Chuyển đổi số - xu hướng ‘sống còn’ với các công ty chứng khoán

Nhàđầutư
Trong bối cảnh thị trường ngày càng phát triển, nhiều sản phẩm mới sẽ ra mắt trong tương lai, các công ty chứng khoán (CTCK) đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển các ứng dụng công nghệ để thu hút nhà đầu tư.
HUY NGỌC
11, Tháng 01, 2022 | 06:00

Nhàđầutư
Trong bối cảnh thị trường ngày càng phát triển, nhiều sản phẩm mới sẽ ra mắt trong tương lai, các công ty chứng khoán (CTCK) đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển các ứng dụng công nghệ để thu hút nhà đầu tư.

NDT - CK chuyen doi so

Ảnh: Internet.

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lên mọi khía cạnh cuộc sống và tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Các hoạt động của nền kinh tế đã và đang phải điều chỉnh thích nghi với tình hình mới, thị trường chứng khoán cũng không là ngoại lệ.

Để ứng phó với đại dịch, nhiều công ty chứng khoán đã đẩy mạnh tái cấu trúc. Đặc biệt, quá trình chuyển đổi số đã trở thành xu hướng không thể thiếu với lĩnh vực chứng khoán nói riêng và nhiều ngành nghề khác.

Có thể khẳng định, với ảnh hưởng phức tạp từ đại dịch COVID-19, quá trình chuyển đổi số của lĩnh vực chứng khoán ngày càng được đẩy nhanh hơn. Nắm bắt xu hướng này, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) đã đẩy mạnh đầu tư hệ thống công nghệ thông tin phục vụ khách hàng; tập trung gia tăng, cung cấp các sản phẩm mới đa dạng hơn...

Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá sự chuyển đổi số ở các CTCK đã có những dấu ấn nhất định. “Từ năm 2020, các CTCK giải quyết việc mở tài khoản chứng khoán một cách thuận lợi thông qua EKYC online. Việc này đã giúp CTCK, cũng như các nhà đầu tư bớt đi nhiều thủ tục phức tạp, nhiêu khê”, ông nói.

Sự thuận tiện trong việc mở tài khoản chứng khoán là một trong các nguyên nhân dẫn đến làn sóng nhà đầu tư F0 gia nhập TTCK. Trong năm 2021, đã có 1,5 triệu tài khoản chứng khoán được mở mới, gấp rưỡi giai đoạn 2017-2020 cộng lại.

Nhờ đó, thanh khoản thị trường cổ phiếu năm 2021 bùng nổ với giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 25.960 tỷ đồng/phiên, tăng 250% so với năm 2020. TTCK Việt Nam cũng ghi nhận nhiều phiên giao dịch trên 2 tỷ USD. Chỉ số chính VN-Index theo đó khép lại năm 2021 đạt 1.498,28 điểm, tăng gần 395 điểm (+36%) so với đầu năm. Quy mô TTCK xấp xỉ 123% GDP, với 52 doanh nghiệp niêm yết lọt vào "câu lạc bộ" vốn hóa tỷ USD.

“Với thanh khoản tăng mạnh, CTCK rõ ràng hưởng lợi thông qua thu phí giao dịch, lãi cho vay margin. Hiện chưa có số liệu cả năm 2021, nhưng có thể thấy lãi ròng nhiều công ty chứng khoán có kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ”, ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam cho hay. 

“Chuyển đổi số là sống còn với các công ty chứng khoán”

Dù chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán đã có những chuyển biến, song ông Nguyễn Thế Minh nhìn nhận đó vẫn chỉ là bước đi nhỏ.

“Trong giai đoạn tiếp theo, các CTCK sẽ đẩy mạnh đầu tư sản phẩm mới, cung cấp dịch vụ cho khách hàng qua các App trên điện thoại. Với sự thay đổi này, khách hàng sẽ không cần người tư vấn, nhân viên môi giới. Việc giao dịch sẽ chủ động, thuận tiện hơn. Thêm vào đó, CTCK sẽ cung cấp nhiều công cụ để tự khách hàng đưa ra quyết định đầu tư”, ông Minh phân tích.

Thậm chí, nhiều CTCK đã phát triển các Chatbox, AI, môi giới ảo tự động trả lời, hướng dẫn mở tài khoản, cũng như giải quyết các vấn đề cho nhà đầu tư.

Đồng tình với quan điểm này, ông Đỗ Bảo Ngọc đánh giá: ”Ở tầm nhìn dài hạn, các CTCK sẽ phát triển các App nâng cao như tổng hợp thông tin thị trường, phân tích dữ liệu, ứng dụng công nghệ robot vào giao dịch”.

Đáng chú ý, trong bối cảnh TTCK còn nhiều sản phẩm trong tương lai như phái sinh dựa trên cổ phiếu/trái phiếu, bán khống, T0.... CTCK sẽ càng phát triển ứng dụng công nghệ để phục vụ khách hàng. 

Giới chuyên gia nhìn nhận chuyển đổi số là yếu tố sống còn với các CTCK. “Nếu không chuyển đổi số, CTCK dù có trong top thị phần giao dịch cũng sẽ trở nên lạc hậu và bị đào thải”, ông Minh nói.

Ở một góc độ khác, với lớp lớp nhà đầu tư đang gia nhập thị trường, chuyển đổi số được coi là cơ hội lớn giúp CTCK vừa tăng doanh thu, vừa giảm các chi phí.

Cũng nhờ vậy, nhiều CTCK có thể giảm dần đội ngũ môi giới, hỗ trợ giao dịch, giảm giá phí về 0 đồng. Nguồn lợi nhuận của các CTCK theo đó sẽ thu từ các sản phẩm mới, phí quản lý tài khoản....  ác sản phẩm này chắc chắn phải rất tốt mới có thể thu hút và giữ chân nhà đầu tư.  

Tuy vậy, việc chuyển đổi số sẽ đòi hỏi nguồn chi phí và nhân lực. Bên cạnh phát hành cổ phiếu/trái phiếu để huy động vốn, ông Minh cho rằng các CTCK sẽ vừa dựa vào nhà cung cấp để phát triển các sản phẩm FinTech, chuyển đổi số, vừa tự phát triển, xây dựng đội ngũ IT “cây nhà lá vườn”.

Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn kết hợp cùng Nova Group tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số và xu hướng M&A trong lĩnh vực công nghệ năm 2022” vào lúc 8h30, ngày 11/1/2022 tại Hà Nội (Văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 65 Văn Miếu, phường Văn Miếu, quận Đống Đa).

Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban kinh tế Trung ương và các chuyên gia kinh tế - công nghệ, cùng lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ