hoạt động của các BQL KCN, KCX, KKT trong cả nước.
LÝ TUẤN
21, Tháng 11, 2020 | 08:38

Nhàđầutư
Theo ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng Ban Hepza, cơ chế quản lý “một cửa tại chỗ” là một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát triển các KCX, KCN tại TP.HCM cũng như cả nước…. Qua đó, cơ chế này đã được áp dụng rộng rãi và trở thành nguyên tắc hoạt động của các BQL KCN, KCX, KKT trong cả nước.

Tại Hội thảo lấy ý kiến về báo cáo tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế, ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng Ban quản lý các khu chế xuất (KCX) và công nghiệp TP.HCM (Hepza) cho biết, theo quy hoạch đến năm 2020, TP.HCM sẽ có tổng cộng 23 KCX, KCN tập trung với tổng diện tích 5.921 ha. Đến nay, thành phố có 3 KCN và 16 KCN được thành lập với tổng diện tích đất hơn 4.490 ha, đạt 75% diện tích đất quy hoạch làm KCX, KCN của TP.HCM đến năm 2020.

Trong đó, có 17 KCX, KCN đã đi vào hoạt động với diện tích đất cho thuê đạt 70%. Các KCX, KCN thành phố thu hút hơn 1.600 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 11,37 tỷ USD, góp phần thực hiện các mục tiêu thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết việc làm, du nhập kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tăng năng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tế và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của TP.HCM phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa các vùng ngoại thành.

Theo ông Hưng, một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định cho sự phát triển của các KCX, KCN của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung là cơ chế quản lý “một của tại chỗ”. Cơ chế này ra đời và vận hành đầu tiên tại Việt Nam cùng với việc ra đời và phát triển của KCX Tân Thuận và Hepza.

3

Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP.HCM). Ảnh minh họa: tanthuan.con

Lần đầu tiên trong phạm vi cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho cơ quan quản lý đặc thù ở địa phương là Ban quản lý các KCX TP.HCM con dấu quốc huy và chỉ đạo các Bộ ủy quyền cho Ban Quan lý (BQL) để xử lý tại chỗ những vấn đề phát sinh tại KCX. Với những bước tiến đột phá trong thu hút đầu tư vào các KCX, KCN, cơ chế quản lý “một cửa tại chỗ” đã được nhân rộng áp dụng rộng rãi và trở thành nguyên tắc hoạt của các Ban Quản lý KCN, KCX, KKT trong cả nước.

“Trong gần 30 năm qua, Hepza đã được các Bộ ngành Trung ương, UBND TP.HCM, các sở ngành và UBND các quận, huyện nơi có KCX, KCN trên địa bàn thành phố phân cấp, ủy quyền giải quyết hầu hết các thủ tục hành chính trong KCX, KCN trong các lĩnh vực: Đầu tư, thương mại, xây dựng, môi trường, lao động…

Qua đó, thực hiện có kết quả tốt cơ chế quản lý “một cửa tại chỗ”, góp phần cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp nên được các nhà đầu tư đánh giá cao, chứng minh trong thực tiễn một chủ trương phù hợp của mô hình quản lý mới này”, Trưởng Ban Hepza chia sẻ.

Những vướng mắc 

Dù đạt được những kết quả tích cực trong quá trình thực hiện cơ chế “một cửa tại chỗ”, nhưng ông Hưng cũng thừa nhận, việc thực hiện cơ chế này vẫn còn nhiều vướng mắc.

Thứ nhất là quan điểm, nhận thức của Trung ương và thành phố chưa thống nhất về cơ chế này. 

Ông Hưng cho rằng, BQL là cơ quan đầu mối trực tiếp làm việc với các nhà đầu tư trong KCX, KCN theo thẩm quyền của mình, đồng thời là đầu mối phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan để xử lý các vấn đề vượt thẩm quyền.

Tuy nhiên, do mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của BQL có tính chất đặc thù từ cơ chế “một cửa, tại chỗ”, nên hiện nay mô hình BQL chưa được quy định ở cấp độ Luật và chưa nằm trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước theo Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

BQL KCN cấp tỉnh tuy là cơ quan trực thuộc UBND cấp tỉnh nhưng do Thủ tướng Chính phủ thành lập, được sử dụng con dấu hình Quốc huy (khác với cơ quan cấp Sở) và được thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đa ngành thông qua cơ chế giao quyền trực tiếp hoặc ủy quyền. Như vậy, đứng dưới góc độ Luật thì có thể nói hiện nay vị thế pháp lý của BQL KCN cấp tỉnh còn chưa rõ ràng.

Vấn đề thứ hai là, hành lang pháp lý về KCX, KCN về hoạt động quản lý nhà nước KCX, KCN còn thiếu, không đồng bộ.

Theo ông Hưng, BQL các KCX, KCN là cơ quan trực thuộc UBND thành phố, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, có chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các KCX, KCN, nhưng BQL chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân cấp, ủy quyền, chủ yếu trực tiếp từ UBND cấp tỉnh, các sở ngành, UBND quận/huyện mà không phải do các Bộ chuyên ngành phân cấp trực tiếp.

Mặt khác. BQL KCN chưa được phân cấp, ủy quyền đầy đủ, một số chức năng, nhiệm vụ chưa được các Bộ, ngành hướng dẫn thực hiện. Điều này dẫn tới sự chồng chéo trong công tác quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Nhà đầu tư vẫn phải đến “nhiều cửa”, thay vì “một cửa” tại BQL. Đồng thời, chức năng, nhiệm vụ của BQL KCN tại mỗi tỉnh thành khác nhau, phụ thuộc vào ủy quyền của UBND cấp tỉnh, các sở ngành và UBND các quận, huyện…

“Trước bối cảnh hàng loạt hiệp định thương mại được ký kết và có hiệu lực, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang trong giai đoạn khởi phát, dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Trong đó, có xu hướng dịch chuyển đầu tư, thay đổi chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu sang các khu vực khác, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á”, ông Hưng nhận định.

Qua đó, ngoài việc chuẩn bị các điều kiện về đất đai, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để sẵn sàng đón nhận các dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển, thì cơ chế “một cửa tại chỗ” đã góp phần tạo môi trường hành chính lành mạnh, tăng tính hấp dẫn thu hút đầu tư của các KCX, KCN, cần phải được duy trì và đẩy mạnh.

Ngoài ra, nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trong đó có nêu đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý phù hợp tình hình thực tiễn tại địa phương.

Biện pháp tháo gỡ

Bên cạnh những vướng mắc nêu trên, Trưởng Ban Hepza cũng đã đưa ra một số kiến nghị mong Bộ KH&ĐT sớm có báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội nhằm tháo gỡ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn tại các KCX. KCN.

Thứ nhất, về lâu dài, cần xác định đúng vị trí của BQL các KCX. KCN. KKT trong hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước, từ dó việc phân cấp, ủy quyền mới được xác định rõ ràng, khắc phục được sự vướng mắc, chồng chéo chức năng với các sở, ban, ngành của thành phố hiện nay trong môi quan hệ phân công, phối hợp với BQL để xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực theo ngành dọc trong các KCX, KCN.

Hai là, sớm xây dựng Luật KCX, KCN, KKT đề xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Ban quản lý trong các khu này.

Ba là, trước mắt nhằm tháo gỡ ngay những vướng mắc về cơ chế “một cửa tại chỗ” tại các BQL KCN do chồng chéo giữa các nghị định chuyên ngành với nghị định 82/2018/NĐ-CP, Bộ KH&ĐT xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ xây dựng nghị định mới thay thế nghị định 82/2018/NĐ-CP, trong đó, có các điều khoản điều chỉnh các nghị định chuyên ngành theo hướng phân cấp, ủy quyền cho BQL các KCN thực hiện quản lý nhà nước đối với các KCX, KCN.

Theo ông Hưng, cải cách hành chính là một trong những nội dung mang tầm chiến lược trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực và hiệu quả, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới.

“Qua 30 năm xây dựng và phát triển KCX, KCN, cơ chế “một cửa tại chỗ” đà được khẳng định là mô hình tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế ở nước ta, góp phần cho sự phát triển của các KCX, KCN của cả nước, được các nhà đầu tư đánh giá cao, do đó, cần phải được duy trì và liên tục đẩy mạnh”, Trưởng Ban Hepza nhận định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ