‘Cấp phép cho các dự án không trong quy hoạch là sai’
Tiếp tục góp ý vào dự thảo quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn của nguyên Bộ trưởng Năng lượng Thái Phụng Nê.
Ông nói: Nếu đồng bằng sông Cửu Long không có có nhiệt điện Duyên Hải có công suất 6.000 MW, cùng với Trung tâm Điện lực Sông Hậu 1 và nhà máy Long Phú 4.000 MW thì làm sao có đủ điện để sinh hoạt và sản xuất? Nếu các nhà lãnh đạo chỉ chăm chăm nghe theo "dư luận" chống lại điện than thì lấy đâu ra điện để nâng cao cuộc sống của người dân?
Trong khi đó, nhu cầu điện trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2030-2045 tăng gấp 2-3 lần, thậm chí hơn. Nếu không phát triển nguồn thì làm sao đủ điện? Vấn đề nguồn nào thì còn phải bàn và có các giải pháp kèm theo.

Nếu không xây được nguồn dự phòng thì ngành điện không đối phó được với sự bất thường của năng lượng tái tạo. Ảnh: Internet.
Ông nhận xét như thế nào về các nguồn trong dự thảo quy hoạch điện 8? Có điều gì ông thấy cần thảo luận thêm?
Các quy hoạch trước đây phân vùng thành 3 miền Bắc - Trung - Nam, còn giờ có 6 vùng, trong đó miền Trung có chia nhiều vùng cụ thể hơn. Nguồn tương lai chủ yếu nằm ở miền Trung là sát với cấu tạo hệ thống điện.
Việt Nam có biển dài ở miền Trung, việc phát triển điện than và LNG thì đều phải nhập, nên sẽ tập trung vào miền Trung với các dự án Vĩnh Tân, Vũng Áng, Dung Quất, Chân Mây, Quảng Trạch… Trước đây Nhà nước giao cảng mà các chủ đầu tư không ai tự làm, sau đó họ bắt đầu tự làm và chủ động nhập nhiên liệu được.
Tóm lại, vai trò của miền Trung trong phát triển của ngành điện thời gian tới là rất quan trọng. Vì thế, cần xem xét phụ tải, bổ sung dự án để đảm bảo ổn định hệ thống.
Tôi quan tâm tới quy hoạch 8 vì độ dài chiến lược, cơ cấu nguồn vì nòng cốt của hệ thống điện tương lai của Việt Nam là nhiệt điện than, khí LNG. Nếu không có LNG bổ sung kịp thời bên cạnh nhiệt điện than, sẽ khó phát triển nguồn tới đây.
Do chúng ta có ít khí dầu mỏ so với các nước như Thái Lan, Malaysia trong khi các vùng có tiềm năng khí ở ngoài biển thì chưa vươn ra được nên chúng ta phải nhập khí LNG. Chúng ta không phát triển điện than, khí LNG là không được vì than và khí LNG của thế giới có thừa, than dự trữ còn 130 năm với các nguồn gần như Úc và Indonesia.
Việt Nam phải phát triển nhiệt điện than nhưng theo hướng giảm dần, nếu không thì gặp khó khi Thỏa thuận Paris đánh thuế CO2 cao. Chúng ta cần tranh thủ phát triển điện than vì sắp tới sẽ khó khăn.
Bên cạnh đó, chúng ta nên phát triển năng lượng tái tạo ở miền Trung, Nam miền Trung và khu vực Tây Nguyên. Năng lượng tái tạo là sẵn có, chúng ta phải cố làm vì làm còn hơn là không. Vấn đề là điều tiết thế nào?

Ông Thái Phụng Nê: Có những dự án không nằm trong quy hoạch mà chúng ta vẫn cho làm.... Ảnh: Internet.
Việc phát triển năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời, lên tới 17.000 MW trong mấy năm qua để lại bài học gì, thưa ông?
Chỉ trong vài năm, các nhà đầu tư tư nhân đã xây dựng được 17.000 MW, gấp 4 lần nhiệt điện Sơn La. Ở góc độ nào đó, các dự án này đã giúp bù đắp cho việc thiếu hụt 7.100 MW không vào được theo quy hoạch.
Nguồn điện này cũng bổ sung cho hệ thống điện miền Nam trong các tháng 4-5 và hệ thống điện miền Bắc tháng 7-8 là thời gian cao điểm. Đây cũng là nguồn bổ sung trong bối cảnh các nhà máy nhiệt điện than đã phải tăng hoạt động thêm 7000 giờ năm 2020.
Chính sách (ưu đãi) đó khiến doanh nghiệp tư nhân bùng nổ nhưng mặt khác, chúng ta lại không lường được. Có những dự án không nằm trong quy hoạch mà chúng ta vẫn cho làm. Đó là sai bởi vì quy hoạch là hợp pháp hoá để các nhà đầu tư thực hiện, còn chưa có trong quy hoạch mà vẫn cho làm đã dẫn đến hệ thống điện chưa có để quản lý nguồn điện này.
Trong số 17.000 MW điện mặt trời có 5.000 MW không được huy động. Điện sản xuất ra mà không được sử dụng hết là làm khó cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, đưa vào 60-70 nguồn năng lượng mặt trời nhanh như thế nên câu hỏi điều hành thế nào để cân đối, không để vỡ trận là làm khó ngành điện.
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) trong giai đoạn trước đã phải nâng cấp các thiết bị hiện đại, điều khiển được trên 50 nguồn điện mặt trời và gió nhanh chóng, không để rã lưới. Đến nay, ngành điện đã đối phó được với mức tăng của năng lượng tái tạo chiếm tới hơn 30%. Nếu EVN không ngừng nâng cấp lên sẽ không theo kịp.
Dự phòng của hệ thống đến nay đã lên mức 34%, cao hơn rất nhiều so với dự tính 16% và 4,6% đến các thời điểm tương ứng 2030 và 2045. Có phải cho đầu tư không kiểm soát nổi nên dẫn đến tình trạng thừa điện và phải cắt giảm cả nguồn năng lượng tái tạo và các nguồn truyền thống thời gian qua?
Dự thảo tính toán dự phòng tới 2045 là quá dài, tôi không thể phỏng đoán được tỷ lệ dự phòng tới 2045 ra sao. Còn về dự phòng ở mức 16% năm 2030 phải xem xét rất cẩn thận. Quan điểm của tôi là dự phòng chiếm tỷ lệ 15-20%.
Hiện nay, dự phòng lên tới 34% năm 2020 do điện mặt trời vào bất thường tới 17.000 MW. Năm 2020 cần được loại ra vì có nhiều điều quá bất thường. Nếu năng lượng tái tạo chỉ chiếm tỷ trọng 10% thì còn đỡ được, chứ lên mức này (34%) thì khó. Nguồn dự phòng nào chịu nổi?
Mức dự phòng 15-20% nghĩa là phải tính toán xây dựng các công trình, dự án từ nguồn năng lượng khác để đảm bảo cân đối với nguồn năng lượng tái tạo để giữ ổn định hệ thống, tránh bị rã lưới.
Năm 2030 Việt Nam cần 130.000 MW thì phải có dự phòng 25.000 MW. Vì thế, cần tăng nhanh thủy điện tích năng: hiện có danh sách 9 dự án thủy điện tích năng chưa làm, và 2 dự án là Bắc Ái và Phú Yên Đông đang thi công. Chúng ta cần thi công nhanh để đưa vào vận hành chứ không chậm quá.
Cần xây thêm các nhà máy điện khí LNG để dự phòng cho hệ thống. Cần tính toán, điều tiết các thủy điện hợp lý để đảm bảo phát điện trong các mùa cao điểm ở miền Bắc và miền Nam.
Bên cạnh đó, phải buộc các nhà đầu tư năng lượng tái tạo đầu tư trung tâm pin lưu trữ mà hiện nay vẫn còn rất đắt đỏ.
Nếu không xây được nguồn dự phòng thì ngành điện không đối phó được với sự bất thường của năng lượng tái tạo. Nguy cơ rã lưới là không thể chấp nhận được.
(Theo Vietnamnet)
- Cùng chuyên mục
Bà Phạm Minh Hương: Sự cố bị hack năm 2024 là 'trong hoạ có phúc'
Chủ tịch HĐQT VNDirect Phạm Minh Hương chia sẻ sự cố hệ thống bảo mật bị hack năm ngoái là điều không mong muốn nhưng lại là...cơ hội may mắn cho doanh nghiệp.
Tài chính - 28/05/2025 18:04
TNH lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi 4 năm liên tiếp
Việc có thêm bệnh viện mới đi vào hoạt động khiến chi phí tăng cao, ảnh hưởng lợi nhuận của TNH. Doanh nghiệp báo lỗ kỷ lục ngay trong quý đầu năm.
Tài chính - 28/05/2025 14:43
Saigon Water sau 2 năm về chung nhà với DNP Water
Saigon Water lãi lớn 2024 cùng cơ cấu tài chính khỏe hơn nhờ bán tài sản sinh lời hiệu quả. Song, công ty dự kiến lỗ lại trong năm 2025.
Tài chính - 28/05/2025 10:11
Vốn ngoại dịch chuyển vào châu Á
Theo ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS), dòng chảy vốn đầu tư toàn cầu đang có sự dịch chuyển mạnh vào thị trường châu Á, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi.
Tài chính - 28/05/2025 09:08
Đẩy nhanh xử lý tài sản, giảm áp lực thu hồi nợ xấu
Xử lý nợ xấu không chỉ là thu hồi nợ mà còn là cơ hội phục hồi thị trường, do đó cần xem xét ban hành cơ chế đặc thù để xử lý nợ xấu một cách quyết liệt, đồng bộ, minh bạch và hạn chế tranh chấp trong phát mãi tài sản.
Tài chính - 28/05/2025 09:01
Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Mặc dù các ngân hàng đã triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi, song khu vực doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn do hạn chế về tài sản đảm bảo, năng lực quản trị và minh bạch tài chính.
Tài chính - 28/05/2025 08:01
HHS bắt đầu thu tiền từ đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ
HHS chào bán 64 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho công ty mẹ là Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy. Thời hạn nộp tiền từ 27/5 đến 10/6.
Tài chính - 27/05/2025 20:03
Phó Chủ tịch Hanoisme: Nghị quyết 68 sẽ tạo ra xung lực mới cho doanh nghiệp
TS. Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội (Hanoisme) nhận định rằng Nghị quyết 68 sẽ tạo ra một không gian mới, những xung lực mới, thị trường mới để hỗ trợ, đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp phát triển.
Tài chính - 27/05/2025 20:02
Nhà ở xã hội: Những vấn đề còn trăn trở và kiến nghị
Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính đã có bài viết chia sẻ những điểm nghẽn và kiến nghị trong việc phát triển các dự án nhà ở xã hội.
Tài chính - 27/05/2025 14:16
Thành lập và vận hành Quỹ Nhà ở quốc gia: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị với Việt Nam
Dưới đây là kinh nghiệm của một số nước và bài học với Việt Nam trong thành lập, vận hành Quỹ Nhà ở quốc gia.
Tài chính - 27/05/2025 14:14
Những điểm mới tại Dự thảo Nghị quyết Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội
Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, việc giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Tài chính - 27/05/2025 14:00
Phát triển nhà ở xã hội: Một số điểm nghẽn và đề xuất giải pháp
Năm 2025 mở ra một giai đoạn phát triển mới của Việt Nam trong 20 năm tới (2025 – 2045) với mục tiêu trở thành quốc gia thịnh vượng. Trong tiến trình đó, thị trường bất động sản (BĐS) đóng vai trò quan trọng, phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội. Đòi hỏi các cấp các ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn của thị trường BĐS nói chung, trong đó có phân khúc nhà ở xã hội.
Tài chính - 27/05/2025 14:00
Giải quyết quỹ đất cho nhà ở xã hội
Hiện trạng thiếu quỹ đất sạch và phù hợp đang là một trong những thách thức lớn đối với phát triển nhà ở xã hội. Tốc độ đô thị hóa nhanh làm gia tăng nhu cầu nhà ở trong khi quỹ đất tại các đô thị ngày càng thu hẹp.
Tài chính - 27/05/2025 10:00
VN-Index hồi mạnh, cơ hội đầu tư còn không?
VN-Index hồi mạnh nhưng dòng tiền phân hóa, cơ hội đầu tư ở các nhóm chưa phục hồi như thủy sản, dệt may, chứng khoán còn nhiều.
Tài chính - 27/05/2025 07:19
Áp dụng AI, chuyển đổi số vào phát triển quản lý nhà ở xã hội
Việc chuyển đổi số được tích hợp vào khung pháp lý và hệ thống quản lý, sẽ tạo nên một hệ sinh thái nhà ở xã hội công bằng, minh bạch và hiệu quả, giúp người dân thực sự có nhu cầu tiếp cận nhà ở một cách thuận lợi hơn.
Tài chính - 27/05/2025 07:00
Giải pháp triển khai thành công Quỹ nhà ở quốc gia
Nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân tại các khu vực đô thị ở Việt Nam đang ngày càng trở nên cấp thiết. Để giải quyết thách thức này một cách hiệu quả và bền vững, việc nghiên cứu và thành lập một Quỹ nhà ở quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Tài chính - 27/05/2025 07:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago