Chủ tịch VCCI: Mở đường cho đầu tư tư nhân là huy động được sức dân

Nhàđầutư
Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng mở đường cho đầu tư tư nhân phát triển từ đó nền kinh tế đạt được 2 mục tiêu, là huy động được sức dân, tiết kiệm được nguồn lực cho nhà nước.
BẢO LÂM (ghi)
02, Tháng 05, 2019 | 10:09

Nhàđầutư
Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng mở đường cho đầu tư tư nhân phát triển từ đó nền kinh tế đạt được 2 mục tiêu, là huy động được sức dân, tiết kiệm được nguồn lực cho nhà nước.

Chiều 2/5, phiên họp toàn thể của Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019 chính thức khai mạc dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong sáng cùng ngày, các hội thảo chuyên đề về 6 nội dung: Du lịch, kinh tế số, CPTPP, vốn - tài chính, nông nghiệp, khởi nghiệp cũng đã được tổ chức.

Trước diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã trả lời báo chí quanh sự kiện lớn này.

Khi tư nhân tham gia và nền kinh tế trải qua rủi ro thì hầu hết những rủi ro đó đều rơi vào những doanh nghiệp tư nhân, đây là thực tế mà nhiều doanh nghiệp tư nhân lo ngại khi bản thân được tham gia sân chơi rộng lớn hơn?

TS. Vũ Tiến Lộc: Có thể nói, để huy động được nguồn vốn của khu vực tư nhân vào đầu tư phát triển, đặc biệt là để thúc đẩy đối tác công - tư, chúng ta cần phải có một khuôn khổ pháp lý thật minh bạch và an toàn. Chỉ khi có những điều kiện như vậy, chúng ta mới bảo vệ được những đầu tư dài hạn của nhà đầu tư.

Thực tế hiện nay ở nước ta, khuôn khổ pháp lý về đối tác công - tư còn nhiều hạn chế, thiếu minh bạch, chưa đảm bảo được quyền lợi hợp lý của nhà đầu tư. Vì vậy, để thúc đẩy các quan hệ đối tác công - tư, thúc đẩy khu vực tư nhân tham gia vào những công trình phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta cần hoàn thiện ngay hệ thống pháp luật, hoàn thiện trên cơ sở học tập kinh nghiệm từ những nền kinh tế trên thế giới.

Vu-Tien-Loc

TS.Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI. Ảnh: Bảo Lâm.

Đồng thời đưa ra những quy định phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Trong đó, tiêu chí đặc biệt quan trọng là đảm bảo được lợi ích, an toàn cho các nhà đầu tư, không để doanh nghiệp tư nhân gánh chịu tất cả hậu quả khi có rủi ro.

Trách nhiệm các bộ, ngành trong việc này như thế nào thưa ông?

TS. Vũ Tiến Lộc: Trong vấn đề này, bản thân tôi cũng như nhiều chuyên gia khác đã nhiều lần khuyến nghị. Đó là nên để cho các cơ quan nhà nước tập trung làm thể chế. Còn những hoạt động đầu tư, kinh doanh, thâm chí là phát triển những công trình kinh tế - xã hội là việc của khối doanh nghiêp tư nhân.

Tuy nhiên hiện nay, các bộ vẫn đang sa đà vào rất nhiều việc không phải là chức năng chính của mình, trong khi chủ trương của Đảng, Nhà nước hiện nay đang là xã hội hóa mạnh mẽ. Có rất nhiều việc mà khu vực tư nhân có thể làm được nhưng các bộ vẫn "ôm", và như vậy, họ không còn thời gian cho công việc chính của mình - xây dựng thể chế.

Chính vì vậy, tôi vẫn luôn cho rằng cần đẩy mạnh công tác phân cấp, phân quyền từ cơ quan trung ương xuống đến các địa phương. Mặt khác, cần tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, chuyển giao những dịch vụ công.

Thậm chí, các hoạt động đầu tư công mà nhà nước đang chi phối hiện nay cho xã hội và thị trường đảm nhiệm. Nhà nước tập trung xây dựng thể chế, tạo ra một môi trường với hệ sinh thái tốt nhất nhằm huy động nguồn lực toàn dân vào công cuộc phát triển.

Một thời gian dài, chúng ta chủ trương cắt giảm các điều kiện kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả cho thấy điều kiện kinh doanh vẫn là gánh nặng cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Theo ông, vấn đề nằm ở đâu?

TS. Vũ Tiến Lộc: Đến nay, chúng ta đã có rất nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và đã có những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, trong tương quan so sánh với khu vực và thế giới thì môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam còn khá nhiều bất cập.

Chúng ta vẫn chưa đạt đến những chuẩn mực tiên tiến hàng đầu trong khu vực và thế giới như chủ trương, định hướng mà Đảng, Nhà nước mong muốn. Có thể nói môi trường kinh doanh trong nước vẫn chưa thật sự thuận tiện, thiếu tính an toàn, thủ tục hành chính vẫn còn gây phiền hà, chi phí chính thức và không chính thức vẫn còn rất lớn.

Một bất cập nữa vẫn tồn tại trong thời gian qua mà chúng ta chưa giải quyết được đó là hệ thống thiết chế pháp lý. Doanh nghiệp không thể có những hoạt động đầu tư kinh doanh thuận lợi và an toàn khi mà hệ thống thiết chế pháp lý vẫn đang kém hiệu quả. Đây chính là những rào cản đối với hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

dien-dan

Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019 sẽ khai mạc vào chiều nay (2/5). Ảnh: Giang Huy.

Do đó, thời gian tới, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chúng ta là khắc phục được điểm nghẽn trong vấn đề thể chế nêu trên nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh đủ minh bạch, thuận lợi và an toàn cho doanh nghiệp.

Chúng ra đã đặt ra lộ trình, đồng thời gắn trách nhiệm người đứng đầu ở các cơ quan trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh. Nhưng, kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Vấn đề này cần được nhìn nhận như thế nào?

TS.Vũ Tiến Lộc: Tôi cho rằng điều quan trọng nhất là vấn đề kỷ luật. Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 đã đưa ra lộ trình cải cách nhằm đạt đến những chuẩn mực về kinh doanh theo chuẩn thế giới.

Dù vậy, thực tế kết quả thực hiện chưa đạt được yêu cầu. Việc cắt giảm thủ tục hành chính còn mang tính hình thức, đối phó và kỷ luật trong việc thực hiện cũng chưa nghiêm. Điều này đã và đang làm cản trở những nỗ lực cải cách của chúng ta.

Từ đó, tôi cho rằng cần thực thi kỷ luật chặt chẽ hơn trong việc thực hiện những nhiệm vụ được giao trong công tác cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh. Hơn nữa, cần phải có những chế tài cụ thể, gắn với trách nhiệm của từng cá nhân.

Để làm được điều này, như tôi đã nói, một mặt cần có kỷ luật thực thi nghiêm minh. Mặt khác, chúng ta cần giải phóng các cơ quan làm chính sách ra khỏi hoạt động dịch vụ công, đẩy mạnh công tác phân cấp, phân quyền và chuyển giao hoạt động dịch vụ công cho xã hội và thị trường.

Theo đó, các bộ, ngành, cơ quan chính sách sẽ tập trung xây dựng thể chế. Từ đó sẽ quy định được trách nhiệm cụ thể và thực thi kỷ luật một cách hiệu quả hơn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ