Chính sách ‘friend - shoring’ của Mỹ và cơ hội đối với Việt Nam

Nhàđầutư
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn có thể chủ động đề xuất những chương trình phù hợp với "phương hướng friend-shoring” nhằm đạt những bước nhảy vọt giống như Hàn Quốc giai đoạn 1979-1980.
TS ĐOÀN VÂN HÀ (*)
03, Tháng 03, 2024 | 07:00

Nhàđầutư
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn có thể chủ động đề xuất những chương trình phù hợp với "phương hướng friend-shoring” nhằm đạt những bước nhảy vọt giống như Hàn Quốc giai đoạn 1979-1980.

CS Friend Shoring

Chính sách "friend-shoring" và tác động tới Việt Nam. Ảnh: FTS.

"Friendshoring" là một thuật ngữ mới xuất hiện gần đây do những căng thẳng chính trị ngày càng tác động đến các mối quan hệ thương mại toàn cầu – đặc biệt là giữa Trung Quốc và Mỹ. "Friendshoring", thành ngôn ngữ thông dụng thể hiện sự sắp xếp lại các mạng lưới thương mại dọc theo các ranh giới địa chính trị. 

Bắt đầu từ năm 2018 trước lo ngại sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung của Trung Quốc trong nhiều ngành, Tổng thống Mỹ Donal Trump đã áp thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc, khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Tiếp đó, đại dịch Covid-19 khiến nhiều mặt hàng từ khẩu trang, thực phẩm, thuốc men đến các linh kiện bán dẫn, linh kiện sản xuất... khan hiếm tại nhiều quốc gia  đã lộ ra những tử huyệt trong chuỗi cung ứng, việc các chiến lược "giảm thiểu rủi ro" hay "tách rời" của các công ty đã không còn hiệu quả. Cùng với đó, xung đột Nga - Ukraina đã phơi bày sự mong manh của chuỗi cung ứng cũng như tính dễ tổn thương của nền kinh tế toàn cầu, khiến nhiều quốc gia chuyển hướng sang giao thương với các nước đáng tin cậy cũng như các đồng minh chính trị và kinh tế nhằm giảm bớt rủi ro.

"Friendshoring" lần đầu được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đưa ra trong bài phát biểu về nền kinh tế toàn cầu năm 2022 khi cho biết mục tiêu của nước này là "phải đạt được thương mại tự do cũng như an toàn". Theo bà Yellen, việc từ bỏ phương thức thương mại chỉ chạy theo chuỗi cung ứng rẻ nhất là điều rất quan trọng, và bằng cách ủng hộ "friend-shoring" của chuỗi cung ứng với các quốc gia đáng tin cậy sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế Mỹ cũng như cho các đối tác thương mại đáng tin cậy của nước này. Do đó, cụm từ này còn được gọi khác là "ally-shoring", thể hiện ưu tiên an ninh của chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu hơn là các cân nhắc về kinh tế. Về cơ bản, "friend-shoring" là việc định tuyến lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia được coi là an toàn về chính trị và kinh tế hoặc có rủi ro thấp nhằm tránh sự gián đoạn trong hoạt động kinh doanh.

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) vào tháng 11/2023 đã dự báo thương mai toàn cầu năm 223 giảm 5% so với mức kỷ lục năm 2022, giảm khoảng 1,5 nghìn tỷ USD xuống dưới 31 nghìn tỷ USD. UNCATD cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể về sự gần gũi về mặt chính trị giữa thương mại kể từ nửa cuối năm 2022, cho thấy sự thay đổi trong ưu đãi thương mại song phương đối với các quốc gia có quan điểm địa chính trị tương tự, dẫn đến sự tập trung thương mại trong các mối quan hệ thương mại lớn. Thương mại giữa các quốc gia gần gũi về mặt địa chính trị đang gia tăng, trong khi thương mại giữa các quốc gia có khoảng cách địa chính trị đang giảm sút. Apple là một công ty Mỹ gần đây đã thực hiện friend-shoring, chuyển một số hoạt động sản xuất iPhone từ Trung Quốc sang Ấn Độ. Hiện tại, chỉ có 5% sản phẩm của Apple được sản xuất bên ngoài Trung Quốc, nhưng phân tích gần đây của JP Morgan cho thấy con số này có thể tăng lên 25% vào năm 2025.

UNCATAD

 

Theo Deloitte, việc áp thuế đối với một loạt hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ - bắt đầu từ năm 2018 dưới thời chính quyền Tổng thống Donal Trump - đã khiến tỷ trọng nhập khẩu của nước này giảm 7,2% từ năm 2017 đến cuối năm 2023, tương đương khoảng 225 tỷ USD.

Trong giai đoạn căng thẳng thương mại này, Mexico là nước được hưởng lợi chính, một phần không nhỏ nhờ vào Thỏa thuận Mỹ - Mexico - Canada, sự mở rộng của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ được ký vào năm 2020. Nước này chứng kiến tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Mỹ tăng gấp 2 lần từ năm 2017 đến năm 2023.

Về phần mình, Trung Quốc đã thực hiện thành công hoạt động thương mại của mình ngoài Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản và ủng hộ các nước Nam bán cầu. Thương mại của Trung Quốc với Nam bán cầu đạt tổng cộng 2,25 nghìn tỷ USD mỗi năm, so với thương mại của nước này với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, ở mức khoảng 2 nghìn tỷ USD và xu hướng đó sẽ tiếp tục: Có sự chuyển hướng rõ ràng trong thương mại từ các nước không thân thiện sang các nước thân thiện và rằng thương mại của Mỹ với các nước Đông Nam Á sẽ tiếp tục gia tăng.

Trong báo cáo thương mại và phát triển năm 2023, UNCTAD lưu ý rằng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tăng lên, với tổng nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ từ Trung Quốc trở lại mức đỉnh trước COVID-19. Nhập khẩu song phương cả hàng hóa và dịch vụ từ Trung Quốc vào Mỹ đạt mức cao nhất vào năm 2022 ở mức 564 tỷ USD, một phần được thúc đẩy bởi nhiều sản phẩm không bị áp thuế.

Mỹ vẫn là điểm đến chính cho xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, tiếp theo là Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Ấn Độ. Và trong khi Trung Quốc chiếm tỷ trọng thấp hơn trong nhập khẩu của Mỹ, siêu cường châu Á này vẫn giữ vị trí ngày càng thống trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu, một vị trí là "con dao hai lưỡi" đối với Mỹ và các quốc gia khác đang tìm cách chuyển dịch thương mại theo hướng đồng minh chính trị gần gũi hơn. Khi thương mại hàng hóa trung gian nói riêng tiếp tục mở rộng thì tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc cũng tăng theo, phát triển một "toàn cầu hóa lấy Trung Quốc làm trung tâm" nhiều hơn và nhìn vào thương mại hàng hóa trung gian có thể đưa ra đánh giá chính xác hơn nhiều về chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tác động và cơ hội cho Việt Nam

UNCTAD dự báo thương mại toàn cầu sẽ giảm khoảng 1,5 nghìn tỷ USD (tương đương 4,5%) vào năm 2023, với nhu cầu giảm ở các quốc gia phát triển, hoạt động kém hiệu quả của các nền kinh tế Đông Á và giá hàng hóa giảm, tất cả đều ảnh hưởng nặng nề đến thương mại hàng hóa nói riêng. 

Theo Moody’s Analytics, thuế quan và lệnh trừng phạt của chính phủ sẽ tiếp tục làm tăng thêm sự phức tạp của thương mại, từ đó làm tăng thêm chi phí cho chuỗi cung ứng và, việc tìm nguồn cung ứng hàng hóa, dịch vụ và nguyên vật liệu một cách chiến lược sẽ là ưu tiên hàng đầu của các đối tác thương mại và việc hợp tác với bạn bè có thể sẽ trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến. Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm ngoái đã cảnh báo về tác động của sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng và thị trường hàng hóa do những động thái như vậy gây ra đối với tăng trưởng trong nước và lạm phát.

Friend-shoring sẽ tiến triển một cách có chọn lọc, tập trung vào các lĩnh vực cụ thể. Tháng 2/2021, Mỹ đã ban hành "sách lệnh điều hành về chuỗi cung ứng" nêu rõ bốn danh mục sản phẩm rộng khắp mà các nỗ lực dịch chuyển chuỗi cung ứng của Mỹ có thể nhắm tới gồm Sức khỏe cộng đồng và nền tảng sinh học; Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT); Năng lượng, và Khoáng sản và vật liệu quan trọng.

Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 7/2023, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen phát biểu tầm quan trọng của phát triển chuỗi cung ứng nhấn mạnh nỗ lực "friend-shoring" mà quốc gia này đang theo đuổi và Việt Nam là một đối tác quan trọng trong chuỗi cung ứng "friend-shoring" của nước này.

Việt Nam có trữ lượng đất hiếm đứng thứ hai thế giới. Đất hiếm là nguyên liệu quan trọng sản xuất chất bán dẫn cho các ngành công nghiệp cao, đặc biệt là chip bán dẫn. Sự hiện diện của chip bán dẫn trong mọi ngóc ngách trong đời sống từ lò vi sóng đến tên lửa, từ bóng đèn cảm biến đến thị trường chứng khoán, điện thoại thông minh, xe điện... Do đó, các vật liệu bán dẫn đang có vai trò quan trọng cho tương lai công nghệ toàn cầu. Đất hiếm cũng là điểm yếu của Mỹ khi đọ sức với Trung Quốc khi hơn 95% đất hiếm sản xuất ra trên thế giới là từ Trung Quốc và các công ty của Mỹ không có sự lựa chọn nào khác.

Bên cạnh trữ lượng đất hiếm, Việt Nam có lợi thế nhờ nền tảng chính trị xã hội ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh thân thiện và ngày càng lành mạnh, lao động qua đào tạo ngày càng tăng, ước tính khoảng 67%. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Viêt Nam có thể chủ động đề xuất những chương trình phù hợp với "phương hướng friend-shoring" để có thể đạt những bước nhảy vọt giống như Hàn Quốc những năm 1979-1980, là giai đoạn mà các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Nhật Bản buộc phải áp dụng chính sách tự nguyện hạn chế xuất khẩu VER vào Mỹ, và Việt Nam đang tiếp nhận một số lợi thế trong bối cảnh ngoại thương và như câu chuyện ô tô Hàn Quốc và tránh lời nguyền tài nguyên để Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

(*) Khoa Kinh doanh quốc tế - Học viện Ngân hàng

Tài liệu tham khảo:

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022

Diễn đàn kinh tế thế giới https://www.weforum.org/agenda/2023/02/friendshoring-global-trade-buzzwords/

UNCTAD: Global trade set to contract by 5 per cent in 2023. https://unctad.org/system/files/official-document/ditcinf2023d3.pdf

The Limits of “Friend-Shoring” https://www.csis.org/analysis/limits-friend-shoring

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24780.00 24800.00 25120.00
EUR 26531.00 26638.00 27810.00
GBP 30922.00 31109.00 32063.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26997.00 27105.00 27944.00
JPY 160.61 161.25 168.71
AUD 16142.00 16207.00 16697.00
SGD 18173.00 18246.00 18786.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 18136.00 18209.00 18746.00
NZD   14822.00 15314.00
KRW   17.74 19.35
DKK   3562.00 3694.00
SEK   2305.00 2395.00
NOK   2289.00 2380.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ