CII huy động hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

Nhàđầutư
Năm 2020, CTCP Đầu tư hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) dự kiến huy động hàng nghìn tỷ động từ phát hành trái phiếu. Từ đầu năm đến naycông ty đã huy động khoảng 4.500 tỷ đồng và dự kiến sẽ tiếp tục huy động thêm khoảng 3.700 tỷ đồng nữa.
THẠCH LAM
02, Tháng 06, 2020 | 15:48

Nhàđầutư
Năm 2020, CTCP Đầu tư hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) dự kiến huy động hàng nghìn tỷ động từ phát hành trái phiếu. Từ đầu năm đến naycông ty đã huy động khoảng 4.500 tỷ đồng và dự kiến sẽ tiếp tục huy động thêm khoảng 3.700 tỷ đồng nữa.

ba198803ac51510f0840

 

Công ty cũng đặt kế hoạch dựa theo 2 kịch bản thận trọng và khả quan, trong đó mức chênh lệch con số lợi nhuận giữa 2 kịch bản lên đến 800 tỷ đồng.

Huy động hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

Tại ĐHCĐ diễn ra sáng nay 2/6, HĐQT CII trình cổ đông kế hoạch phát hành riêng lẻ kèm chứng quyền và tờ trình mua lại 53 triệu cổ phiếu quỹ để làm nguồn thanh toán cho trái chủ khi chuyển đổi chứng quyền.

Cụ thể, trong bối cảnh dịch Covid 19, nguồn tín dụng quốc tế bị thu hẹp do các nhà đầu tư nước ngoài quan ngại về tác động của dịch nên duy trì tỷ trọng tiền mặt cao, còn nguồn trong nước cũng siết chặt nhằm giảm thiểu khả năng phát sinh nợ xấu.

Do đó, CII cần một phương án huy động vốn mới hấp dẫn hơn với nhà đầu tư và phù hợp với lợi ích cổ đông, cũng như nhu cầu vốn cho các dự án dở dang của công ty. HĐQT CII đã có tờ trình phát hành riêng lẻ trái phiếu kèm chứng quyền. 

CII cho biết, thời gian qua, CII đã thực hiện đàm phán bước đầu với nhà đầu tư về việc phát hành trái phiếu kèm chứng quyền. Theo đó, nhà đầu tư sẽ đầu tư trái phiếu kèm chứng quyền do CII phát hành và được cấp quyền mua tối đa 62 triệu cổ phiếu CII. Trái phiếu sẽ được phát hành thành 2 đợt. 

Đợt 1 chào bán rộng rãi trái phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 200:1 (cổ đông sở hữu 200 cổ phiếu CII được quyền mua 1 trái phiếu). Số lượng trái phiếu dự kiến phát hành 1,24 triệu trái phiếu. Tổng giá trị phát hành 1.239,2 tỷ đồng.

Đợt 2 là chào bán riêng lẻ 1.600 tỷ đồng trái phiếu kèm chứng quyền. Đợt 2 chỉ được thực hiện khi giá trị chào bán được của đợt 1 không đạt 800 tỷ đồng. Đối tượng phát hành là quỹ đầu tư, ngân hàng, nhà đầu tư chiến lược… Kỳ hạn trái phiếu 5 năm, lãi suất dự kiến 11%/năm.

Kế hoạch nguồn để thanh toán lãi, gốc trái phiếu lấy từ nguồn tiền mặt và nguồn thu hợp pháp từ hoạt động kinh doanh và các nguồn thu khác của CII. Đồng thời, CII sẽ phát hành tối đa 160 triệu cổ phiếu ra công chúng với giá 10.000 đồng/cp nhằm dự phòng nguồn trả nợ khi xảy ra các trường hợp sau:

- Xảy ra sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến nguồn thu hoạt động kinh doanh của công ty, dẫn tới không đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ trái phiếu.

- Nhà đầu tư không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền mua cổ phiếu CII theo chứng quyền của trái phiếu.

- 6 tháng trước ngày đến hạn trái phiếu, nếu CII không chứng minh được nguồn trả nợ chắc chắn cho trái chủ hoặc nguồn trả nợ không được trái chủ chấp nhận.

Theo điều kiện và điều khoản của chứng quyền, mỗi trái phiếu được nhận một chứng quyền, một chứng quyền được mua 38,75 cổ phần CII với giá mua cổ phần khi thực hiện chứng quyền theo công thức định sẵn.

Bên cạnh đó, HĐQT CII có tờ trình mua thêm tối đa 53 triệu cổ phiếu CII làm cổ phiếu quỹ để làm nguồn cổ phiếu cho trái chủ thực hiện quyền.

Theo CII, dịch COVID-19 đã tác động tới thị trường chứng khoán, qua đó giá cổ phiếu CII cũng bị sụt giảm sâu, trong khi hoạt động kinh doanh cốt lõi không bị tác động bởi dịch. Việc giá cổ phiếu về mức 19.500 đồng/cp vào cuối tháng 4/2020 là mức định giá thấp.

Đồng thời, CII cần chuẩn bị ít nhất 62 triệu cổ phiếu để khi trái chủ thực hiện chứng quyền trong thời gian tới. Hiện tại, CII đã hoàn thành việc mua lại 9 triệu cổ phiếu quỹ vào đầu tháng 5/2020 và cần bổ sung thêm 53 triệu cổ phiếu.

Theo đó, HĐQT CII đề nghị mua tối đa 53 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ trong 5 năm tới. Việc mua lại cổ phiếu sẽ được thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên sàn chứng khoán. Nếu tính với giá cổ phiếu hiện nay của CII, 19.450 đồng/cp, ước tính CII cần chi khoảng 1.030 tỷ đồng.

Thắc mắc về việc phát hành trái phiếu kèm chứng quyền, thay vì trái phiếu chuyển đổi như mọi lần, ông Lê Quốc Bình, Tổng Giám đốc CII cho rằng, theo quan điểm cá nhân, nên làm trái phiếu chuyển đổi vì qua tìm hiểu từ cơ quan chức năng thì  trên HoSE chưa có giao dịch trái phiếu kèm chứng quyền – tức sẽ có rủi ro cho các nhà đầu tư cá nhân vì tính thanh khoản không có. Còn với nhà đầu tư tổ chức, thường giao dịch lô lớn thông qua thoả thuận sẽ không bị ảnh hưởng. Vì thế, với vai trò là một cổ đông của công ty ông Bình kiến nghị phát hành trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư cá nhân. 

Còn phần với nhà đầu tư tổ chức thì phát hành kèm chứmg quyền. Theo giải thích của ông Bình,  vì nhà đầu tư tổ chức là những nhà đầu tư tài chính nên họ muốn tách rõ ràng trái phiếu và chứng quyền để thuận tiện cho việc giao dịch. 

Cổ đông cũng thắc mắc về 2 đợt phát hành, do thời điểm khác nhau, lỡ đợt sau cho nhà đầu tư tổ chức, mức giá thấp hơn giá mua của cổ đông hiện hữu thì thiệt cho cổ đông thì sao? 

Ông Bình cho biết, theo tờ trình hiện nay, giá phát hành cho cổ đông hiện hữu bằng 110% mức giá bình quân của 10 phiên giao dịch trước ngày nộp hồ sơ phát hành trái phiếu đến UBCK Nhà nước. Vì thế, việc phát hành ở thời điểm khác nhau nên giá sẽ khác nhau. Trong trường hợp giá xuống cổ đông hiện hữu thiệt thòi hơn, giá lên thì nhà đầu tư chiến lược phải mua cao hơn.

“Tôi cho rằng, có lẽ kiến nghị chủ tọa đoàn sửa lại rằng: "Giá phát hành cho nhà đầu tư chiến lược cũng bằng 110% bình quân 10 phiên giao dịch trước ngày nộp hồ sơ phát hành trái phiếu đến UBCK NN và không thấp hơn giá phát hành cho cổ đông hiện hữu và không quá 26.000 đồng”, ông Bình nói.

Trước đó, ngày 27/3, vì cần trình gấp cổ đông để đảm bảo tiến độ chuyển đổi, thanh toán khi trái phiếu đáo hạn, HDQT CII đã tổ chức ĐHCĐ chỉ xin ý kiến thông qua 2 nội dung chính liên quan đến việc chuyển đổi trái phiếu, đáo hạn trái phiếu CII41401 và phương án phát hành thêm cổ phiếu để dự phòng nguồn trả nợ cho trái phiếu, và đều đã được thông qua.

Hai kịch bản kinh doanh cho năm 2020

Năm 2020, CII đưa ra 2 kế hoạch kinh doanh. Theo kịch bản thận trọng thì doanh thu dự kiến là 5.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 808 tỷ đồng. Còn với kịch bản khả quan doanh thu sẽ đứng ở mức 6.600 tỷ đồng và lợi nhuận có thể đạt 1.608 tỷ đồng. 

Theo ông Lê Quốc Bình, sở dĩ có sự chênh lệch lớn giữa 2 kịch bản kinh doanh nói trên là do phụ thuộc vào tiến độ phê duyệt thủ tục pháp lý của dự án từ các cơ quan chức năng.

Trong kế hoạch này, bất động sản là mảng đóng góp chính, chủ yếu đến từ các dự án của công ty con là Năm Bảy Bảy (NBB). Cụ thể, dự án Sơn Tịnh, Quảng Ngãi dự kiến mang về 1.000 tỷ đồng lợi nhuận. Với tỷ lệ sở hữu 80% tại NBB, CII có thể thu về 800 tỷ đồng. Các dự án khác của NBB và dự án 152 Điện Biên Phủ dự kiến cũng mang về cho CII 850 tỷ đồng.

Trong năm 2019, tổng tài sản CII tăng đột biến gần 10.000 tỷ đồng, đạt 23.900 tỷ đồng, chủ yếu từ việc M&A Năm Bảy Bảy (NBB), đầu tư vào công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận và từ việc tăng chi phí xây dựng cơ bản dở dang hơn 625 tỷ đồng.

Đối với mảng nước, lãnh đạo CII khẳng định năm nay công ty sẽ không lỗ. Đối với mảng cầu đường, như các năm trước ước tính sẽ đóng góp khoảng 300 tỷ đồng lợi nhuận. Lãnh đạo CII cũng cho hay, từ năm 2021 công ty sẽ có doanh thu từ dự án Xa lộ Hà Nội mở rộng và dự án cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận. Ước tính, doanh thu Xa lộ Hà Nội ước đạt 1.000 tỷ đồng/năm, doanh thu từ dự án Trung Lương – Mỹ Thuận ước đạt 1.400 tỷ đồng/năm cho năm thu phí đầu tiên.

Ông Bình cho biết, do kế hoạch được lập vào cuối năm 2019 nên với kịch bản “thận trọng” ở trên, công ty có phần tự tin nhất định. Tuy vậy,  do tới thời điểm hiện tại tiến độ về hồ sơ pháp lý không đạt nên ông Bình thấy “bắt đầu lo lắng cho việc thực hiện kế hoạch. Dù vậy, ban lãnh đạo công ty vẫn đang cố gắng và bằng kinh nghiệm của mình, vẫn tin tưởng sẽ đạt được kế hoạch đề ra”.

Trong năm 2020, CII sẽ nỗ lực để hoàn thành 3 nhiệm vụ lớn: thúc đẩy hoàn thành thủ tục hành chính để có thể tiến hành thu phí tuyến Xa Lộ Hà Nội. Kỳ vọng kỳ vọng sớm nhất 1/8 sẽ được tiến hành thu phí qua xa lộ này.

Đồng thời, công ty cũng đang rốt ráo để đưa dự án BOT Trung Lương – Mỹ Thuận về đích vào cuối năm nay, dự kiến bắt đầu đưa vào khai thác từ quý 2/2020.

Với mảng bất động sản, lãnh đạo công ty cho rằng phải khai thác cho được quỹ đất của NBB và Thủ Thiêm, tạo tiền đề hạch toán và phân bổ lợi nhuận trong năm 2021.

Về kế hoạch nguồn vốn, sẽ chuyển hướng sang các thương vụ giá trị lớn, thay vì chỉ huy động 200-300 tỷ đồng như các năm trước. Đầu năm 2020 đến nay, CII đã làm 2 thướng vụ lớn có tổng giá trị lên tới 4.500 tỷ đồng. Năm 2020, CII còn 3 thương vụ huy động vốn nữa, gồm thương vụ 1.600 tỷ đồng, thương vụ 800 tỷ đồng và thương vụ 1.200 tỷ đồng.

Tại đại hội, cổ đông cũng thắc mắc về kế hoạch chi trả cổ tức năm 2018-2019. Theo cổ đông, tại ĐHCĐ tổ chức ngày 27/3/2019 tỷ lệ chi trả cổ tức được quyết định là 32%, trong đó 16% bằng tiền, nay trong tờ trình mới chỉ còn 12% bằng tiền mặt.

Lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, cổ tức thực hiện chi trả dựa trên KQKD của công ty. Nhưng số liệu trước kiểm toán và sau kiểm toán của CII có sự thay đổi lớn. Thay vì lợi nhuận là 970 tỷ đồng (trả cổ tức 32%) thì nay chỉ còn hơn 490 tỷ đồng nên chỉ chi trả được cổ tức ở mức 12%.

Hiện CII phấn đấu trong quý 3 trả cổ tưc 2019. Còn năm 2020, dự kiến bằng tiền mặt.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ