Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: 'No deal" chưa hẳn là "good deal"*

PHẠM SỸ THÀNH
10:55 10/05/2019

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tưởng như sắp kết thúc lại bất ngờ leo thang lên một mức độ mới, khả năng hai bên không thể đi đến một thoả thuận thương mại lịch sử là rất lớn và nguyên nhân được cho là từ việc thay đổi trong chính sách của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ngày 5/5/2019, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ đánh thuế 25% với 200 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc kể từ 0 giờ ngày 10/5 (giờ Mỹ) nếu hai bên không đạt được một thoả thuận thương mại.

Ngày 8/5, đoàn đàm phán cấp cao Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu đã sang Washington. Song khả năng hai bên không thể đi đến một thoả thuận thương mại lịch sử là rất lớn và nguyên nhân được cho rằng bắt đầu từ thay đổi trong chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình.

_0 00 congnhanTQ EPA

Công nhân trong một nhà máy của Trung Quốc. Ảnh EPA

Xin giới thiệu bài viết dưới đây của Tiến sĩ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VCES) nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn những điều đang diễn ra và tác động của các diễn tiến này tới bức tranh thương mại Mỹ-Trung.

Thế nào là chiến thắng triệt để của Mỹ trong chiến tranh thương mại?

Nhiều người vẫn định nghĩa về chiến thắng của Mỹ theo cách rất khó hiểu và mập mờ. Nhưng tôi cho rằng chỉ riêng việc tạo ra chiến tranh thương mại và buộc Trung Quốc phải bước vào bàn đàm phán đã là một chiến thắng. Tổng thống Trump đã làm điều mà chưa ai làm được.

Đối với Mỹ, những bất mãn của chính quyền Tổng thống Obama với Trung Quốc liên quan đến thương mại, sở hữu trí tuệ và tấn công mạng chỉ được đưa ra bằng các biểu đạt ngoại giao và đã bị phớt lờ một cách lịch sự. Kết thúc nhiệm kỳ, ông Obama đã không tạo được bất kỳ sức ép nào lên Trung Quốc về mặt kinh tế.

Đối với Nhật Bản và EU, khi phải chịu sự đối xử thương mại bất công, họ chưa bao giờ dám lên tiếng thách thức Trung Quốc.

Chiến thắng trong chiến tranh thương mại còn thể hiện ở việc Mỹ đã đi từ việc đấu tranh về "nội dung đàm phán" sang buộc Trung Quốc thay đổi về "cách thức thực thi thoả thuận".

Trong đàm phán của Lighthizer, lần đầu tiên Mỹ đã đưa nội dung về chính sách tiền tệ và tỷ giá vào và buộc Trung Quốc chấp nhận phải thông báo cho Mỹ trước về việc thay đổi tỷ giá (nếu tiến hành). Đó là phần nội dung.

Nhưng quan trọng hơn cả, chưa có nước nào xây dựng đuợc cơ chế "đánh giá kết quả thực hiện và kiểm tra định kỳ" như Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc.

Để tránh Trung Quốc nói một đàng làm một nẻo, sau khi hiệp định thương mại được ký kết, hai bên sẽ gặp nhau định kỳ, cấp chuyên viên 1 tháng/lần, cấp thứ trưởng 3 tháng/lần, cấp Bộ trưởng 6 tháng/lần.

Điều này cho phép Mỹ đánh giá Trung Quốc kịp thời và có cách chế tài tương xứng nếu Trung Quốc tiếp tục có những hành xử như cũ. Có thể nói đây là “vòng kim cô” quan trọng giúp Mỹ bắt Trung Quốc phải nâng cao tính cam kết với thoả thuận đã ký.

Nhưng chiến thắng thôi chưa đủ, chiến thắng tuyệt đối phải là việc Tổng thống Trump và cố vấn quan trọng nhất của ông buộc Trung Quốc phải ký được một thoả thuận 7 chương chứ không phải là buộc Trung Quốc tăng nhập khẩu hàng từ Mỹ.

Vậy điều mà Mỹ thực sự muốn từ 7 chương trong thỏa thuận đó là gì?

Mỹ thực sự muốn từ đàm phán những gì?

Nếu theo dõi 8 vòng đàm phán qua sẽ thấy có 8 trọng tâm mà Mỹ đưa ra, trong đó 5 nội dung đầu là cốt tử để Mỹ “hài lòng”.

Đó là:

- Chấm dứt việc ép buộc công ty Mỹ chuyển giao công nghệ cho công ty Trung Quốc;

- Sự cần thiết phải bảo vệ mạnh hơn nữa và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc;

- Tác hại của việc tấn công mạng, ăn cắp bí mật thương mại;

- Trợ giá đối với DNNN dẫn đến dư thừa sản lượng;

- Sự cần thiết phải dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng chế tạo, hàng nông sản và dịch vụ của Mỹ tại thị trường Trung Quốc;

- Số lượng lớn các hàng rào thuế quan và phi thuế quan mà các công ty Mỹ phải đối diện ở Trung Quốc;

- Vai trò của tiền tệ trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung;

- Sự cần thiết giảm thâm hụt thương mại của Mỹ.

Rõ ràng, điều Mỹ muốn đạt được là Trung Quốc thay đổi hành vi, thay đổi mô hình chứ không phải là mức thuế. Thuế quan chỉ là công cụ mà như Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer khi điều trần trước Quốc hội Mỹ nói: "mang tính duy nhất lúc này".

Đàm phán (nếu) "đổ bể" thì do lỗi của ai?

Một bài độc quyền trên Reuters cho biết, đoàn đàm phán Bắc Kinh đã đến Washington vào tối muộn ngày thứ Sáu, với một bản dự thảo thoả thuận đã "có một sự chỉnh sửa mang tính hệ thống đối với một hiệp định thương mại dài gần 150 trang".

Điều đó có nghĩa là Trung Quốc đã sửa gần hết với 7 chương mà hai bên ròng rã đàm phán suốt 1 năm. Các nguồn tin cá nhân cho biết, đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình đã yêu cầu phải thay đổi và tuyên bố ông sẽ “chịu trách nhiệm cho điều đó”.

Chính điều này đã dẫn dến quyết định tăng thuế của Tổng thống Trump. Đây là những thay đổi nội dung được mô tả là làm cho chính ông Lighthizer choáng váng. Rõ ràng đây là một tính toán chủ động của Bắc Kinh và được quyết định bởi cấp cao nhất của họ.

Vì sao Trung Quốc quyết định "trở cờ"?

Có nhiều nguyên nhân có thể lý giải cho điều này.

Từ góc độ kinh tế, rõ ràng nếu Trung Quốc ký một thoả thuận như phân tích ở trên thì điều đó đồng nghĩa với việc họ phải xé toang bức màn sắt bảo hộ nền kinh tế của mình - điều đi ngược với cách thức điều hành kinh tế của ông Tập Cận Bình. Nó cũng đồng nghĩa với việc [Trung Quốc] buộc phải chịu sự giám sát của Mỹ.

Một thoả thuận như vậy không khác gì xé toang lồng ngực của người khổng lồ Trung Quốc. Không phải bởi nó bị giảm thặng dư thương mại mà bởi nó sẽ buộc Trung Quốc từ nay trở đi phải trở thành một nền kinh tế minh bạch và ứng xử theo cơ chế thị trường. Mà như thế thì không khác gì tự sát.

Từ góc độ chính trị. Thể diện và uy tín chính trị của ông Tập Cận Bình rất quan trọng.

Sẽ rất khó để ký một thoả thuận bị coi là “quá nhún nhường Mỹ”. Nó cũng có thể đến từ tính toán rằng Mỹ do đã không đạt được thoả thuận với Triều Tiên nên rất cần một thoả thuận với Trung Quốc.

Như vậy, việc “không cho Mỹ một thoả thuận” có nghĩa là Bắc Kinh và Bình Nhưỡng cùng gây sức ép lên Tổng thống Trump trong bối cảnh bầu cử 2020 đang đến gần. Nói theo cách khác, chiêu thức liên hoành đang được tái hiện.

Nhưng câu hỏi, Trung Quốc mạo hiểm như vậy để làm gì? Tại sao lại phải tác động lên bầu cử Mỹ bằng cách hạ uy tín chính trị của ông Trump?

Câu trả lời có thể là vì Trung Quốc muốn có một Tổng thống Mỹ mới đến từ phe Dân chủ ôn hoà hơn.

Nếu đọc dòng Tweet của Tổng thống Trump: "The reason for the China pullback and attempted renegotiation of the Trade Deal is the sincere HOPE that they will be able to 'negotiate' with Joe Biden or one of the very weak Democrats" sẽ thấy rõ HY VỌNG (HOPE) này của Trung Quốc.

Có thể phỏng đoán, một phần tính toán của ông Tập Cận Bình là “không hợp tác với Trump để đợi một ứng viên Tổng thống Mỹ khác”.

Tín hiệu từ phía Trung Quốc

Tổn thất thật sự khiến Trung Quốc phải đi vào đàm phán với Mỹ là vì họ muốn bảo vệ uy tín chính trị của ông Tập Cận Bình.

Trung Quốc không muốn người dân trong nước nghĩ chính sách của ông Tập Cận Bình đang đi chệch hướng. Nhưng với thay đổi này của ông Tập Cận Bình cho thấy dường như Bắc Kinh đã sẵn sàng đối diện với áp lực trong nước để đẩy sức ép qua cử tri Mỹ.

Một loạt cơ quan ngôn luận quan trọng của Trung Quốc đã kêu gọi người dân hiểu và ủng hộ chính sách của Trung ương. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng rất tự tin tuyên bố sẽ đáp trả cần thiết nếu Mỹ leo thang. Sự tự tin này có thể đến từ mấy yếu tố:

(1) Trung Quốc tự tin chiến tranh thương mại không ảnh hưởng lớn đến kinh tế như lo ngại ban đầu và thời gian qua chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế đã giúp doanh nghiệp nước này thậm chí còn phát triển mạnh hơn;

(2) Họ tin rằng chiến tranh thương mại không ảnh hưởng đến vị thế của lãnh đạo mỗi nước nên việc cứng rắn với tổng thống Trump dù có thể không tác động nhiều đến kết quả bầu cử 2020 cũng là một cách để tỏ rõ nguyên tắc xử của Trung Quốc dưới các sức ép của Mỹ;

(3) Bắc Kinh tin rằng Tổng thống Trump không còn lá bài nào để gây sức ép lên Trung Quốc;

(4) Dùng chính cách quyết sách “không thể đoán trước” của Tổng thống Trump để đối phó với Mỹ.

* Tít bài viết, một số tít phụ và một số ít nội dung trong bài báo được Nhadautu.vn biên tập và đặt lại.

  • Cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Y tế nghiên cứu, xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm theo đúng quy định.

Sự kiện - 27/03/2025 07:29

Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh

Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao việc gần đây Singapore cấp phép cho mở cửa thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam.

Sự kiện - 26/03/2025 21:28

VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh

VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh

Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.

Sự kiện - 26/03/2025 16:58

Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'

Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'

Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.

Sự kiện - 26/03/2025 15:04

Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế

Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế

Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.

Sự kiện - 26/03/2025 14:20

Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới

Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới

Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp

Sự kiện - 26/03/2025 11:58

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Sự kiện - 25/03/2025 14:18

Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân

Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân

Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.

Sự kiện - 25/03/2025 13:42

Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc

Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc

Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Sự kiện - 25/03/2025 13:41

Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.

Sự kiện - 25/03/2025 12:54

Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên

Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên

Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.

Sự kiện - 25/03/2025 08:57

Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Sự kiện - 25/03/2025 07:03

Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm

Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm

Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

Sự kiện - 24/03/2025 11:04

Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng

Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024", tối 23/3/2025.

Sự kiện - 24/03/2025 07:46

Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng

Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, người dân có thể mua vàng khi giá vàng trong nước và thế giới không chênh lệch quá nhiều.

Sự kiện - 24/03/2025 07:43

Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Cụm công nghiệp hỗ trợ tại phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, nhằm phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sản xuất các bộ phận, phụ tùng ô tô và xe có động cơ khác.

Sự kiện - 24/03/2025 06:18