Cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn: Nhà đầu tư ngoại tranh nhau rót vốn

Nhàđầutư
Dù việc thu xếp vốn từ ngân hàng Vietinbank chưa hoàn thành, nhưng nhà đầu tư dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn vẫn quyết tâm thực hiện dự án thành phần 2 đoạn cao tốc Chi Lăng - Cửa khẩu Hữu Nghị.
PHẠM DIỆP
23, Tháng 08, 2018 | 10:34

Nhàđầutư
Dù việc thu xếp vốn từ ngân hàng Vietinbank chưa hoàn thành, nhưng nhà đầu tư dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn vẫn quyết tâm thực hiện dự án thành phần 2 đoạn cao tốc Chi Lăng - Cửa khẩu Hữu Nghị.

IMG_2563

Dự án thành phần 2 đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn dự kiến hoàn thành vào năm 2020

Tự chủ nguồn vốn

Mới đây Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị đã làm việc với các nhà thầu và nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ dự án thành phần 2 (đoạn cao tốc Chi Lăng đến cửa khẩu Hữu Nghị) của dự án: Đầu tư xây dựng công trình tuyến cao tốc Bắc Giang - TP. Lạng Sơn đoạn Km45+100 – Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1+800 – Km106+500, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn theo hình thức hợp đồng BOT.

Về phần vốn, hiện ngân hàng Vietinbank đang tiếp tục xem xét việc cho vay tuy nhiên để tránh bị động từ các yêu cầu khắt khe từ phía ngân hàng làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án, chủ đầu tư đã tính đến sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, vốn nhà thầu.

Ông Vũ Minh Hoàng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị khẳng định, công ty vẫn thực hiện tốt dự án này bằng nguồn vốn sẵn có, hiện tại không cần bất kỳ một sự trợ giúp nào từ ngân hàng.

Để chủ động nguồn vốn thực hiện dự án, ông Trần Văn Thế - Phó Chủ tịch HĐQT Tập Đoàn Đèo Cả, chuyên gia có kinh nghiệm đã từng làm việc tại dự án Đèo Cả, Bắc Giang - Lạng Sơn cho biết, Công ty đã tiếp cận nguồn vốn nước ngoài để thực hiện dự án. Trong đó, có một số đối tác tài trợ vốn từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Họ sẵn sàng tài trợ vốn cho dự án dưới góc độ vừa là nhà đầu tư, vừa là đơn vị tài trợ vốn cho dự án.

“Hiện chúng tôi đã hoàn tất việc lựa chọn được các nhà đầu tư, nhà thầu chiến lược tự bỏ vốn tự có để thực hiện đầu tư toàn bộ dự án mà không cần thực hiện vay vốn tại ngân hàng”, ông Thế nói.

Dự án Bắc Giang - Lạng Sơn, đặc biệt là đoạn cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm vì tính khả thi của dự án. Dự án mới được nhà đầu tư và UBND tỉnh Lạng Sơn thống nhất nhằm đảm bảo tính hiệu quả của dự án, đồng thời rút ngắn tiến độ thi công.

Nhà đầu tư này tiết lộ, hiện có 3 nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và đề xuất hợp tác đầu tư cho dự án này. Trong đó, nổi bật nhất là nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, đây là một doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc, hiện đang có doanh thu quốc tế hàng năm khoảng 15 tỷ USD. Họ đề xuất được tham gia hợp tác đầu tư xây dựng dự án đường cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị, đồng thời thu xếp vốn cho dự án. Tuy nhiên, chủ đầu tư này cho rằng, nguồn vốn từ Trung Quốc không phải là ưu tiên mà muốn sử dụng vốn chủ sơ hữu và nguồn tín dụng nhà thầu.

Ông Nguyễn Chí Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần TM&XD Hoàng Long, một trong những nhà thầu dự án thể hiện sự sẵn sàng chung tay làm dự án này. “Qua kết quả từ đoạn Bắc Giang - Lạng Sơn, tôi có niềm tin về cách làm Dự án BOT do Nhóm Nhà đầu tư đang thực hiện đoạn tiếp theo là Hữu Nghị - Chi Lăng và sẽ không thể bỏ qua cơ hội này. Nếu không thu xếp được nguồn vốn tín dụng trong nước, cho dù chúng tôi có phải thắt lưng buộc bụng sẽ cùng chủ đầu tư thực hiện dự án giải pháp chuyển vốn thi công thành vốn góp cổ phần và thu lợi nhuận trực tiếp từ dự án”, ông Thành nói.

Hoàn thành đúng tiến độ

Đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng dài 43Km được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn theo hình thức hợp đồng BOT để đảm bảo hoàn thành năm 2020 và khai thác đồng bộ toàn tuyến cao tốc từ Hà Nội đến cửa khẩu Hữu Nghị.

Hiện nhà đầu tư đã thực hiện xong các thủ tục pháp lý để dự án đủ điều kiện triển khai như phê duyệt bổ sung dự án và ký hợp đồng BOT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

Đây là đoạn cao tốc đi qua khu vực có địa hình đồi núi cao, vực sâu, điều kiện thi công rất khó khăn, trong khi tiến độ thực hiện thời gian ngắn theo yêu cầu của Thủ tướng.

Để đảm bảo được tiến độ yêu cầu, ngay sau khi thành lập doanh nghiệp dự án, các nhà đầu tư đã góp đủ vốn cho các công việc triển khai của dự án như: Chi trả chi phí rà phá bom mìn, các chi phí tư vấn, giải phóng mặt bằng và tạm ứng cho các gói thầu xây lắp để đảm bảo dự án có đủ nguồn vốn để triển khai trong khi chờ thu xếp tín dụng.

IMG_2562

Đoạn cao tốc có địa hình đồi núi cao, vực sâu, điều kiện thi công hết sức khó khăn

Nhà đầu tư cũng yêu cầu đơn vị tư vấn rà soát lại thiết kế với thực tế địa hình để điều chỉnh tối ưu hóa tuyến, giảm phạm vi giải phóng mặt bằng, giảm di dời nhà dân. Đồng thời, tiến thành lập thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công theo từng gói thầu để nhà thầu có thể triển khai ngay sau khi được bàn giao mặt bằng.

Được biết, UBND tỉnh Lạng Sơn (chủ đầu tư dự án thành phần giải phóng mặt bằng) đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện ngay công tác đo đạc, lên phương án đền bù. Thực hiện việc giải phóng mặt bằng từng đoạn theo kế hoạch thi công của các gói thầu để đảm bảo đồng loạt các nhà thầu đều có mặt bằng thi công.

Với kinh nghiệm đã triển khai thần tốc đoạn Bắc Giang - Lạng Sơn và năng lực tài chính mạnh của nhà đầu tư, quyết tâm của các đơn vị tư vấn, nhà thầu, các cấp chính quyền tỉnh Lạng Sơn, sự ủng hộ của người dân dự án sẽ triển khai thuận lợi và hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu của Thủ tướng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ