Chỉ số giá tiêu dùng phụ thuộc vào gì?

Về nguyên tắc, quá trình hình thành giá của một sản phẩm bắt đầu từ giá cơ bản, là giá thành công xưởng không bao gồm thuế sản phẩm. Khi sản phẩm ra đến cửa doanh nghiệp thì giá của nó được xem như giá của người sản xuất. Giá sản xuất bao gồm cả thuế sản phẩm không phải thuế giá trị gia tăng.
BÙI TRINH
25, Tháng 07, 2018 | 11:11

Về nguyên tắc, quá trình hình thành giá của một sản phẩm bắt đầu từ giá cơ bản, là giá thành công xưởng không bao gồm thuế sản phẩm. Khi sản phẩm ra đến cửa doanh nghiệp thì giá của nó được xem như giá của người sản xuất. Giá sản xuất bao gồm cả thuế sản phẩm không phải thuế giá trị gia tăng.

9b2a6_b9643_20180418_082136

 Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng mạnh đến CPI là thuế gián thu, như thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, “thuế lạm phát”... Ảnh: MT.

Khi sản phẩm đến với người mua thì giá của nó gọi là giá người mua, giá này bao gồm thuế VAT, phí vận tải và thương mại (phí lưu thông). Người mua ở đây có thể là nhà sản xuất mua làm đầu vào cho sản xuất hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Mức độ khác nhau giữa thời điểm này và thời điểm khác đối với người mua cho mục đích tiêu dùng cuối cùng được xem như chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Về nguyên tắc, CPI cơ bản phụ thuộc vào các yếu tố như lượng tăng cung tiền, chi phí đẩy, tổng cầu cuối cùng tăng vượt cung (tăng trưởng quá nóng), tỷ giá, tâm lý, tăng lương không đi đôi với tăng năng suất và cả lợi dụng biến động của thị trường để tăng giá nhằm thu lời của một chủ thể kinh tế nào đó. 

Chính sách tiền tệ trong thời gian qua đã được điều hành hợp lý và linh hoạt, gần đây khi tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng căng thẳng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những bước xử lý kịp thời và hợp lý như bán đô la Mỹ ra thị trường. Sự can thiệp của NHNN đã được thực hiện nhiều lần trong quá khứ mỗi khi tỷ giá căng thẳng. Động thái này vừa qua đã phát huy hiệu quả tích cực khi chỉ vài ngày sau thị trường ổn định trở lại. Cách điều hành chính sách tiền tệ này là thỏa đáng.

Cuộc họp của ban chỉ đạo điều hành giá mới đây đã đề cập đến giải pháp giảm nhiệt giá hàng hóa khi CPI tháng 6 tăng 0,61% so với tháng trước và tăng 4,67% so với cùng kỳ năm trước. Cuộc họp này hầu như chỉ đề cập đến chi phí đẩy, trong đó giá thịt heo tăng cao được xác định là nguyên nhân quan trọng. 

Nghiên cứu từ mô hình cân bằng tổng thể cho thấy việc tăng giá của các sản phẩm là đầu vào trong quá trình sản xuất ảnh hưởng mạnh và lâu dài hơn các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng cuối cùng, đặc biệt là các đầu vào thiết yếu trong quá trình sản xuất như xăng, dầu, điện, giá cước vận tải... Khi giá của những sản phẩm này tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá sản xuất (PPI), CPI và lan tỏa mạnh đến các chu kỳ sản xuất sau, do chu kỳ sản xuất sau sử dụng đầu vào đã bị tăng giá ở chu kỳ thứ nhất.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 6 có chỉ số CPI so với tháng trước tăng cao nhất trong bảy năm qua (0,61%), đặc biệt nhóm hàng giao thông tăng 1,04% do giá xăng dầu tăng 2,38%, đây chính là những yếu tố khiến chúng ta phải lo lắng về CPI cho chu kỳ sản xuất tiếp theo (sáu tháng cuối năm). Điều đáng lo ngại hơn nữa là PPI hiện đang tăng cao hơn CPI, nếu tháng 6 CPI tăng 4,67% so với cùng kỳ năm trước thì chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất quí 2-2018 tăng 1,08% so với quí trước và tăng 4,78% so với cùng kỳ năm trước. Điều này dẫn đến hai biến thể, nếu cố giữ CPI thì nền kinh tế có thể suy trầm ở giai đoạn tiếp theo hoặc CPI sẽ tăng. 

Một nghiên cứu khác về bảo hộ hữu hiệu cho thấy trong nhiều năm qua, hệ số bảo hộ hữu hiệu của nhóm ngành chăn nuôi luôn âm, có nghĩa ngành chăn nuôi dường như không được bảo hộ, người chăn nuôi luôn gặp khó khăn. Việc giá thịt heo tăng trong thời gian qua cho thấy có hai điều: (1) giá thịt heo tăng là điều đáng mừng vì người chăn nuôi đã có thể có lãi và việc tăng giá thịt heo không gây ảnh hưởng mạnh như việc tăng giá của xăng dầu, điện, vận tải; nhưng nếu giá thịt heo tăng cao do khâu thương mại đẩy giá lên thì hai nhóm đối tượng chịu thiệt thòi nhất là người chăn nuôi và người tiêu dùng cuối cùng; (2) tín hiệu đáng mừng (việc tăng giá thịt heo) có thể sẽ không kéo dài vì về cơ bản nhóm ngành chăn nuôi vẫn không được bảo hộ hữu hiệu. 

Như vậy có thể thấy ý kiến của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng nên tăng cường chi quỹ bình ổn giá xăng dầu đồng thời ngừng trích lập quỹ trong một thời gian (từ nay đến cuối năm) để hạn chế việc tăng giá bán mặt hàng này là một ý kiến chính xác.

Việc cố gắng ổn định tỷ giá của NHNN cũng góp phần kiềm chế sự tăng lên của CPI. 

Theo nghiên cứu, một nhân tố quan trọng ảnh hưởng mạnh đến CPI là thuế gián thu, như thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, “thuế lạm phát”... Những khoản này tăng lên đều đi vào giá cả của nền kinh tế. Về bản chất, các hình thức BOT, BT, người dân phải chi tiền cho y tế, giáo dục với chính sách xã hội hóa y tế, giáo dục cũng là một loại thuế gián thu trá hình. Các khoản thuế gián thu hoặc mang tính chất thuế gián thu đều làm tăng giá của nền kinh tế. Những khoản này sẽ phải tăng do chi ngân sách vẫn ở mức cao. Như vậy việc kiềm chế lạm phát thực sự là một thách thức đối với Chính phủ.

Theo The Saigontimes

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ