Chứng quyền mua: Cơ hội lãi lớn, còn lỗ giới hạn

Nhàđầutư
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) chuẩn bị đưa sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (CW) vào giao dịch, ban đầu là loại chứng quyền mua, dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu niêm yết, thực hiện quyền kiểu châu Âu (thực hiện vào ngày đáo hạn) và có phương thức thanh toán bằng tiền.
TRƯỜNG NGÂN
15, Tháng 03, 2018 | 10:30

Nhàđầutư
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) chuẩn bị đưa sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (CW) vào giao dịch, ban đầu là loại chứng quyền mua, dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu niêm yết, thực hiện quyền kiểu châu Âu (thực hiện vào ngày đáo hạn) và có phương thức thanh toán bằng tiền.

nhadautu - CW

Chứng quyền mua: Cơ hội lãi lớn, còn lỗ giới hạn 

Chứng quyền mua do công ty chứng khoán (CTCK) phát hành, có ưu điểm như vốn đầu tư thấp so với mua chứng khoán cơ sở nên nhà đầu tư có cơ hội thu được tỷ suất lợi nhuận cao.

Một số quy định nhằm hạn chế rủi ro

Theo Nghị định số 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ, tổ chức phát hành CW phải có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu từ 1.000 tỷ đồng trở lên, không có lỗ lũy kế, đồng thời không bị đặt trong tình trạng cảnh báo, tạm ngừng hoạt động, đình chỉ hoạt động, hoặc trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản… Theo thống kê đến ngày 30/6/2017, trong số 74 CTCK thành viên của HOSE, có khoảng 12 CTCK đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành tổ chức phát hành CW.

Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho người sở hữu, trước khi phát hành CW, tổ chức phát hành phải ký quỹ tài sản đảm bảo thanh toán (tiền, chứng chỉ tiền gửi hoặc có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng lưu ký) tại ngân hàng lưu ký trong suốt thời gian có hiệu lực của chứng quyền, với giá trị ký quỹ tối thiểu là 50% giá trị đợt chào bán.

Tổ chức phát hành có nghĩa vụ tạo lập thị trường cho CW, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có thể bán lại CW bất kỳ thời điểm nào nếu nhà đầu tư không muốn nắm giữ đến ngày đáo hạn.

Nhằm hạn chế rủi ro thao túng giá cổ phiếu cơ sở của CW, nhất là vào gần ngày CW đáo hạn, pháp luật quy định, giá cổ phiếu cơ sở để xác định việc thực hiện chứng quyền là bình quân giá đóng cửa của cổ phiếu cơ sở trong 5 ngày giao dịch liền trước ngày đáo hạn (không bao gồm ngày đáo hạn).

Đặc biệt, cổ phiếu cơ sở cho CW phải nằm trong rổ chỉ số VN30 hoặc HNX30 và đáp ứng các điều kiện cao về thanh khoản, mức vốn hóa cũng như tỷ lệ tự do chuyển nhượng

Cơ hội thu lãi cao, nhưng có nguy cơ mất vốn

Sở hữu chứng quyền mua, nhà đầu tư sẽ có lãi khi giá cổ phiếu cơ sở xác định việc thực hiện chứng quyền cao hơn giá thực hiện (là mức giá được ghi trước trong chứng quyền). Mức chênh này càng cao thì mức lãi của người sở hữu chứng quyền mua càng lớn.

Ví dụ về chứng quyền mua: tổ chức phát hành HSC, chứng khoán cơ sở là cổ phiếu VNM, ngày phát hành 26/3/2018, ngày giao dịch cuối cùng 26/3/2018, ngày đáo hạn 28/6/2018, giá VNM hiện tại 133.000 đồng, tỷ lệ chuyển đổi 1:1 (số CW cần có để đổi lấy 1 cổ phiếu VNM, nhưng thời gian đầu triển khai, nhà đầu tư chỉ được thực hiện thanh toán bằng tiền mặt), giá thực hiện 133.000 đồng (mức giá để nhà đầu tư mua VNM vào ngày chứng quyền đáo hạn), giá chứng quyền là 5.600 đồng (số tiền nhà đầu tư bỏ ra để sở hữu 1 chứng quyền).

Ngày 27/6/2018, HOSE sẽ tính toán và công bố giá thanh toán của cổ phiếu VNM. Giả sử bình quân giá đóng cửa của cổ phiếu VNM trong 5 ngày giao dịch liền trước ngày 28/6/2018 là 143.000 đồng thì giá trị của một chứng quyền mua là 10.000 đồng. Theo đó, nhà đầu tư sẽ lãi 4.400 đồng/CW, tương đương mức lãi 78,5%. Trong khi đó, nếu bỏ tiền ra mua cổ phiếu VNM, mức lãi chỉ là 7%.

Trường hợp ngược lại, giá thanh toán bằng hoặc thấp hơn 133.000 đồng thì nhà đầu tư mất 5.600 đồng/CW.

Chứng quyền được niêm yết trên HOSE nên nhà đầu tư có thể giao dịch nhằm hiện thực hóa lợi nhuận, cắt lỗ, hoặc thu hồi vốn.

Trường hợp cổ phiếu cơ sở xảy ra các sự kiện như trả cổ tức, phát hành cổ phiếu thưởng… trong thời gian chứng quyền mua chưa niêm yết, thì tại ngày giao dịch không hưởng quyền, giá thực hiện CW sẽ được HOSE điều chỉnh theo mô hình định giá Black Scholes. 

Khung pháp lý cho việc phát hành và giao dịch chứng quyền có bảo đảm (CW) hiện đã đầy đủ, bao gồm: Nghị định số 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán; Thông tư số 107/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định việc chào bán, niêm yết, giao dịch, thanh toán, thực hiện CW và hoạt động cung cấp thông tin liên quan đến CW; Quyết định số 72/QĐ-UBCK của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế hướng dẫn chào bán và phòng ngừa rủi ro CW; các quyết định của HOSE về việc ban hành Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở, Quy chế hoạt động tạo lập thị trường và phòng ngừa rủi ro của tổ chức phát hành CW tại Sở, Quy chế niêm yết và công bố thông tin đối với CW tại Sở.

Dự kiến, trong giai đoạn đầu, sẽ có 5 công ty chứng khoán tham gia phát hành chứng quyền gồm SSI, HSC, VNDIRECT, VCSC và MBS.

Theo Liên đoàn các Sở giao dịch chứng khoán Thế giới, hiện có 42/56 Sở giao dịch thành viên đã triển khai giao dịch CW. Đây là một trong các sản phẩm tài chính có giao dịch năng động nhất trong các thị trường chứng khoán mới nổi.

(Theo Đầu tư Chứng khoán)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ