CIEM: Tăng trưởng GDP năm 2018 dự báo đạt 6,88%

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, tăng trưởng kinh tế trong năm 2018 có thể đạt đến 6,88%.
BẢO LINH
17, Tháng 10, 2018 | 14:24

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, tăng trưởng kinh tế trong năm 2018 có thể đạt đến 6,88%.

nhadautu - CIEM va tang truong GDP

 

Theo tính toán của CIEM, kết thúc 3 quý đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước đạt 6,98%, cao hơn cùng kỳ nhiều năm trước. Cùng với đó, tăng trưởng xuất khẩu cả năm dự báo đạt 13,3%; thặng dư thương mại đạt 5,1 tỷ USD và lạm phát bình quân cả năm 2018 đạt 3,97%.

Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý III/2018 và 9 tháng đầu năm nay đã giúp giảm áp lực hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng GDP đề ra của Chính phủ.

Tuy vậy, nhóm nghiêm cứu CIEM cũng chỉ ra tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn chưa trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao từng đạt được trong giai đoạn 1990-2006.

Một số lưu ý cũng được CIEM chỉ ra khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,09% trong tháng 7 dù sau đó tăng lần lượt 0,45% và 0,59% trong các tháng 8 và tháng 9. Bình quân 9 tháng đầu năm, CPI đạt 3,57%. Lo ngại về rủi ro lạm phát là có cơ sở, nhưng CIEM vẫn đánh giá mục tiêu lạm phát năm 2018 có thể đạt được.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12,5% so với cùng kỳ 2017 và 21,6% so với quý II. Giải ngân vốn trái phiếu chính phủ 9 tháng đầu năm tăng 89,1%. Khu vực ngoài nhà nước tiếp tục đóng vai trò chủ yếu vào mở rộng đầu tư, với mức tăng nhanh nhất và tỷ trọng lớn nhất. Trong khi đó, tốc độ tăng đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thấp hơn khu vực nhà nước và ngoài nhà nước. Cụ thể, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký chỉ đạt hơn 3,4 tỷ USD, giảm tới 45,8% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy vậy, vốn FDI thực hiện vẫn tăng, đạt 4,9 tỷ USD trong quý 3, tăng 2,1% so với cùng kỳ 2017.

Về chính sách tài khóa, ông Nguyễn Anh Dương nhấn mạnh, quý III/2018 ghi nhận tinh thần sửa Luật Quản lý thuế đã tiếp thu một số góp ý theo hướng phục vụ người nộp thuế nhiều hơn. Cùng với đó, phát hành trái phiếu chính phủ không biến động lớn, nhờ đó hạn chế tác động chèn lấn đối với đầu tư tư nhân và mặt bằng lãi suất. Ông Dương cũng cho hay, chính sách tài khóa được nới lỏng hơn đã hướng đến phối hợp chính sách tiền tệ nhằm củng cố ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì dư địa để ứng phó nếu xuất hiện các diễn biến bất lợi sau này.

Ngoài một số vấn đề nêu trên, báo cáo của CIEM cũng đi sâu phân tích tác động lan tỏa của FDI đến doanh nghiệp trong nước; đặc biệt là hoạt động chuyển giao công nghệ và chuyển giao kỹ năng quản lý cho người Việt Nam, tạo sức ép cạnh tranh, đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp trong nước, qua đó thúc đẩy tăng năng suất lao động.

Báo cáo cũng đưa ra một số giải pháp chính sách liên quan đến chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ, ưu đãi thuế và hỗ trợ các ngành, lĩnh vực ưu tiên, chính sách khuyến khích nghiên cứu và phát triển (R&D), chính sách thúc đẩy liên kết và phát triển nguồn nhân lực.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ