Chờ sóng cổ phiếu ngân hàng

Nhàđầutư
Nhiều cổ phiếu ngân hàng đang ở mức định giá khá thấp so với thị trường chung. Sau một thời gian dài đi ngang, tích luỹ, không ít nhà đầu tư đang kỳ vọng về một con sóng lớn ngân hàng như nửa đầu năm ngoái.
N.THOAN
10, Tháng 01, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Nhiều cổ phiếu ngân hàng đang ở mức định giá khá thấp so với thị trường chung. Sau một thời gian dài đi ngang, tích luỹ, không ít nhà đầu tư đang kỳ vọng về một con sóng lớn ngân hàng như nửa đầu năm ngoái.

Ngan hang Coc tien May dem tien 2

Triển vọng cổ phiếu ngân hàng 2022. Ảnh: Trọng Hiếu

27 cổ phiếu ngân hàng niêm yết vừa có một tuần giao dịch không mấy tích cực khi VN-Index lập đỉnh mới, nhiều nhóm ngành tăng mạnh nhưng có tới 19/27 mã ngân hàng giảm giá, 1 mã đứng giá và chỉ có 7 mã tăng với biên độ không lớn, ngoại trừ NVB có mức tăng đột biến (22%). 

Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ngân hàng chắc hẳn đã quen thuộc với diễn biến này trong suốt hơn 6 tháng qua. Trong nửa đầu năm 2021, cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm khi có nhiều đợt tăng giá mạnh, trở thành động lực tăng trưởng chính của thị trường, giúp VN-Index vượt mốc 1.400 điểm vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, nửa cuối năm lại là quãng thời gian giao dịch trong lo lắng và chán nản của cổ đông nhóm này. Nhóm cổ phiếu vua cũng thay vì dẫn sóng thì trở thành lực cản với thị trường chung.

Sau giai đoạn giảm sâu, cổ phiếu ngân hàng rơi vào trạng thái sideway (đi ngang), với một số mã có tốc độ phục hồi khá cao, tuy nhiên nhìn chung vẫn mang gam màu ảm đạm, khi các nhà đầu tư "đu đỉnh" chưa hẹn ngày "về bờ". 

Tính tới ngày 7/1/2022, bước qua tuần giao dịch đầu tiên của năm 2022 vẫn còn những cổ phiếu còn chưa về tới mức định giá của đáy tháng 7/2021 (khi thị trường giảm sâu về mốc 1.243 điểm) như LPB (-3%), VAB (-6%).

bien-dong-gia-1.7-19.7

 

Ngoại trừ một số cổ phiếu có mức tăng cao như NVB (+129%); TPB (+89%), PGB (+75%) thì hầu hết các mã có mức tăng khá thấp từ 4-36% sau 6 tháng giao dịch - là biên độ không quá cao so với mức tăng chung của thị trường là 23%.

Trong bối cảnh suốt một thời gian dài, đa số cổ phiếu vua gần như đi ngang, tích luỹ, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng về một đợt sóng sắp tới của cổ phiếu ngân hàng như nửa đầu năm ngoái. 

Theo thống kê của Nhadautu.vn, hiện nay có 14/27 cổ phiếu ngân hàng đang có P/B ở mức dưới 2x; 8 mã có P/B từ 2-2,5x và 5 mã có P/B từ 3,6-4,6x. Về chỉ số P/E, hiện có 17/27 ngân hàng có P/E dưới 15x. 

P.E-P.B-7.1-1

 

Thực tế, việc phát hành cả chục tỷ cổ phiếu ra thị trường trong nửa cuối năm ngoái thông qua phát hành chia cổ tức, phát hành riêng lẻ khiến cho nhóm cổ phiếu vua bị pha loãng, lao dốc mạnh.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, giá cổ phiếu ngân hàng đã trải qua giai đoạn tăng trưởng khá nóng vào đầu năm 2021. Với việc pha loãng mạnh mẽ, cần khoảng thời gian dài để thị trường hấp thụ hàng tỷ cổ phiếu phát hành mới. Trong thời gian tới, nhóm cổ phiếu ngân hàng muốn tăng phải đi kèm hai yếu tố là dòng tiền thực sự lớn cùng kết quả kinh doanh khả quan làm động lực. 

Về phần mình, SSI Research đánh giá ROE năm 2022 đối với các ngân hàng ước tính đạt mức cao 19% so với 10,5% -18% trong giai đoạn 2015-2020, điều này tạo cơ hội cho nhà đầu tư mua cổ phiếu ngân hàng tốt ở mức giá hấp dẫn.

Kết quả kinh doanh ngành ngân hàng ước tính mạnh hơn vào nửa cuối năm 2022 theo đà phục hồi kinh tế và so với mức thấp trong nửa cuối năm 2021. Vì vậy, SSI điều chỉnh đánh giá ngành ngân hàng từ trung lập lên khả quan, đặc biệt cho nửa cuối năm 2022.

Đánh giá về triển vọng cổ phiếu ngân hàng, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết, về cơ bản trong giai đoạn vừa qua, nhóm ngân hàng đã có mức giảm tương đối lớn khiến P/B sụt giảm về vùng giá hấp dẫn. Trong thời gian tới, cổ phiếu ngân hàng vẫn còn dư địa để tăng trưởng tốt, cùng với đó là khả năng hấp thụ lớn từ thị trường.

Trong báo cáo mới phát hành, Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE) nhận định cổ phiếu ngân hàng hiện đang giao dịch ở mức trung bình 1,8x P/B dự phóng 2021 và 1,5x P/B dự phóng 2022, đây là mức định giá thấp so với mức ROE cao mà các ngân hàng tạo ra (trung bình là 18,5%). Không những vậy, hầu hết các ngân hàng hiện đang giao dịch ở mức định giá trung bình 5 năm trong khi ROE đã cải thiện đáng kể so với mức ROE cao nhất trong 5 năm qua.

Mới đây, tổng kết ngành ngân hàng cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 13,5-14% - cao hơn mục tiêu đầu năm là khoảng 12%, mang tới kỳ vọng lợi nhuận cả năm 2021 của hệ thống ngân hàng sẽ tốt hơn kỳ vọng.

Năm 2022, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 14% và có thể nới rộng thêm trong bối cảnh nền kinh tế trên đà phục hồi, phát triển. TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, năm 2022, lạm phát tiếp tục duy trì ở mức thấp, chỉ khoảng 3%, là điều kiện để lãi suất tiếp tục duy trì ổn định.

SSI cho rằng chất lượng tài sản sẽ là yếu tố then chốt cho doanh thu, lợi nhuận của từng ngân hàng năm 2022. Theo đó, những nhà băng nào tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro trong năm 2021, có tỷ lệ bao nợ xấu lớn sẽ được đánh giá cao hơn.

Ngày 4/1, Chính phủ đã có đề xuất Quốc hội gói hỗ trợ toàn diện gần 350.000 tỷ đồng, trong đó gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại. Đây có thể coi là cú huých với ngành ngân hàng và toàn nền kinh tế trong giai đoạn 2022-2023.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ