'Chinh phục' sông Đà xây Thủy điện Hòa Bình

HOÀNG PHƯƠNG
16:44 12/11/2019

Chọc mũi khoan thăm dò xuống lòng sông ở vị trí nào cũng gặp lớp phù sa, không thể xây đập thủy điện, người Pháp kết luận "Sông Đà bất trị".

Sáng 6/11/1979, sau tiếng mìn nổ rung đồi Ông Tượng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ném viên đá xuống lòng sông Đà, khởi công xây dựng thủy điện Hòa Bình. Cuối năm 1988, tổ máy đầu tiên phát điện. Bảy tổ máy còn lại lần lượt hoạt động sáu năm sau đó. Năm 1994, nhà máy khánh thành. Công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á trong thế kỷ XX hoàn thành sau 15 năm xây dựng. Đã 40 năm trôi qua, ký ức về sự khởi nguồn của việc ra đời nhà máy thủy điện này vẫn hằn sâu trong những người từng tham gia thi công công trình.

Mùa thu năm 1971, miền Bắc trải qua trận đại hồng thủy "250 năm mới gặp một lần". 400 km đê vỡ, 500 nghìn ha lúa mất trắng. Nước sông Hồng dâng xấp xỉ mặt cầu Long Biên. Ngành giao thông phải điều một đoàn tàu chở đá hộc lên trấn giữ mặt cầu để không bị lũ cuốn phăng.

Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng khi đó đưa đoàn đại biểu cấp cao Liên Xô đi thị sát lụt ở Hà Bắc. Đứng trên triền đê nhìn ra mênh mông nước, ông mong muốn Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng một công trình để cắt lũ cho đồng bằng sông Hồng. "Xây dựng thủy điện" - Chủ tịch Hội đồng Xô viết Tối cao Nikolai Podgorny khi ấy trả lời. Cuộc viếng thăm diễn ra vào tháng Tám, thì tháng Mười, đoàn chuyên gia Liên Xô cùng thiết bị sang Việt Nam chuẩn bị khảo sát.

song da

Công trình thủy điện Hòa Bình xây dựng trong 15 năm, do các chuyên gia Liên Xô thiết kế. Ảnh: Ngọc Thành.

Ngày 5/10/1971, mũi khoan đầu tiên của chuyên gia Liên Xô cắm vào lòng sông Đà, mở đầu công cuộc thăm dò, chọn tuyến suốt 6 năm. "Mục đích đầu tiên khi xây dựng thủy điện Hòa Bình là để trị thủy sông Đà, rồi mới đến vấn đề năng lượng. Trị thủy sông Đà nghĩa là trị thủy sông Hồng, cắt lũ cho đồng bằng Bắc Bộ, bảo vệ Thủ đô", ông Thái Phụng Nê, cựu Bộ trưởng Bộ Năng lượng lý giải.

Con sông bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy dọc miền Tây Bắc Việt Nam trên chiều dài 543 km. Lưu lượng nước giữa mùa khô và mùa lũ chênh lệch lớn khiến đáy sông hàng năm luôn luôn biến đổi. Số liệu thủy văn năm 1971 thống kê chênh lệch tới 24 lần, khi lưu lượng nước mùa khô đạt 610 m3/s, còn mùa lũ vọt lên 14.800 m3/s. Sông Đà là phụ lưu chính, "đóng góp" gần 70% lưu lượng lũ sông Hồng. Hơn một nửa tổng lưu lượng lũ của sông Hồng lại đổ về Hà Nội - "thủ phạm" chính làm vỡ đê, gây ra lụt lội những năm 1945, 1971. Muốn trị thủy sông Hồng thì phải "trị" được sông Đà. Nhưng con sông bất trị cũng có tiềm năng kinh tế lớn. Riêng trữ năng của dòng chính trên 30 tỷ kWh, chiếm một phần ba trữ năng kinh tế thủy điện cả nước.

1

Ông Thái Phụng Nê từng có mặt 14 năm trên công trường thuỷ điện Hoà Bình. Ảnh: Trần Huấn.

Từ những năm 1940, người Pháp đã lên kế hoạch khai thác sông Đà sau khi hoàn thành đánh chiếm miền Tây Bắc. Sở Địa chất Đông Dương đặt những mũi khoan thăm dò đầu tiên xuống lòng sông, từ thị xã Hòa Bình lên tận Chợ Bờ, Suối Rút. Con sông "trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh", núi đá sừng sững hai bên bờ, nhưng dưới lòng sông lại có một lớp phù sa dày tới 60 mét. Dưới cùng là hỗn hợp cuội sỏi, tới lớp cát thô rồi cát mịn. Trình độ công nghệ lúc đó chưa đủ khả năng xử lý lớp phù sa này để xây đập thủy điện. Người Pháp mới kết luận "Sông Đà bất trị".

Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, Trung ương cũng sớm lên kế hoạch trị thủy, lập Ủy ban trị thủy và khai thác sông Hồng năm 1959. Các đội khảo sát địa chất địa hình đi thăm dò lòng sông, xây trạm thủy văn theo dõi lượng nước mùa khô lẫn mùa lũ. Những năm 1960 – 1970, Ủy ban đặc biệt lưu ý quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đà với 4 nhiệm vụ chính: chống lũ cho đồng bằng Bắc Bộ; khai thác thủy năng phát triển kinh tế xã hội; phục vụ tưới tiêu nông nghiệp và phát triển giao thông đường thủy. Trước khi người Liên Xô bắt tay vào việc, các chuyên gia Trung Quốc cũng đã thử khoan thăm dò và lắc đầu bó tay "Không thể làm được đập thủy điện trên sông Đà".

Từ 1971, các chuyên gia địa chất Liên Xô và Việt Nam đã liên tục khoan thăm dò để chọn vị trí xây dựng đập thủy điện. Nơi được chọn phải bố trí được nhà máy, thân đập và tạo ra một hồ chứa có dung tích chống được trận lũ năm 1971. Những mũi khoan chọc xuống lòng sông đều gặp lớp cát lẫn phù sa. Cho tới năm 1977, đoàn khảo sát chọn được sáu tuyến, từ thị xã Hòa Bình lên tới Suối Rút, trên một quãng sông dài 40 km. Tuyến đầu là Suối Rút, xuất phát từ chân cao nguyên Mộc Châu; tuyến hai là suối Hoa từ Thanh Hóa đổ về sông Đà. Tuyến thứ ba là Chợ Bờ; tuyến thứ 4 là Hiền Lương; tuyến thứ 5 là Hòa Bình trên và cuối cùng là Hòa Bình dưới.

So sánh khối lượng xây dựng, cuối cùng hai tuyến "khả thi" được chọn là "Hòa Bình trên" và "Hòa Bình dưới". Tuyến trên cách thị xã Hòa Bình khoảng 6 km, địa hình hẹp, hiểm trở. Khi thi công không bố trí được mặt bằng cho công trường, khó vận chuyển nguyên vật liệu. Tuyến dưới cách thị xã gần 2 km, gần đồi Ông Tượng. Nơi này tương đối bằng phẳng, dễ tập kết vật liệu, xây dựng nhà ở lẫn công trình phụ trợ cho công trường. Dòng sông tới đây gặp dãy núi Ông Tượng liền uốn khúc, thu hẹp lại còn gần 300 mét, thích hợp làm thân đập, vai đập.

dap-thuy-dien-Hoa-Binh-

Đập thủy điện Hòa Bình cao 128 m, xây dựng trong 9 năm (1981 - 1990). Nền đập được xử lý bằng màn chống thấm. Ảnh: Ngọc Thành.

Viện Thiết kế thủy công Baku thuộc Cộng hòa Azerbaijan – đơn vị được Liên Xô giao nhiệm vụ lập Luận chứng kinh tế kỹ thuật cho công trình chọn phương án Hòa Bình trên. Bởi "tuyến dưới có một dãy đá vôi cắt ngang từ lòng hồ xuống hạ lưu, có nhiều hang hốc xử lý phức tạp". Còn Viện Thiết kế thủy công Moscow chọn tuyến Hòa Bình dưới. Viện trưởng Nikolai Aleksandrovich Malyshev nói Liên Xô có đủ chuyên gia và trình độ để xử lý tuyến đá vôi đó. Ông là kỹ sư trưởng thiết kế đập thủy điện Aswan trên sông Nile, Ai Cập. Đập này có đặc điểm địa chất gần như lòng sông Đà ở Hòa Bình với lớp phù sa dày gần 170 mét. Việt Nam đồng ý chọn tuyến Hòa Bình dưới.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã chốt được địa điểm và dần mọc lên. Tháng 4/1994, khi tổ máy cuối cùng hòa lưới điện quốc gia, thì đường dây 500 kV mạch 1 từ trạm Hòa Bình vào đến Phú Lâm, TP HCM cũng chuẩn bị đưa vào vận hành. Mạch điện xương sống nối hệ thống điện ba miền đã giải quyết tình trạng thiếu điện trầm trọng cho miền Trung và miền Nam. Thủy điện Hòa Bình đã sản xuất gần 230 tỷ kWh điện trong suốt 30 năm qua.

thuy dien hoa binh

Tám tổ máy tổng công suất 1.920 MW đều được lắp đặt, thi công ngầm trong lòng đồi. Ảnh: Ngọc Thành.

Công trình thủy điện đánh dấu rất nhiều những "lần đầu tiên" trong lĩnh vực xây dựng công trình của Việt Nam. Tám tổ máy và các công trình phụ trợ lần đầu thi công ngầm, lắp đặt trong lòng quả đồi 206, chỉ có thân đập là lộ thiên. Con đập cao 128 m, dài 743 m lần đầu tiên dùng phương pháp màn chống thấm. Các chuyên gia đã khoan phun xi măng, phụt vữa sét, tạo nên một lớp màn chống thấm, kết dính cát cuội dưới lòng sông. Kỹ thuật này giúp bảo vệ thân đập trước cơn địa chấn mạnh cấp 8, bởi sông Đà chảy qua vùng địa chất có nguy cơ động đất mạnh nhất Việt Nam.

Đập ngăn sông tạo nên một hồ chứa nước có dung tích 9,8 tỷ m3. Đập xả tràn có 12 cửa xả đáy và 6 cửa xả mặt. Năng lực xả tối đa 35.400 m3/s, tương đương lưu lượng lũ sông Hồng trong cơn hồng thủy 1971. Năm 1996, lũ thượng nguồn đổ về với lưu lượng 22.650 m3/s. Thủy điện mở 7 cửa xả, cắt lũ, giữ an toàn cho hạ du và đồng bằng Bắc Bộ.

Nhiều năm sau này, tiến sĩ Thái Phụng Nê vẫn tâm niệm việc xây dựng công trình trong lúc đất nước bốn bề khó khăn là một quyết định táo bạo của Trung ương. Ông nhớ đến ý kiến của cố Tổng bí thư Lê Duẩn thời điểm ấy, rằng phải tranh thủ bởi không ai ngoài Liên Xô có thể giúp Việt Nam xây dựng công trình ấy. Và chắc rằng, "bạn giúp đến đó còn lại thì mình cũng phải tự lực". Liên Xô đã cung cấp từ thiết kế kỹ thuật, chuyên gia, đến thiết bị cho công trình.

"Thế hệ chúng tôi đi xây dựng công trình thế kỷ với niềm tin chưa biết thì chuyên gia Liên Xô sẽ dạy cho biết, rồi mình sẽ làm được. Và thực tế bây giờ mình đã làm được", ông Nê giãi bày.

Đại công trường thủy điện Hòa Bình đã đào tạo cho đất nước một đội ngũ quản lý, thiết kế, kỹ sư xây dựng đến những công nhân lành nghề. Hàng vạn thanh niên mới học xong phổ thông, được "ném" vào cái lò đào tạo ấy đã trở thành công nhân đào hầm, khoan lộ thiên, khoan hầm. Lớp kỹ sư mới ra trường có nơi thực hành, biết xử lý màn chống thấm. Đội ngũ ấy sau này tiếp tục xây dựng đường dây 500 kV Bắc Nam, thủy điện Sơn La, hầm đèo Hải Vân...

(Theo VnExpress)

  • Cùng chuyên mục
Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.

Đầu tư - 19/11/2024 17:13

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình vừa được chấp thuận là nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên.

Đầu tư - 19/11/2024 15:06

Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê

Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Đầu tư - 19/11/2024 14:57

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết dứt điểm việc giao đất để triển khai dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.

Đầu tư - 19/11/2024 11:21

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú người Malaysia Vincent Tan được cho là muốn đầu tư vào dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TP.HCM của bà Trương Mỹ Lan. Trước đó, Tập đoàn Berjaya của vị tỷ phú này đã định đầu tư Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam tại huyện Hóc Môn nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.

Đầu tư - 19/11/2024 06:30

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Mức giá đền bù để thực hiện dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng vừa được phê duyệt. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng đã thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) của khu công nghiệp này.

Đầu tư - 19/11/2024 06:00

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

Sau một thời gian chuẩn bị, 4 dự án PPP đầu tư 4 tuyến đường cao tốc đã đồng loạt thông báo mời thầu trong nửa đầu tháng 11. Với hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi, cuộc chơi đang mở cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án PPP mới.

Đầu tư - 18/11/2024 18:22

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4-7/12/2024 tại Hà Nội.

Đầu tư - 18/11/2024 18:21

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư sơ bộ là 38.693 tỷ đồng. Dự kiến, 100% vốn thực hiện dự án sẽ do nhà đầu tư thu xếp, trong đó, vốn chủ sở hữu là 5.804 tỷ đồng (chiếm 15%), vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 32.889 tỷ đồng (chiếm 85%).

Đầu tư - 18/11/2024 15:43

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Dù đã tung nhiều chính sách ưu đãi, kích cầu mùa bán hàng dịp cuối năm, nhưng, dường như trên thị trường sức mua vẫn không nhiều cải thiện, trái ngược với kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Trên thị trường, cá biệt một vài dự án ra mắt nhận được lượng đặt cọc, giữ chỗ ấn tượng.

Đầu tư - 18/11/2024 14:49

Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng

Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến, trong giai đoạn 2024 - 2025, sẽ hoàn thành khoảng 5.923 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội.

Bất động sản - 18/11/2024 14:26

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã có những trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữ chân nhà đầu tư.

Đầu tư - 18/11/2024 10:32

Dưới thời Trump 2.0, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiếp tục chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam

Dưới thời Trump 2.0, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiếp tục chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam

(ĐTCK) Theo KBSV, căng thẳng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tạo thêm động lực cho các công ty lớn chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm rủi ro.

Đầu tư - 18/11/2024 10:27

Thừa Thiên Huế ra tiêu chí cho các dự án đầu tư có sử dụng đất

Thừa Thiên Huế ra tiêu chí cho các dự án đầu tư có sử dụng đất

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND về quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư - 18/11/2024 09:59

Quảng Ninh nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão

Quảng Ninh nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão

Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Ninh với con số ước tính lên tới 28.000 tỷ đồng, tương đương một nửa ngân sách thu được của toàn tỉnh năm 2023. Tuy nhiên, Quảng Ninh đã và đang thực hiện hàng loạt giải pháp đồng bộ để vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng trên 10% trong năm 2024.

Đầu tư - 18/11/2024 07:00

Vì sao Thừa Thiên Huế giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Vì sao Thừa Thiên Huế giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh thông qua phương án giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do hoạt động không hiệu quả.

Đầu tư - 17/11/2024 15:25