CEO HSBC Việt Nam: 'An toàn vốn của ngân hàng là vấn đề quan ngại thời gian tới'

Ông Phạm Hồng Hải, CEO HSBC Việt Nam cho rằng, nếu các ngân hàng không thể nâng đủ vốn vào 2020, Chính phủ có thể phải bơm vốn và việc này sẽ làm giảm 1-1,5% GDP.
LỆ CHI
28, Tháng 12, 2018 | 07:27

Ông Phạm Hồng Hải, CEO HSBC Việt Nam cho rằng, nếu các ngân hàng không thể nâng đủ vốn vào 2020, Chính phủ có thể phải bơm vốn và việc này sẽ làm giảm 1-1,5% GDP.

pham-hong-hai-3-1545905518-154-2511-8577-1545906295

CEO HSBC Việt Nam: 'An toàn vốn của ngân hàng là vấn đề quan ngại thời gian tới'

Nhìn nhận về ngành tài chính ngân hàng thời gian qua, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam - Phạm Hồng Hải cho rằng, khả năng sinh lời và chất lượng tài sản đã được cải thiện rất nhiều nhưng an toàn vốn vẫn là một vấn đề quan ngại. 

Mặt khác, theo ông Hải khả năng sinh lời cao hơn không nhất thiết dẫn tới khả năng bảo toàn vốn tốt hơn, đối với nhiều ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn trung bình trong ngành ngân hàng đã giảm dần trong các năm qua khi tài sản các nhà băng gia tăng nhanh không đi cùng với khả năng ngân hàng tăng vốn cấp 1 (vốn tự có). Vấn đề này thậm chí còn lớn hơn ở những ngân hàng quốc doanh lớn vốn nắm khoảng 50% tổng dư nợ của nền kinh tế và là nơi CAR có thể giảm xuống dưới mức tối thiểu 8% khi Basel II được áp dụng vào năm 2020 (cho tới tháng 5 năm 2018, CAR trung bình của các ngân hàng quốc doanh là 9,4%).

Vốn hóa các ngân hàng quốc doanh do đó là một ưu tiên và có thể trở thành rủi ro hiện hữu khi tiến gần tới mốc 2020 này. Nếu các ngân hàng không thể nâng đủ vốn vào thời điểm đó, Chính phủ có thể phải bơm vốn. Theo tính toán của IMF, việc gia tăng vốn này có thể làm giảm 1-1,5% GDP.

Thiếu vốn là một rủi ro gia tăng của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh chiến lược tăng trưởng của chính phủ do tín dụng dẫn dắt. Thu hút thêm đầu tư vốn, đặc biệt là từ những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài do đó có vai trò quan trọng trong việc gia tăng vốn cho các ngân hàng quốc doanh. Tuy nhiên, điều này sẽ đặt ra yêu cầu cấp thiết về cải cách, như cải thiện chất lượng và sự minh bạch của sổ sách cũng như những biện pháp đảm bảo vĩ mô để tiếp tục giảm nợ xấu và giải tỏa các tài sản thế chấp.

Riêng về nợ xấu, ông Hải cho rằng tỷ lệ nợ xấu giảm qua hàng năm kể từ đỉnh năm 2012. Một phần lớn sự suy giảm này là do việc chuyển nợ qua công ty quản lý tài sản Việt Nam - VAMC, quá trình này được hỗ trợ thông qua những cải cách mà Chính phủ thi hành bao gồm những biện pháp tạo thuận lợi cho cả ngân hàng và VAMC để thu giữ tài sản thế chấp khi người đi vay phá sản.

Điều này làm gia tăng khả năng thu hồi tài sản từ nợ xấu. Chất lượng tài sản đã được cải thiện trong những năm gần đây, đặc biệt khi chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các biện pháp đảm bảo về vĩ mô để giảm cho vay trong những lĩnh vực ít năng suất hay có tính chất đầu cơ như bất động sản. 

Một vài biện pháp vĩ mô này phải kể đến Thông tư 06 gia tăng tỷ trọng rủi ro của các khoản vay bất động sản từ 150% tới 200% của bảng cân đối tài sản bắt đầu từ năm 2017. Ngân hàng Nhà nước cũng hạ tỷ lệ vốn ngắn hạn mà các nhà băng có thể sử dụng để tài trợ cho các dự án trung dài hạn từ 60% của năm 2016 về 40% năm 2019. 

Những cải cách này đã góp phần gia tăng chất lượng tài sản của ngân hàng trong khi đảm bảo các bong bóng không được hình thành trong nền kinh tế. Ngoài ra, thị trường bất động sản ấm lên trong vài năm gần đây cũng giúp các ngân hàng xử lý các tài sản thế chấp bằng bất động sản.

(Theo VnExpress)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ