Chứng khoán 2019: Kỳ vọng điều gì?

VN-Index khởi đầu năm 2018 bằng một đợt tăng đầy hứng khởi hơn 22% trong vỏn vẹn 3 tháng đầu năm, ít ai có thể nghĩ đến kịch bản thị trường đã liên tục trượt dài trở lại sau đó và đóng cửa năm ghi nhận mức “tăng trưởng” âm 9,3% - năm đầu tiên ghi nhận kết quả giảm kể từ 2011 đến nay.
MINH KHÔI
07, Tháng 01, 2019 | 10:35

VN-Index khởi đầu năm 2018 bằng một đợt tăng đầy hứng khởi hơn 22% trong vỏn vẹn 3 tháng đầu năm, ít ai có thể nghĩ đến kịch bản thị trường đã liên tục trượt dài trở lại sau đó và đóng cửa năm ghi nhận mức “tăng trưởng” âm 9,3% - năm đầu tiên ghi nhận kết quả giảm kể từ 2011 đến nay.

Bước qua cánh cửa thiên đường (vượt đỉnh lịch sử) để rồi sau đó chứng kiến kết quả tuột dốc trở lại, thật sự năm 2018 là năm của quá nhiều cung bậc cảm xúc mà dư vị lớn nhất của năm có lẽ vẫn là vị đắng.

Bức tranh những ngày đầu tiên của năm 2019 đang là sự đối lập hoàn toàn so với năm 2018. Tâm lý hứng khởi thay bằng trạng thái lo ngại và thậm chí là chán nản của phần đông nhà đầu tư (NĐT). Kết quả giao dịch ngay từ những phiên đầu năm cũng đã đối mặt “bão tố”, thật sự rất khác so với những gì đã có trong thời gian này của năm 2018. Sẽ là duy ý chí nếu chúng ta xem tất cả những khó khăn hiện nay mà thị trường đang đối mặt chỉ là vấn để nhất thời. Thậm chí câu nói kinh điển “tham lam khi người khác sợ hãi” cũng cần được nhìn nhận một cách thận trọng nhất có thể trước những diễn biến quá khó lường hiện nay của thị trường.

Vẫn sẽ cần đánh giá thị trường theo các góc độ lý tính nhất có thể. Dù vậy trong một giai đọan như hiện nay, khi mà độ bất định của nhiều biến số đang ở mức rất cao, không có gì quá lời khi nói răng 2019 sẽ là năm của nhiều thử thách lớn.

Sự suy giảm về điểm số đang khiến TTCK hấp dẫn hơn?

Sử dụng định giá PE dành cho VN-Index, có thể thấy so với mức P/E cao “kỷ lục” gần 22 lần ở giai đoạn cuối tháng 3-2018, thị trường đã liên tục ghi nhận các mức định giá thấp dần trong giai đoạn sau đó. Tính đến cuối năm 2018, PE của thị trường đã rơi về lại mức 15,4 lần, khá gần với khu vực -2 độ lệch chuẩn xét từ đầu 2018 đến nay.

fdb5b_td2 (1)

 

Khi thực hiện so sánh với các quốc gia trong nhóm thị trường mới nổi, P/E của TTCK Việt Nam đã lùi về rất gần so với mức trung bình của nhóm này và đặc biệt khi so sánh với các quốc gia có nhiều điểm tương đồng hơn trong khu vực ASEAN là Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia (chúng tôi gọi tắt là ASEAN-5, bao gồm Việt Nam) thì ưu thế về mặt định giá của TTCK Việt Nam thể hiện rõ nét hơn.

d6860_ck_05012

 

Nội tại kinh tế Việt Nam là điểm cộng sáng giá trong mưa bão

Chúng tôi lựa chọn điểm sáng lớn nhất minh chứng cho sức mạnh nội tại của Việt Nam là tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng nể. GDP năm 2018 tăng 7,08% - mức tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây và dự kiến trong năm 2019 GDP vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng từ 6,7 – 6,8%, thuộc nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất toàn cầu.

So sánh với các quốc gia ASEAN-5, có thể dễ dàng nhận thấy ưu thế về tốc độ tăng trưởng của Việt Nam, chúng ta duy trì vị thế dẫn đầu về tăng trưởng GDP, ngang ngửa Philippines và vượt xa so với các quốc gia còn lại.

b4531_ck_05013

 

Góc nhìn kỹ thuật

Ở góc nhìn về mặt kỹ thuật, có thể thấy năm 2018 chính là năm mà chỉ số VN-Index đã thực hiện pha điều chỉnh sâu đúng nghĩa đầu tiên kể từ khi chỉ số nay thiết lập quá trình tăng giá mạnh mẽ kéo dài trong suốt hai năm 2016 và 2017.

Mức độ điều chỉnh trong năm 2018 so với quá trình tăng lên trong hai năm trước đó hiện đã đạt 50% và đây là một ngưỡng có ý nghĩa về góc độ kỹ thuật. Trong một kịch bản lạc quan, có xác suất để hy vọng điểm cân bằng cho quá trình điều chỉnh hiện nay sẽ dừng lại ở quanh vùng Fibo 50%, tương ứng với vùng giá quanh 860 điểm.

Ở một kịch bản bi quan hơn, khu vực cân bằng mà VN-Index lựa chọn có thể lui về mức Fibo 61,8% tương ứng vùng giá quanh 790 điểm. Việc lựa chọn khu vực nào làm vùng cân bằng dĩ nhiên sẽ còn phụ thuộc nhiều vào cách các biến số quan trọng được giải quyết trong năm 2019 này.

Ở chiều ngược lại, vùng cản dành cho VN-Index trong năm nay có thể xoay quanh khu vực 1.000-1.020 điểm. Trừ khi tình hình của TTCK toàn cầu có bước ngoặt tăng trở lại rất ngoạn ngục, ở kịch bản trung dung hơn, chúng tôi cho rằng VN-Index sẽ gặp nhiều khó khăn tại vùng giá 1.000-1.020 điểm, kháng cự xa hơn (cho kịch bản lạc quan) sẽ là vùng đỉnh cũ, khu vực 1.200 điểm.

91253_ck_05014

 

Lời kết

2019 chắc chắn là một năm không dễ dàng dành cho TTCK Việt Nam khi mà độ bất ổn trong các vấn đề toàn cầu đang ở mức rất cao. Dù vậy với lợi thế về một nền kinh tế đang vận hành tốt và ổn định, một mức định giá đã hợp lý hơn đáng kể và câu chuyện về nâng hạng thị trường, vẫn có không ít lý do để đặt kỳ vọng vào thị trường trong năm nay.

Thận trọng chắc chắn là điều không thừa cho một năm được dự đoán còn rất nhiều bất ổn như năm nay, nhưng bi quan thái quá trong hoàn cảnh hiện tại theo chúng tôi cũng là điều mà NĐT nên hết sức tránh. “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi”, nhưng đồng thời hãy đủ tỉnh táo để nhận biết khi nào thì sự sợ hãi mới thật sự trở nên phi lý để cho phép chúng ta mạo hiểm.

(Theo Kinh tế Sài Gòn)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ