Chuyên gia Trung Quốc: Mỹ phải nhượng bộ 20% để đạt thỏa thuận thương mại

Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại tại cuộc gặp cấp cao vào tháng 10 tới, với điều kiện Mỹ phải rút bỏ 20% cuối cùng trong danh sách các yêu cầu đặt ra cho Bắc Kinh, theo nhận định của chuyên gia nghiên cứu Mỹ Jin Canrong (Kim Xán Vinh).
KHÁNH LAN
11, Tháng 09, 2019 | 15:27

Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại tại cuộc gặp cấp cao vào tháng 10 tới, với điều kiện Mỹ phải rút bỏ 20% cuối cùng trong danh sách các yêu cầu đặt ra cho Bắc Kinh, theo nhận định của chuyên gia nghiên cứu Mỹ Jin Canrong (Kim Xán Vinh).

32e03_t3

Chuyên gia nghiên cứu Mỹ Jin Canrong (Kim Xán Vinh), giáo sư chuyên ngành quan hệ quốc tế ở Đại học Nhân Dân Trung Quốc

Theo tờ South China Morning Post ngày 9-9, trên tài khoản mạng xã hội, Jin Canrong cho biết, Trung Quốc đã đồng ý đến 80% các yêu cầu của Mỹ đặt ra cho một thỏa thuận thương mại giữa hai nước nhưng 20% yêu cầu còn lại bị xem là vi phạm chủ quyền nên Bắc Kinh không thể nhượng bộ.

Do vậy theo ông, Mỹ cần phải từ bỏ 20% yêu cầu còn lại này để hai nước có thể tiến đến ký kết thỏa thuận thương mại.

Ông Canrong tin rằng có xác suất 60-70% hai nước có thể ký kết thỏa thuận vào thời điểm ông Trump và ông Tập gặp nhau bên lề hội nghị cấp cao của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Chile vào tháng 11 tới nhưng với điều kiện Mỹ phải giảm hoặc rút bỏ một số yêu cầu nhất định.

“Không có điều gì chắc chắn 100% và có thể đàm phán Mỹ-Trung sẽ sụp đổ”, ông Canrong cảnh báo.

Ông cho rằng Trung Quốc đã đưa ra các nhượng bộ lớn và không thể nhượng bộ thêm được nữa. Trung Quốc đã đồng ý đến 80% các yêu cầu của Washington trước khi đàm phán Mỹ-Trung sụp đổ vào đầu tháng 5, “bao gồm đồng ý tăng mua hàng hóa, mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư Mỹ và cải thiện chính sách trong một số lĩnh vực nhất định”.

Theo ông Canrong, người có mối quan hệ mật thiết với giới quan chức cấp cao ở Bắc Kinh, 20% các yêu cầu còn lại của Mỹ bao gồm Trung Quốc phải từ bỏ hoàn toàn chương trình chính sách công nghiệp Made in China 2025, cắt giảm mức nắm giữ của nhà nước trong nền kinh tế tổng thể từ mức 38% xuống 20%, cũng như thực hiện một cơ chế giám sát thực thi thỏa thuận thương mại, trong đó cho phép Mỹ tiếp cận và nghiên cứu sổ sách của các cấp chính quyền khác nhau của nước này.

“Bộ Chính trị Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận các yêu cầu như vậy vì điều này sẽ tước đoạt chủ quyền và là sự sỉ nhục với quốc gia này. Đối với Mỹ, sự lựa chọn sẽ là 0% hoặc 80% những gì nước này muốn. Sự lựa chọn 100% các yêu cầu không bao giờ tồn tại. Tôi cho rằng Mỹ phải từ bỏ 20% các yêu cầu cuối cùng”, Canrong cho biết.

“Một thỏa ước quốc tế tốt đẹp nên như thế này: cả hai phía đều sẽ có những điều chưa hài lòng nhưng cảm thấy chấp nhận được. Nếu một bên cảm thấy vui mừng tột đỉnh với một thỏa thuận và háo hức chia sẻ với báo chí, trong khi phía còn lại cảm thấy thất vọng, loại thỏa thuận như vậy chỉ là một mảnh giấy vụn vì bên không vui chắc chắn sẽ bội ước”, Canrong nhấn mạnh.

Các nhà đàm phán thương mại Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu dự kiến bay đến Washington vào đầu tháng sau để bắt đầu vòng đàm phán mới với các đồng nghiệp Mỹ dẫn đầu là Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin.

Trang tin Politico cho biết Trung Quốc đã đề xuất mua nông sản Mỹ với số lượng vừa phải nếu Washington nới lỏng các hạn chế xuất khẩu hàng hóa công nghệ đối với hãng thiết bị viễn thông Huawei và trì hoãn tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc vào đầu tháng sau.

Nếu đề xuất trên được cả hai bên đồng ý, điều này có thể dẫn đến một thỏa thuận thương mại nhỏ trước thời điểm cuối năm nay, theo nhận định của các quan chức Mỹ và Trung Quốc tham dự một hội nghị ở Bắc Kinh hôm 6-9.

“Chúng tôi có một thỏa thuận dài hơn 150 trang trong đó có 7 mục chính để giải quyết mỗi vấn đề thương mại kèm theo cơ chế thực thi. Thỏa thuận này được xây dựng qua 11 vòng đàm phán. Và đó là nền tảng để tiến lên phía trước. Song Trung Quốc đã rời bỏ thỏa thuận này”, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho biết.

(Theo Kinh tế Sài Gòn)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ