'Chiến trường' phái sinh
Những ngày gần đây, khi thị trường cơ sở giảm mạnh, chứng khoán phái sinh được quan tâm, nhưng cũng trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn với hai luồng ý kiến trái chiều.

Tránh “bão”
Trong khi nhiều nhà đầu tư cho rằng, sự thao túng trên thị trường chứng khoán phái sinh là nguyên nhân khiến thị trường cơ sở bị “đạp” không thương tiếc và yêu cầu áp dụng ngay giao dịch T+0 như trên sàn phái sinh, thì cũng có không ít nhà đầu tư hồ hởi khoe lợi nhuận kiếm được từ thị trường này.
Người viết nhận xét, các ý kiến trên phần nhiều mang tính phiến diện, chỉ nhìn được một phía, do đa số nhà đầu tư chỉ tham gia đầu tư trên thị trường cơ sở, hoặc giao dịch trên thị trường phái sinh. Dưới góc nhìn của một người đầu tư cổ phiếu lâu năm và gắn bó với thị trường phái sinh ngay từ những ngày đầu, tôi có một số lý giải như sau.
Chứng khoán phái sinh ra đời tại thị trường Việt Nam từ năm 2017, với mục đích ban đầu là đa dạng hóa sản phẩm cho thị trường, đồng thời trang bị thêm công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư, tiếp cận dần với xu hướng chung của các thị trường chứng khoán tiên tiến trên thế giới.
Với mục đích là công cụ phòng ngừa rủi ro, khi thị trường cơ sở bất ngờ giảm mạnh mà nhà đầu tư không muốn bán danh mục cổ phiếu tiềm năng, họ có thể mở vị thế bán (Short) hợp đồng phái sinh. Khi đó, sự thiệt hại của danh mục cơ sở sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận từ Short phái sinh.
Đến khi thị trường hồi phục, Short phái sinh có thể bị lỗ, nhưng danh mục cơ sở lại có lãi (hoặc giảm lỗ), giúp tài sản của nhà đầu tư ít biến động. Như vậy, qua giai đoạn thị trường biến động mạnh, nhà đầu tư vẫn giữ được danh mục cổ phiếu tiềm năng mà tổng tài sản không bị thiệt hại hoặc giảm được thiệt hại (có thể gọi là tránh bão an toàn).
Công cụ “thoát hàng” cơ sở?
Một số ý kiến cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, phái sinh có thể được sử dụng làm công cụ để “nhà tạo lập thị trường” (MMs) thoát hàng cơ sở nhanh hơn mà vẫn giữ được lợi nhuận kỳ vọng.
Ví dụ, MMs mua nhóm cổ phiếu VN30 ở vùng 1.000 điểm và kỳ vọng bán ở vùng 1.500 điểm. Khi chưa có phái sinh, để có thể bán được giá trung bình là 1.500 điểm, MMs phải thực hiện việc kéo/xả nhiều nhịp mới có thể bán được hết hàng cơ sở ở vùng giá mục tiêu. Nhưng khi có phái sinh, việc kiếm lợi nhuận mục tiêu có thể thực hiện dễ dàng hơn.
Cụ thể, tại vùng giá 1.500 điểm, MMs sẽ bán dần danh mục VN30 đã mua trước đó, đồng thời đặt lệnh Short phái sinh. Sau khi bán được một lượng hàng cơ sở và Short đủ số hợp đồng phái sinh dự tính, MMs sẽ bán toàn bộ danh mục VN30 còn lại bất chấp giá đang ở mức nào (kể cả giá thấp hơn giá mua) mà vẫn đạt được lợi nhuận mục tiêu.
Bởi lẽ, lợi nhuận suy giảm (thậm chí lỗ) từ danh mục VN30 sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận từ Short phái sinh.
Lợi nhuận từ Short phái sinh của MMs sẽ rất lớn nếu thị trường cơ sở lao dốc do sự hoảng loạn bán tháo của những nhà đầu tư chỉ nắm giữ cổ phiếu cơ sở, nhất là những người vay ký quỹ (margin).
Ví dụ này có thể lý giải diễn biến giảm giá nhanh và mạnh của thị trường cơ sở trong thời gian gần đây và nhà đầu tư cơ sở coi chứng khoán phái sinh như tội đồ của thị trường cơ sở.
Về lý thuyết, MMs có thể kiếm lợi nhuận bằng cách như vậy. Nhưng trên thực tế, điều đó không dễ thực hiện. Theo thống kê, số lượng hợp đồng mở (OI) của phái sinh trong giai đoạn thị trường cơ sở giảm mạnh trung bình khoảng 30.000, chỉ cao hơn giai đoạn trước khoảng 10.000.
Giả sử toàn bộ số OI này là của MMs và họ giữ được trong toàn bộ nhịp giảm mạnh khi chỉ số giảm 350 điểm, từ 1.500 điểm xuống 1.150 điểm, thì số tiền họ thu được là 30.000 x 350 x 100.000 = 1.050 tỷ đồng (1 điểm tương đương 100.000 đồng).
Số tiền thu được hơn 1.000 tỷ đồng (hơn 40 triệu USD) không thấm vào đâu so với con số vài chục tỷ USD vốn hóa thị trường cơ sở bị “thổi bay” trong các phiên giảm mạnh và con số này cũng không lớn hơn bao nhiêu so với những tháng trước. Đó là chưa kể, trong số 30.000 OI, MMs chỉ chiếm một phần, còn lại là của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức nắm giữ với mục đích dự phòng rủi ro cho danh mục cơ sở.
Sẽ có người thắc mắc, tại sao không dùng con số 200.000 - 300.000 hợp đồng giao dịch hàng mà lại sử dụng số OI để dự tính? Câu trả lời là với quy mô giao dịch của thị trường phái sinh còn nhỏ, các MMs lớn rất khó có thể kiếm được lợi nhuận bằng cách giao dịch liên tục trong ngày, họ chỉ có thể “đánh” theo xu hướng trung và dài hạn. Với tính chất hỗ trợ phòng ngừa rủi ro của công cụ chứng khoán phái sinh, cơ sở và phái sinh sẽ luôn đồng hành.

Chứng khoán cơ sở có thể “đạp” phái sinh trong trường hợp giá đa số cổ phiếu trong VN30 ở mức cao, có nguy cơ sẽ sớm điều chỉnh và các nhà đầu tư lớn mở vị thế Short phái sinh, sau đó ồ ạt bán ra các cổ phiếu đó, tạo áp lực khiến thị trường giảm điểm. Khi đó, họ sẽ thu lời từ phái sinh, nhất là cổ phiếu được bán từ việc vay trong “kho”.
Bất lợi của nhà đầu tư nhỏ
Việc sử dụng phái sinh để thực hiện phòng hộ rủi ro cho danh mục cơ sở đối với nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ sẽ kém hiệu quả so với tổ chức lớn, vì một số lý do sau.
Danh mục của nhà đầu tư cá nhân tập trung vào một số ít cổ phiếu và không cân đối (do chạy theo xu hướng các nhóm) nên danh mục này nhiều khi không biến động theo chỉ số chung. Vì vậy, khi thực hiện phòng hộ bằng phái sinh có thể lỗ cả phái sinh lẫn cơ sở. Trong khi đó, danh mục của nhà đầu tư tổ chức thường đa dạng và cân đối nên danh mục biến động theo thị trường chung (chỉ số VN-Index và VN30).
Thời điểm thực hiện phòng hộ của nhà đầu tư tổ chức thường có kế hoạch rõ ràng (ví dụ, Short phái sinh khi VN-Index thủng ngưỡng hỗ trợ), trong khi phần lớn nhà đầu tư cá nhân không đủ kỹ năng phân tích để có thể chọn thời điểm phòng hộ hợp lý.
Gỡ lỗ bằng phái sinh không dễ
Khi thị trường cơ sở giảm mạnh, không ít nhà đầu tư thua lỗ nên chuyển sang giao dịch phái sinh với hy vọng gỡ lại những gì đã mất. Nhưng do chưa có kinh nghiệm giao dịch phái sinh, cộng với việc thị trường biến động nhanh và mạnh hơn trước, họ lại thua lỗ thêm, thậm chí “cháy” tài khoản do tỷ lệ đòn bẩy trong giao dịch phái sinh lớn hơn nhiều so với thị trường cơ sở.
Tôi từng tham gia một nhóm (room zalo) gồm các nhân viên môi giới và cộng tác viên của một công ty chứng khoán lớn, nhóm có hơn 200 người nhưng số tài khoản (ID môi giới và cộng tác viên) phát sinh hoa hồng từ giao dịch phái sinh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điều đó cho thấy, ngay bản thân trong những người làm nghề tư vấn mà phần lớn không biết và không sử dụng công cụ phái sinh thì với những nhà đầu tư nghiệp dư, tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều.
Để hạn chế nguy cơ thua lỗ, nhà đầu tư nên học hỏi, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm sử dụng công cụ phái sinh, bên cạnh việc lựa chọn kỹ cổ phiếu và thời điểm mua phù hợp trên thị trường cơ sở. Đầu tư tài chính rất khốc liệt, sự non nớt sẽ phải trả giá bằng tiền, thậm chí rất nhiều tiền.
(Theo Đầu tư chứng khoán)
- Cùng chuyên mục
SJ Group đặt mục tiêu doanh thu vượt 1.200 tỷ đồng
Năm 2025, SJ Group đặt mục tiêu doanh thu 1.211 tỷ đồng, tăng trưởng 87% so với cùng kỳ năm trước, còn lợi nhuận ở mức 753 tỷ đồng.
Tài chính - 28/03/2025 16:59
Thủy điện Hủa Na đặt mục tiêu lãi 185 tỷ đồng năm 2025
CTCP Thuỷ điện Hủa Na đặt kế hoạch tổng doanh thu năm 2025 đạt 828,7 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế khoảng 185,3 tỷ đồng, giảm tới 31,3% so với năm 2024.
Tài chính - 28/03/2025 15:28
Sợi Thế Kỷ kỳ vọng lợi nhuận đột biến nhờ Unitex và mùa World Cup 2026
Sợi Thế Kỷ đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 gấp 25 lần so với nền thấp 2024. Động lực đến từ nhà máy Unitex và mùa World Cup 2026.
Tài chính - 28/03/2025 14:24
Tái cấu trúc nhà đầu tư, nhanh chóng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Theo các chuyên gia, để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp, cần tái cấu trúc nhà đầu tư, đào tạo đầu tư thông minh, nhanh chóng nâng hạng thị trường...
Tài chính - 28/03/2025 13:59
CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới
Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết GELEX có chủ trương tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài cho không chỉ CADIVI, mà còn là các công ty thành viên hàng đầu, nhằm phát triển bền vững và vươn tầm thế giới.
Tài chính - 28/03/2025 07:36
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: ‘Ngành ngân hàng cần thích ứng nhanh với sự thay đổi’
Trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt trong hoàn thiện chính sách. Do vậy các ngân cần thích ứng nhanh với sự những thay đổi này.
Tài chính - 27/03/2025 18:55
Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'
CEO Gelex cho biết tại các công ty tốt trên thế giới, cổ đông lớn thường không ngồi trong HĐQT hay ban điều hành. "Cổ đông lớn tham gia cũng tốt, nhưng cái không tốt cũng có thể có. Tôi nghĩ cổ đông lớn không tham gia là tốt nhất", ông nói.
Tài chính - 27/03/2025 17:58
Kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Việt Nam và Singapore
Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) là đơn vị đầu mối hợp tác với Công ty mạng lưới chuyển tiền điện tử Singapore (NETS) triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Singapore.
Tài chính - 27/03/2025 17:35
Giá vàng có thể tăng thêm 16% trong năm nay
Giá vàng thế giới được dự báo có thể đạt mức 3.500 USD/ounce trong năm nay (tương đương mức tăng 16%. Như vậy, nếu trong nước tăng tương ứng, giá vàng nhẫn có thể đạt 115 triệu đồng/lượng.
Tài chính - 27/03/2025 12:13
Chủ tịch VIB: Đang tìm cổ đông chiến lược phù hợp, đảm bảo giá tốt
Ngân hàng VIB đề ra chỉ tiêu kinh doanh tăng trên 20% cho tín dụng, huy động và lợi nhuận. Riêng quý I, lợi nhuận đạt 20 – 22% kế hoạch, tín dụng tăng 3%.
Tài chính - 27/03/2025 12:12
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
Theo thống kê từ SSI Research, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng ở mức 2 chữ số.
Tài chính - 27/03/2025 07:59
Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Standard Chartered nâng mức dự báo tỷ giá VND/USD giữa năm lên 26.000 và NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II nhằm ứng phó với lạm phát gia tăng.
Tài chính - 27/03/2025 07:00
Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025
Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ năm nay, là mức kỷ lục mới, vượt qua năm 2021 khi tổ hợp Dung Quất 1 đi vào hoạt động.
Tài chính - 27/03/2025 07:00
Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?
Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.
Tài chính - 26/03/2025 13:20
SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng
SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.
Tài chính - 26/03/2025 10:53
Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn
Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.
Tài chính - 26/03/2025 08:13
- Đọc nhiều
-
1
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
2
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
3
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
-
4
Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?
-
5
SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago