Chủ Nhà máy nước sông Đà giàu có cỡ nào?

Cổ đông lớn nhất của Nước sạch sông Đà là Tổng công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam, một doanh nghiệp kinh doanh 4 lĩnh vực chính là công nghiệp, tiện ích, logistics và bất động sản.
ĐỨC HUY
16, Tháng 10, 2019 | 17:26

Cổ đông lớn nhất của Nước sạch sông Đà là Tổng công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam, một doanh nghiệp kinh doanh 4 lĩnh vực chính là công nghiệp, tiện ích, logistics và bất động sản.

Gần đây, các hộ dân ở nhiều khu đô thị thuộc địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, ở địa bàn này nhiều ngày nay đã xảy ra sự cố nước có mùi lạ, sốc như mùi hóa chất. Ngay sau đó, Thủ tướng đã giao Bộ Công an khẩn trương điều tra vụ việc nguồn nước sạch bị ô nhiễm và cung cấp nước sạch cho người dân từ Viwasupco không đảm bảo chất lượng.

CTCP Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco-mã VCW) tiền thân là Ban chuẩn bị sản xuất Nhà máy nước trực thuộc Tổng Công ty Cổ phần Vinaconex. Tháng 3/2009, Hội đồng quản trị (HĐQT) Vinaconex đã ban hành quyết định thành lập Công ty TNHH MTV Nước sạch Vinaconex và tổ chức lễ ra mắt ít tháng sau đó tại Nhà máy nước sông Đà (tỉnh Hòa Bình).

Đây cũng là 5 dự án nước sạch sông Đà - Hà Nội do Vinaconex làm chủ đầu tư được nghiệm thu và đưa vào hoạt động, tổng mức đầu tư hơn 1.450 tỷ đồng, với khả năng cung cấp 300.000 m3 nước sạch/ngày đêm.

Tới cuối năm 2009, Viwasupco chuyển đổi mô hình sang công ty cổ phần, với mức vốn điều lệ là 500 tỷ đồng. Một năm sau đó, Vinaconex đã chuyển nhượng 21,8 triệu cổ phần tại VCW (43,6% vốn) cho Công ty Acuatico Pte Ltd của Singapore. Sau 6 năm gắn bó, vào tháng 4/2016, Acuatico Pte Ltd bất ngờ công bố thoái toàn bộ phần vốn cho một doanh nghiệp trong nước là CTCP Đầu tư và phát triển sinh thái.

Đến tháng 12/2017, Vinaconex tiếp tục thoái toàn bộ 25,5 triệu cổ phần, tương đương 51% vốn tại VCW cho CTCP Cơ điện lạnh (REE) và CTCP Đầu tư và phát triển sinh thái, thu về hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó REE đã mua 17,3 triệu cổ phần và CTCP Đầu tư và phát triển sinh thái mua gần 8,2 triệu cổ phần với cùng mức giá khởi điểm là 39.904 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên chỉ được một thời gian ngắn thì đến tháng 1/2018 CTCP Đầu tư và phát triển sinh thái cũng đã tiến hành bán hết số cổ phần nắm giữ tại VCW. Trong khoảng thời gian thay máu cổ đông, VCW cũng đã đổi tên thành CTCP Đầu tư nước sạch Sông Đà. Ở diễn biến ngược lại, Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex lại tỏ ra khá mặn mà với Nước sạch Sông Đà khi liên tục gom vào lượng lớn cổ phiếu VCW của công ty này.

Tính đến thời điểm hiện tại, cơ cấu cổ đông của Nước sạch sông Đà khá cô đặc khi phần lớn tỷ lệ sở hữu chỉ nằm trong tay hai công ty là Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex (60,46%) và CTCP Cơ điện lạnh (35,88%).

Về cổ đông lớn nhất tại Nước sạch sông Đà, Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex là công ty thành viên của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Tuấn.

Gelex thành lập năm 1990 với vốn điều lệ ban đầu 177 tỷ đồng và doanh thu 300 tỷ đồng. Đến năm 2018, vốn điều lệ của Gelex tăng lên hơn 4.000 tỷ đồng, doanh thu thuần 13.700 tỷ đồng, lợi nhuận ròng gần 1.300 tỷ đồng. HĐQT Gelex có 6 thành viên, trong đó chủ tịch là ông Nguyễn Văn Tuấn. Ông Tuấn sinh năm 1984 và là người trẻ nhất trong HĐQT doanh nghiệp.

Hiện, Gelex hoạt động trong 4 lĩnh vực chính gồm công nghiệp, tiện ích, logistics và bất động sản. 

Ở lĩnh vực địa ốc, Gelex tập trung khai thác quỹ đất của các đơn vị thành viên theo hướng trọng tâm gồm khách sạn, văn phòng, bán lẻ và bất động sản công nghiệp (nhà xưởng, kho tàng, bến bãi).

ks

Khách sạn Melia Lý Thường Kiệt

Trong số những dự án của Gelex, nổi tiếng hơn cả là tổ hợp khách sạn Melia Lý Thường Kiệt gồm khách sạn Melia và tòa nhà văn phòng Hanoi Center Office (HCO). 

Khách sạn 5 sao Melia nằm trên đường Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, một trong những vị trí đắc địa bậc nhất của Hà Nội. Melia từng đón tiếp nhiều nguyên thủ quốc gia, trong đó có nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Phái đoàn Triều Tiên chọn Melia làm nơi lưu trú khi tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều hồi tháng 2. 

Pháp nhân sở hữu khách sạn Melia là Công ty SAS-CTAMAD, liên doanh được thành lập năm 1994 giữa Công ty cổ phần Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM) và Công ty SAS Trading.

HEM là công ty con của Gelex trong khi SAS Trading là thành viên của Tập đoàn TCC thuộc sở hữu của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi. Tỷ phú Charoen đồng thời sở hữu ThaiBev, doanh nghiệp thông qua pháp nhân Vietnam Berevage đã mua lại 53% vốn Sabeco.

Theo cơ cấu sở hữu, công ty con của Gelex nắm 35% vốn là phần giá trị từ khu đất trên mặt đường Lý Thường Kiệt. 65% vốn còn lại của SAS là phần vốn chi để phát triển dự án.

Ngoài tổ hợp khách sạn Melia và tòa nhà văn phòng HCO, Gelex sở hữu một khu tổ hợp văn phòng cao cấp khác là Gelex Tower tại vị trí 52 Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng. Đây là một trong những tòa nhà văn phòng hạng A ở Hà Nội với tổng diện tích xây dựng hơn 18.000 m2 gồm 22 tầng nổi và 3 tầng hầm. 

Bên cạnh đó, Gelex còn nắm trong tay khách sạn Bình Minh tọa lạc tại ngã tư Trần Nguyên Hãn - Lý Thái Tổ, chỉ cách hồ Hoàn Kiếm 200 m. Tại khu đất vàng này, Gelex đã lập dự án phát triển tổ hợp khách sạn, dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê với tổng diện tích 9.934 m2, dự kiến khởi công vào quý I năm sau.

Ngoài 3 khu đất vàng nói trên tại Hà Nội, Gelex cũng sở hữu dự án Cadivi Tower tại quận 1, TP.HCM trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa cách chợ Bến Thành chỉ 500 m.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ