Chuyện nước sạch ở TP. Vinh: Khi khách hàng không có quyền lựa chọn

Nhàđầutư
Thời gian qua, vấn đề nước sạch luôn là chủ đề ‘nóng’ trong các cuộc hội nghị tại Nghệ An cũng như dư luận. Tuy nhiên, một thực tế đó là, kinh phí lắp đặt đồng hồ nước cho người dân, nguồn nước, cũng như giá thành… đến này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
SỸ TÂN
28, Tháng 10, 2019 | 14:19

Nhàđầutư
Thời gian qua, vấn đề nước sạch luôn là chủ đề ‘nóng’ trong các cuộc hội nghị tại Nghệ An cũng như dư luận. Tuy nhiên, một thực tế đó là, kinh phí lắp đặt đồng hồ nước cho người dân, nguồn nước, cũng như giá thành… đến này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Từ chuyện thu sai quy định về đấu nối

Tại TP. Vinh và vùng phụ cận, trong thời gian từ 2007- 2015, mỗi hộ dân khi làm hợp đồng mua bán nước với Công ty TNHH MTV Cấp nước Nghệ An (nay là Cty CP Cấp nước Nghệ An) đều phải đóng tiền mua đồng hồ nước với giá từ 600 ngàn - 1,5  triệu đồng/hộ. Nếu hộ nào không chấp nhận thì không được đơn vị này cấp nước.

Mặc dù biết rằng việc Cty CP Cấp nước Nghệ An thu tiền như vậy là không đúng với Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, tuy nhiên nếu không ký hợp đồng thì không có nước sinh hoạt nên người dân không có lựa chọn nào khác.

nghe_an_mmfd

Từ 2007 - 2015, mỗi hộ dân khi làm hợp đồng mua bán nước sạch với Công ty TNHH MTV cấp nước Nghệ An (nay là Công ty cấp nước Nghệ An) dều phải đóng số tiền từ 600 ngàn - 1,5 trriệu đồng phí lắp đặt

Trước phản ánh của dư luận, sau một thời gian thu thập, củng cố hồ sơ, ngày 15/04/2016, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã có Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 11/PC46 về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” tại Cty TNHH MTV Cấp nước Nghệ An. Quá trình điều tra cũng làm rõ, từ 2007 đến 2015 công ty này yêu cầu các cá nhân, tổ chức sử dụng nước sạch nộp tiền mua đồng hồ mới thay cho đồng hồ cũ, nếu hộ nào không thực hiện theo yêu cầu thì bị cắt nước. 

Theo đó, từ 2007-2015, Công ty cấp nước Nghệ An đã thu của khách hàng tiền lắp đặt mới, cải tạo và thay thế đồng hồ cho 38.078 hộ với số tiền gần 66 tỷ; năm 2007-2014 ông Phan Cảnh Đệ làm giám đốc thu gần 36 tỷ; năm 2014-2015 ông Nguyễn Xuân Thắng làm giám đốc thu gần 30 tỷ.

Ngày 20/6/2014, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 39/QĐ-UBND quy định về giá nước sạch trên địa bàn tỉnh, trong cấu thành giá nước đã được duyệt phí duy trì đấu nối mạng cấp 3 theo Nghị định 117, nhưng Cấp nước Nghệ An vẫn thu tiền lắp đặt, thay thế cải tạo của khách hàng trong năm 2014 và 2015 gần 30 tỷ. 

Chưa hết, trong khi Dự án Cấp nước vùng phụ cận TP. Vinh được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt được thực hiện từ ngày 22/10/2008 và đang trong quá trình thực hiện có hiệu quả, thì ngày 30/6/2014 Cấp nước Nghệ An lại có Tờ trình số 429 gửi UBND tỉnh này xin chủ trương chuyển đổi hạng mục dự án. 

Ngày 4/7/2014, UBND tỉnh Nghệ An có Công văn số 4665 đồng ý cho phép chủ đầu tư chuyển đổi hạng mục đấu nối 4.000 đồng hồ của hộ tiêu dùng, thuộc dự án cấp nước vùng phụ cận TP Vinh sang xây dựng mạng đường ống cấp III bằng ống HDPE đảm bảo yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật.

Theo kết quả điều tra, việc Cấp nước Nghệ An tham mưu cho UBND tỉnh này để chuyển đổi đấu nối 4.000 đồng hồ trị giá tương đương hơn 3 tỷ là không đúng quy định khiến 4.000 hộ mất quyền lợi được đấu nối miễn phí đồng hồ nước.

Tuy nhiên, CSĐT và VKSND tỉnh sau khi họp lại có quan điểm: “Chưa chứng minh được tính chất vụ lợi, động cơ, mục đích cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản vì thế chưa đủ căn cứ để khởi tố bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Vì vậy số tiền các hộ dân nộp cho Công ty cấp nước Nghệ An đến nay vẫn không được trả lại.

Đến chuyện nguồn nước và giá nước  

Ngày 28/1/2015, UBND tỉnh Nghệ An đã có bản “Thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước thô” do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Huỳnh Thanh Điền ký với Công ty CP Cấp nước Sông Lam với nhiều nội dung, trong đó có một số nội dung đáng chú ý như: 

UBND tỉnh Nghệ An cam kết, chỉ đạo Công ty TNHH MTV Cấp nước Nghệ An (100% vốn Nhà nước) ký kết “Hợp đồng cung cấp nước thô từ sông Lam” để tiếp nhận và đảm bảo tiêu thụ toàn bộ khối lượng nước thô do Công ty CP cấp nước Sông Lam cung cấp trong suốt thời gian hoạt động của dự án (50 năm), 

Mức giá nước thô chưa thuế GTGT là 1.950 đồng/m3 (tương ứng với tổng mức đầu tư dự án 496 tỷ đồng). Từ năm thứ 2 trở đi, cứ 2 năm tăng giá 1 lần, với mức tăng 12%, tăng đến năm 2030. 

15722408945322745551542793560904

Công ty cổ phần cấp nước sông Lam, đơn vị cung cấp 'độc quyền' nươc thô cho các nhà máy sản xuất nước sạch trên địa bàn TP. Vinh và vùng phụ cận

Như vậy, kể từ ngày 28/1/2015, khi dự án cấp nước thô của Công ty CP cấp nước sông Lam đi vào hoạt động thì công ty cấp nước Nghệ An phải mua toàn bộ nước thô của công ty cấp nước Sông Lam để sản xuất nước sạch. Và cũng từ đó, mỗi hộ dân sử dụng nước sạch ở TP.Vinh phải trả 3.000 đồng/m3 nước sạch cho công ty cấp nước sông Lam. 

Điều đáng nói, trong văn bản này, ông Huỳnh Thanh Điền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký bản thỏa thuận với Công ty CP Cấp nước Sông Lam có nội dung "chỉ đạo Công ty Cấp nước Nghệ An phải lấy toàn bộ nước thô của Công ty cấp nước Sông Lam để sản xuất nước sạch, nhằm thay thế nguồn nước thô đang bị ô nhiễm từ hệ thống sông Đào do quá trình ô nhiễm", thì chỉ 1 ngày sau (29/1/2015), ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An lại ký Giấy phép số 390/GP-UBND cho phép "công ty cấp nước Nghệ An được lấy nước từ sông Đào để sản xuất nước sạch cho người dân TP. Vinh".

Đặc biệt, ngày 14/6/2019, trong cuộc họp với các sở ngành, đại diện Sở TN&MT Nghệ An (đơn vị có nhiệm vụ quan trắc theo dõi nguồn nước thô sử dụng sản xuất nước sạch) khẳng định nguồn nước sông Đào: “Qua kết quả quan trắc thì có 1 số chỉ tiêu vượt quy chuẩn, nhưng không đáng kể”…

Ngày 12/9, Trung tâm quan trắc TN&MT Nghệ An đã tiến hành lấy mẫu nước sông Đào (tại cầu Gáo để thử nghiệm) kết quả cho thấy có 6/35 chỉ số vượt ngưỡng cho phép.

Trong đó có nhiều chất tồn dư trong nước có hàm lượng vượt ngưỡng cả chục lần như: Mangan 1,57/0,2 (đơn vị mg/l), Sắt 11,54/1, COD 52,4/10, BOD 22,2/6.

Tuy nhiên, với lý thời gian qua mưa lũ khiến chỉ số lý hóa, độ đục bất thường, nhà máy không xử lý được, nên từ ngày 17/10, Công ty CP Cấp nước Nghệ An đã có có công văn số 766/CV-CNNA, gửi UBND tỉnh Nghệ An, Sở xây dựng Nghệ An- Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cấp nước an toàn, chuyển đổi nguồn nước thô, từ lấy nước sông Lam về lấy nước tại sông Đào để sản xuất nước sạch cấp cho người dân TP. Vinh.

Ngày 23/10 vừa qua, sau khi xem xét đề nghị của Tổ công tác chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến họat động cấp nước trên địa bàn thành phố Vinh và vùng phụ cận, UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 7523/UBND-CN truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý, xác định, nước sông Lam là nguồn nước chính sử dụng để sản xuất nước sinh hoạt tại Nhà máy nước Cầu Bạch và Hưng Vĩnh.

song-dao-1571545411-width607height392

Nước sông Đào có màu đen ngòm tháng 9 vừa qua, đây là nguồn cung cấp dự phòng để sản xuất nước sạch của Cty CP cấp nước Nghệ An

Sông Đào là nguồn nước dự phòng sử dụng để sản xuất nước sinh hoạt khi hệ thống cấp nước thô của Công ty TNHH cấp nước sông Lam có sự cố về kỹ thuật, hoặc khi chất lượng nước sông Lam có sự cố bất thường mà Nhà máy nước Hưng Vĩnh và Cầu Bạch không thể xử lý được.

Có thể thấy, mặc dù quyền và trách nhiệm của khách hàng sử dụng nước sạch được quy định rõ trong Nghị định về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. Xét chủ thể, khách hàng sử dụng nước sạch và đơn vị cung cấp nước được đặt ngang vai. Thậm chí, khách hàng còn được nâng lên thành “thượng đế”. Nhưng cán cân đã bị lệch ngay từ khi “thượng đế” cầm trong tay bản hợp đồng cung cấp nước sạch. “Thượng đế” không có quyền đàm phán bản hợp đồng đó. Muốn có nước sinh hoạt, họ buộc phải ký vào bản hợp đồng đó, và đơn vị kinh doanh nước sạch có sự độc quyền cung cấp ở những khu vực nhất định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24590.00 24615.00 24935.00
EUR 26544.00 26651.00 27820.00
GBP 31047.00 31234.00 32189.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27467.00 27577.00 28445.00
JPY 160.72 161.37 168.89
AUD 16097.00 16162.00 16652.00
SGD 18182.00 18255.00 18799.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18056.00 18129.00 18667.00
NZD   14859.00 15351.00
KRW   17.88 19.53
DKK   3567.00 3700.00
SEK   2344.00 2437.00
NOK   2305.00 2398.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ