Vụ nước sạch sông Đà nhiễm dầu thải: Cần sớm khởi tố vụ án

QUANG DÂN
14:07 16/10/2019

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối, (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng vụ việc nước sạch sông Đà nhiễm dầu thải, vẫn bán cho người dân Hà Nội sử dụng là hết sức nghiêm trọng, cần sớm khởi tố để điều tra làm rõ hành vi của tổ chức, cá nhân liên quan.

Về vụ nước sạch sông Đà bị nhiễm dầu thải, vẫn bán cho người dân Hà Nội, Nhadautu.vn đã có trao đổi nhanh với luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng văn phòng Luật sư Kết Nối, (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).

Luật sư Hùng cho rằng đánh giá kỹ vụ việc sẽ thấy 4 vấn đề lớn cần phải xem xét, nghiên cứu và giải quyết, để thấy rằng Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco ) không chỉ là bị hại trong việc nước bị nhiễm dầu, mà còn từ vô ý thành cố ý, cố tình, bất chấp bán nước thiếu chất lượng cho người dân bất chấp mọi hậu quả có thể xảy ra.

Đối với tổ chức hay cá nhân đổ dầu thải ra môi trường, cần xác định rõ đó là hành vi bột phát hay có tổ chức, và phải truy đến cùng trách nhiệm của đơn vị đổ dầu thải ra đầu nguồn làm cho Viwasupco "vô ý lọc nước không sạch".

"Rõ ràng đây là hành vi hủy hoại, làm ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại lớn về kinh tế, sức khỏe rất nhiều người dân ở TP. Hà Nội khi sử dụng nguồn nước này. Vụ này đương nhiên là đủ căn cứ khởi tố hình sự đối với những cá nhân, tổ chức liên quan vụ việc này", Trưởng văn phòng Luật sư Kết Nối nhận định.

dau-loang

Nước sạch sông Đà nhiễm dầu thải từ đầu nguồn. Ảnh: Sơn Bách.

Vị luật sư phân tích cũng từ sự việc này, chúng ta nhận thấy công nghệ lọc nước của Viwasupco có vấn đề rất lớn khi không lọc hết được các loại tạp chất, chất độc hại, cụ thể ở đây là Styren.Vụ việc không khác gì bài test đã lật tẩy công nghệ lọc nước sinh hoạt của Viwasupco không đảm bảo các tiêu chuẩn, kỹ thuật khi không đủ khả năng kiểm soát, loại bỏ được các chất độc hại như styren.

"Từ đó, nhiều câu hỏi đã được đặt ra và người dân có quyền nghi ngờ, liệu rằng nước của Viwasupco từ trước đến nay có đủ tiêu chuẩn sử dụng hay không? Nếu không có sự việc nguồn nước bị nhiễm dầu thì người dân còn đối diện với những sản phẩm do mình bỏ tiền ra mua về đến lúc nào? Đây là những câu hỏi có lẽ chỉ có Viwasupco trả lời. Biết đâu, chúng ta lại phát hiện ra nhiều vấn đề hơn nữa liên quan đến công nghệ lọc nước của Viwasupco", ông Hùng nói.

Cũng theo luật sư Hùng, phía Viwasupco luôn đổ lỗi cho đơn vị khác đổ dầu thải vào đầu nguồn Sông Đà là nguyên nhân chính dẫn đến vụ việc. Nhưng, Viwasupco giải thích thế nào khi biết nước không đảm bảo tiêu chuẩn nhưng vẫn tiếp tục sản xuất và bán cho người dân? Chỉ đến khi dư luận, người dân phản đối, ý kiến, mới tìm cách đổ lỗi cho người khác?

Luật sự khẳng định đây chính là hành vi cố tình, bỏ mặc mọi hậu quả, thoái thác, trốn trách trách nhiệm do chính mình gây nên. Trong khi đó, phía Viwasupco có khả năng ngăn chặn, dừng lại nhưng vẫn lựa chọn phương án tiếp tục bán nước không đảm bảo cho người dân.

"Đối với hành vi cố ý, bỏ mặc, bán nước bẩn không đảm bảo tiêu chuẩn đủ căn cứ khởi tố hình sự về tội "Sản xuất, mua bán hàng giả". Bởi nước cũng là hàng hóa, người bán không giao hàng đúng chất lượng, không đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép thì vẫn đủ yếu tố cấu thành của tội này", luật sư Hùng chia sẻ.

"Ngoài ra, những người quản lý, đứng đầu cũng cần phải xem xét trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm. Lực lượng chức năng cần sớm khởi tố vụ án trong vụ việc này. Tuy nhiên, câu hỏi lớn cần đặt ra đó là người dân bị ảnh hưởng về sức khỏe, bệnh tật, thiệt hại về kinh tế thì cần có chế tài giải quyết", vị luật sự nhấn mạnh.

Về vấn đề đảm bảo quyền lợi cho người dân, luật sư Hùng cho rằng, cần có sự chung tay của giới truyền thông, công luận, công chúng cũng như giới luật sư để đồng hành cùng những người bị hại.

"Cần một cơ quan nhà nước đứng ra yêu cầu, buộc công ty Viwasupco có trách nhiệm bồi thường cho người dân theo luật bảo vệ người tiêu dùng như sự việc của Formosa Hà Tĩnh trước đây. Bởi chúng ta không thể tính toán thiệt hại cụ thể cho từng người dân, nên tiền bồi thường từ Viwasupco sẽ được tính toán, hỗ trợ, chi trả cho người dân và khách phục hậu quả về môi trường", luật sư Hùng nói.

Cũng theo ông, vụ việc quá nhiều nghi vấn và liên quan đến trách nhiệm nhiều người, nên người dân, dư luận cần có câu trả lời thỏa đáng. Điều quan trọng nhất những người sai phạm, có trách nhiệm phải bị trừng trị theo đúng pháp luật.

Luật Sư Nguyễn Ngọc Hùng – Trưởng văn phòng Luật sư Kết Nối, Đoàn Luật sư TP Hà Nội chia sẻ, cần có một cơ quan nhà nước đứng ra yêu cầu, buộc công ty Viwasupco có trách nhiệm bồi thường cho người dân, theo luật bảo vệ người tiêu dùng. Số tiền bồi thường từ Viwasupco sẽ được tính toán, hỗ trợ, chi trả cho người dân và khách phục hậu quả về môi trường.

Trước đó như Nhadautu.vn đã thông tin, sáng 10/10, người dân phát hiện nước sạch sông Đà có mùi lạ ở nhiều quận ở Hà Nội như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm... Hà Nội đã lập đoàn kiểm tra liên ngành đi lấy mẫu nước ở một số điểm của công ty nước sạch sông Đà vào ngày 11/10.

Sáng 15/10, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, kết quả xét nghiệm xác định mùi lạ trong nước liên quan đến chất Styren, chất này có tỷ lệ cao hơn 1,3-3,6 lần so với mức bình thường.

Công ty Viwasupco phát hiện việc đổ trộm dầu thải từ ngày 8/10 nhưng không báo cáo ai, cũng không có hành động gì liên quan để ngăn chặn số dầu này, cứ để trôi vào nhà máy, dẫn đến nhiễm vào nguồn nước

Hà Nội khuyến cáo mọi người dân sử dụng nước thuộc vùng do Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp, "chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống".

Chiều 15/10, trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc Công ty Viwasupco giải thích việc không báo cáo Hà Nội là do hôm xảy ra sự việc ông đang ở Hòa Bình, sự việc cũng xảy ra tại đầu nguồn khu vực nhà máy ở Hòa Bình nên ông chỉ báo cáo cơ quan chức năng tại đây.

Lãnh đạo công ty cấp nước sông Đà biện giải thêm rằng trước đây nhiều lần đường ống dẫn nước sông Đà bị vỡ khiến người dân Hà Nội thiếu nước nghiêm trọng. Vì vậy, trong sự cố này, ông không đưa ra quyết định ngưng cấp nước là "có trách nhiệm với người dân". Ông này cũng khẳng định không chắc chắn công nghệ của Viwasupco xử lý được nước nhiễm dầu thải.

Tối cùng ngày, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý ô nhiễm nguồn nước sạch sông Đà.

Thủ tướng yều cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan vào cuộc làm rõ, khắc phục, đảm bảo cuộc sống cho người dân. Bộ Công an khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc nguồn nước bị ô nhiễm và việc cung cấp nước sạch từ Công ty Viwasupco không bảo đảm chất lượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Thủ tướng đề nghị các bộ, cơ quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng trước ngày 25/10.

  • Cùng chuyên mục
Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

Sự kiện - 19/11/2024 06:43

Sáng nay (19/11) diễn ra tọa đàm 'Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản'

Sáng nay (19/11) diễn ra tọa đàm 'Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản'

Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".

Sự kiện - 19/11/2024 06:40

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sự kiện - 18/11/2024 17:03

Hà Nội rà soát việc thu dọn cây nghiêng, gãy đổ

Hà Nội rà soát việc thu dọn cây nghiêng, gãy đổ

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, vẫn còn một số cây bị gãy, đổ trên các tuyến đường, khu đô thị, khu dân cư chưa được kiểm tra, xử lý, thu dọn; một số cây bị nghiêng, đổ chưa được chống dựng lại.

Sự kiện - 18/11/2024 16:36

Tổng bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

Tổng bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

"Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự hình thành nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức; yêu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao… đã thúc đẩy đổi mới giáo dục trở thành xu thế toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó", Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá.

Sự kiện - 18/11/2024 12:57

MTTQ Thủ đô ngày càng có nhiều đổi mới, cán bộ được trẻ hóa

MTTQ Thủ đô ngày càng có nhiều đổi mới, cán bộ được trẻ hóa

Theo Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ-Pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội) Phạm Ngọc Thảo nhận định, cán bộ MTTQ Thủ đô được trẻ hóa, cơ sở vật chất cho hoạt động được quan tâm đầu tư hơn hẳn trước đây.

Sự kiện - 18/11/2024 11:26

Nguyên Trợ lý Chủ tịch nước làm Tổng Giám đốc HFIC

Nguyên Trợ lý Chủ tịch nước làm Tổng Giám đốc HFIC

Ông Trương Tuấn Anh, chuyên viên cao cấp Văn phòng Chủ tịch nước, nguyên Trợ lý Chủ tịch nước được Chủ tịch UBND TP.HCM tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc HFIC.

Sự kiện - 18/11/2024 10:48

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương

Ngày 17/11 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.

Sự kiện - 18/11/2024 07:37

Hãng máy bay lớn thứ 3 thế giới muốn khai thác đường bay Hà Nội - TP.HCM

Hãng máy bay lớn thứ 3 thế giới muốn khai thác đường bay Hà Nội - TP.HCM

Từng cung cấp 5 máy bay cho Bamboo Airways, tập đoàn đa ngành Embraer của Brazil đang tiếp tục trao đổi với các đối tác của Việt Nam để mở rộng hợp tác.

Sự kiện - 18/11/2024 06:30

Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn

Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đổi mới, sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Sự kiện - 17/11/2024 11:18

Chủ tịch Quảng Trị làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ tịch Quảng Trị làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sự kiện - 17/11/2024 07:32

Ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính TP. Hà Nội

Ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính TP. Hà Nội

Việc ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính là một bước tiến quan trọng, khẳng định quyết tâm của TP.Hà Nội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào quản lý và cung cấp dịch vụ công.

Sự kiện - 16/11/2024 17:13

4 Phó Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của Quảng Trị

4 Phó Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của Quảng Trị

Các Phó Thủ tướng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các kiến nghị của tỉnh Quảng Trị sau chuyến thăm, làm việc của Tổng Bí Thư Tô Lâm

Sự kiện - 16/11/2024 10:03

[Café Cuối tuần] Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm

[Café Cuối tuần] Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm

"Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" là một trong những thông điệp hết sức quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm. Thông điệp này cung cấp tầm nhìn chiến lược cho những cố gắng cải cách của Việt Nam chúng ta hiện nay.

Sự kiện - 16/11/2024 09:59

Google: AI có thể mang lại hàng chục tỷ USD cho doanh nghiệp Việt

Google: AI có thể mang lại hàng chục tỷ USD cho doanh nghiệp Việt

Với việc áp dụng rộng rãi AI, lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể lên tơi hơn 79 tỷ USD vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP của Việt Nam

Sự kiện - 16/11/2024 06:50

 Sắp tổ chức Diễn đàn giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp

Sắp tổ chức Diễn đàn giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp

Các Khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam đang đứng trước xu hướng chuyển đổi toàn diện để giữ chân khách hàng và thu hút các dự án công nghệ cao, quy mô lớn.

Sự kiện - 16/11/2024 06:47