Cẩn trọng với tín dụng đen giữa và sau đại dịch COVID-19

PGS- TS. ĐỖ HOÀI LINH
08:43 29/03/2020

Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp và cá nhân chắc chắn sẽ gia tăng nhanh chóng khi dịch bệnh lắng xuống để phục hồi cuộc sống, phục hồi sản xuất kinh doanh, nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng, điều kiện để vay vốn...

Trước những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh COVID-19, các dự báo về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng có cơ sở. Tại Việt Nam, tính đến thời điểm chiều ngày 28/3/2020 đã có 174 ca dương tính, cùng với mức độ lây lan nhanh chóng của dịch bệnh, vì thế, cả hệ thống chính trị - kinh tế - xã hội dành mọi ưu tiên cho công tác phòng chống dịch bệnh là việc hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho tất cả hoạt động thường nhật của người dân và doanh nghiệp đều đảo lộn.

Để hạn chế những khó khăn mà người dân và doanh nghiệp đang gặp phải, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 11 về giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh ứng phó dịch COVID-19; trong đó có gói tín dụng 250.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Điều này thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt và đồng hành nhanh chóng, kịp thời của Chính phủ với người dân và doanh nghiệp nhưng gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng là tổng số tiền mà các ngân hàng thương mại cam kết để cho vay mới với mức lãi suất thấp hơn, ưu đãi hơn (từ 0,5-1,5%/năm) so với tín dụng thông thường với mục đích là để cho vay mới hỗ trợ các doanh nghiệp hay hộ gia đình chịu tác động tiêu cực từ dịch COVID-19.

vaytien-15853947755521690158690-crop-1585394786984747893344-15854018304811586870662-crop-15854018491731895792162

Ảnh minh họa

Một điểm cần lưu ý là nguồn vốn của các gói hỗ trợ nói trên không phải từ ngân sách nhà nước, mà là từ nguồn vốn của ngân hàng thương mại, nên ngân hàng thương mại vẫn phải đảm đảm nguyên tắc an toàn – khả thi – sinh lời cho mỗi đồng vốn cho vay ra.

Do đó, không được phép hiểu rằng các khoản vay từ gói hỗ trợ này sẽ là cách khoản vay ưu đãi từ Chính phủ nên sẽ không phải tuân theo các điều kiện vay vốn và quy trình thẩm định của ngân hàng thương mại, mà từng khoản vay đều có trách nhiệm hoàn trả như các khoản vay thông thường và phải tuân thủ mọi quy định về cho vay của ngân hàng như đầy đủ hồ sơ vay vốn, khách hàng vay có năng lực tài chính và thậm chí là tài sản bảo đảm cho khoản vay.

Theo báo cáo của CIC, hiện cả nước có trên 1 triệu doanh nghiệp thì hơn 773.000 doanh nghiệp chưa tiếp cận được tín dụng chính thức, chiếm tới 73,4% tổng số doanh nghiệp.

Trong đó, hơn 30% DNNVV không thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và 30% DN khác cho biết, rất khó tiếp cận nguồn vốn này. Gần 70% DNNVV còn lại phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí rất cao, nhiều rủi ro. Nhóm doanh nghiệp này được đánh giá nếu dịch bệnh tiếp tục trong 6 tháng nữa thì 70% sẽ phá sản.

Còn theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, có khoảng 70% dân số Việt Nam chưa đủ điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng, ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ người nghèo của chúng ta ngày càng nghèo đi, đa số trong số họ khi có nhu cầu vay vốn thường sẽ tìm đến những kênh phi chính thức như vay mượn từ người thân hay bạn bè, vay mượn từ hụi/họ/biêu/phường, và vay từ tín dụng đen.

Trước những gì mà dịch bệnh COVID-19 đang gây ra cho xã hội, trong thời đại dịch, đặc biệt là thời hậu dịch, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp và cá nhân chắc chắn sẽ gia tăng nhanh chóng để phục hồi cuộc sống, phục hồi sản xuất kinh doanh. Vậy với với những cá nhân và doanh nghiệp dưới chuẩn, những người gặp khó khăn trong đời sống và kinh doanh do dịch bệnh COVID-19 nhưng họ không đủ tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng thương mại, công ty tài chính… thì điều gì sẽ xảy ra với họ?

Chúng ta không thể yêu cầu các ngân hàng thương mại phục vụ đoạn thị trường khách hàng dưới chuẩn vì mục tiêu kinh doanh của ngân hàng thương mại là lợi nhuận, cùng với đó nguồn vốn của ngân hàng thương mại chủ yếu đến từ tiền gửi nên an toàn vốn vay là điều kiện quan trọng trong hoạt động của ngân hàng thương mại.

Từ đó, rất cần thiết và cấp thiết phải có những kế hoạch ngay từ bây giờ để bảo đảm đủ vốn giúp người dân và doanh nghiệp sớm phục hồi cuộc sống và hoạt động kinh doanh sau dịch bệnh, nếu không, nạn tính dụng đen sẽ bủa vây người dân thời hậu dịch.

Tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao khả năng tiếp cận vốn với những người không đủ năng lực tiếp cận với những nguồn vốn chính thức, những khách hàng dưới chuẩn ngân hàng bao gồm:

Với cá nhân

Thứ nhất, Ngân hàng chính sách xã hội, với hệ thống mạng lưới bao phủ đủ 63 tỉnh thành, 11 nghìn điểm giao dịch xã và 192 nghìn tổ tiết kiệm vay vốn hoạt động tại 100% các thôn, ấp trong trường hợp này nên là đầu tàu phụ trách việc xác định nhu cầu và tiến hành cung cấp vốn vay cho người nghèo, các hộ kinh doanh và người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19, mà không thể tiếp cận được vốn vay từ ngân hàng thương mại.

Ngân hàng chính sách xã hội cần được Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước mau chóng giao nhiệm vụ cụ thể trong việc: i) tiến hành khảo sát nhằm xác định chính xác quy mô nhu cầu vốn của những cá nhân, hộ gia đình chịu thiệt hại, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và hoạt động kinh doanh bởi dịch bệnh; ii) lên kế hoạch chi tiết và lập các phương án sử dụng vốn cụ thể theo từng nhóm mục đích sử dụng vốn, theo từng nhóm thời hạn vay vốn; iii) Xác định rõ những đối tượng và quy mô cần "trợ giá" và "trợ cấp".

Thứ hai, tận dụng lợi thế của Hụi/họ/biêu/phường. Đây là hình thức vay vốn, tiết kiệm xuất phát từ văn hóa làng xã, thực chất không xấu, bởi đây như hình thức tiết kiệm, nhiều người cùng góp tiền để hỗ trợ một người vào một thời điểm.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cơ chế thực hiện và kiểm soát đối với những người tham gia để duy trì cho được ý nghĩa đó. Do vậy, tuân thủ nghiêm nghặt các quy định Nghị định 19/2019/NĐ-CP đồng thời các cơ quan chính quyền cấp xã/phường giám sát và quản lý chặt chẽ để bảo đảm hoạt động này đúng nguyên tắc và pháp luật thì đây là giải pháp hữu hiệu giúp cung vốn hiệu quả để người dân vượt qua khó khăn.

Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động từ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là tổ chức tín dụng hoạt động nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Hệ thống hơn 1200 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở khắp cả nước với đặc thù huy động tại chỗ, cho vay tại chỗ, kiểm tra, giám sát, quản lý tại chỗ, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở sẽ là đầu mối nắm rõ được hiện trạng của từng người dân và doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động.

Do đó, đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thì đây sẽ là công cụ giúp người dân tránh phải tín dụng đen trong thời kỳ hậu dịch.

Với doanh nhiệp

Thứ nhất, Thuế và Bộ Kế hoạch và Đầu tư là hai đơn vị nắm được hiện trạng kinh doanh của doanh nghiệp rõ nét nhất; đặc biệt ở cấp cơ sở của hai cơ quan này thường hiểu rất rõ tình trạng doanh nghiệp trên địa bàn.

Do đó, Chính Phủ nên sớm chỉ đạo hai cơ quan lập báo cáo cụ thể về những doanh nghiệp dưới chuẩn gặp khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19. Từ đó, có những phương án xử lý cụ thể như lên danh sách những khách hàng cần khoanh nợ/xóa nợ. Với những khách hàng cần xóa nợ, là những khách hàng không thể phục hồi, cần lập kế hoạch và phương án sử dụng nguồn vốn cụ thể để xóa nợ cho những khách hàng này.

Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ để Quỹ này bảo lãnh với những doanh nghiệp được đánh giá có thể phục hồi sau dịch nếu tiếp cận được vốn vay ngân hàng.

Để làm được điều này, trước mắt tất cả các tỉnh cần sớm kiện toàn bộ máy tổ chức và cơ cấu hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng của tỉnh mình, nhanh chóng hoàn thành cấp vốn điều lệ đủ tối thiểu 100 tỷ cho Quỹ để Quỹ có năng lực tài chính hoạt động.

Sau khi các doanh nghiệp được bảo lãnh nhận được vốn vay từ ngân hàng thương mại, thì Quỹ nên phối hợp với Ngân hàng nhà nước cấp tỉnh để đề xuất các phương án miễn giảm, lãi hoặc các phương án hỗ trợ lãi suất để bảo đảm chi phí vay vốn không trở thành gánh nặng với nhóm doanh nghiệp vốn đã rất mỏng về vốn và non về năng lực này.

(Theo Nhịp sống kinh tế)

  • Cùng chuyên mục
Hà Nội yêu cầu điều chỉnh bảng giá đất không tạo ra chênh lệch quá lớn

Hà Nội yêu cầu điều chỉnh bảng giá đất không tạo ra chênh lệch quá lớn

Sở TN&MT TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, điều chỉnh bảng giá đất hiện hành. Việc điều chỉnh bảng giá đất cần được thực hiện thận trọng, bảo đảm không tạo ra sự chênh lệch quá lớn và hạn chế tác động tiêu cực đến người dân, doanh nghiệp.

Pháp luật - 20/11/2024 16:25

Dự án Tiên Trang chậm tiến độ: Tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, xử lý

Dự án Tiên Trang chậm tiến độ: Tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, xử lý

Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá xác nhận về việc tỉnh đang cho kiểm tra, xử lý những vấn đề liên quan đến dự án đô thị du lịch sinh thái Tiên Trang và cho biết nếu chậm tiến độ thì sẽ xử lý đúng theo quy định của pháp luật.

Pháp luật - 20/11/2024 09:27

Chậm giải quyết thủ tục nhưng đơn vị thuộc Bộ Tài chính không xin lỗi người dân

Chậm giải quyết thủ tục nhưng đơn vị thuộc Bộ Tài chính không xin lỗi người dân

Thanh tra Chính phủ cho biết, có trường hợp quá thời gian giải quyết thủ tục hành chính, nhưng đơn vị giải quyết thuộc Bộ Tài chính không gửi văn bản xin lỗi người dân, doanh nghiệp, là thực hiện chưa đúng quy định tại Nghị định số 61/2018 của Chính phủ.

Pháp luật - 20/11/2024 08:56

Bắc Ninh ban hành quyết định 'làm khó' doanh nghiệp

Bắc Ninh ban hành quyết định 'làm khó' doanh nghiệp

Quyết định số 22/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

Pháp luật - 19/11/2024 19:30

Vướng mắc pháp lý đối với đầu tư bất động sản và giải pháp khắc phục

Vướng mắc pháp lý đối với đầu tư bất động sản và giải pháp khắc phục

Thị trường bất động sản trong năm 2024 có sự phục hồi nhờ sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và các chính sách mới liên quan thị trường bất động sản, tài chính…đem lại cho thị trường bất động sản và doanh nghiệp bất động sản những cơ hội đầu tư nhưng cũng còn nhiều thách thức.

Pháp luật - 19/11/2024 14:29

Hà Nội ngừng cung cấp điện, nước cho công trình vi phạm

Hà Nội ngừng cung cấp điện, nước cho công trình vi phạm

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn TP. Hà Nội.

Pháp luật - 19/11/2024 14:17

Tất cả cửa hàng trái cây ở Hà Nội phải được đăng ký kinh doanh

Tất cả cửa hàng trái cây ở Hà Nội phải được đăng ký kinh doanh

Trong năm 2024, Hà Nội dự kiến 100% cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn có đăng ký kinh doanh; 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; 100% cửa hàng kinh doanh thuộc đối tượng của đề án được cấp biển nhận diện "Cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn", có biển hiệu và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo quản trái cây...

Pháp luật - 19/11/2024 09:37

Khai thác khoáng sản không phép, Công ty Thống Nhất ở Bắc Ninh bị phạt nặng

Khai thác khoáng sản không phép, Công ty Thống Nhất ở Bắc Ninh bị phạt nặng

UBND tỉnh Bắc Ninh xử phạt 120 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư phát triển Thống Nhất có địa chỉ tại tầng 3, chung cư Cát Tường New, đường Lý Thái Tổ, phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh do có hành vi khai thác khoáng sản không đúng quy định.

Pháp luật - 19/11/2024 08:02

Nguyên Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng bị đề nghị kỷ luật

Nguyên Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng bị đề nghị kỷ luật

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các ông Phạm Văn Vọng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Phùng Quang Hùng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Hà Hòa Bình, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì có liên quan tới Tập đoàn Phúc Sơn.

Pháp luật - 18/11/2024 17:59

Cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM nhận 1 tỷ đồng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng thầu

Cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM nhận 1 tỷ đồng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng thầu

Cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM Trần Thị Bình Minh đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng thầu 2 dự án công nghệ cao và nhận 1 tỷ đồng. 

Pháp luật - 18/11/2024 12:30

Công an TP. Hà Nội tìm bị hại vụ lừa đảo làm sổ tiết kiệm

Công an TP. Hà Nội tìm bị hại vụ lừa đảo làm sổ tiết kiệm

Công an TP. Hà Nội cho biết Man Tiến Long nhận làm sổ tiết kiệm tại một ngân hàng thương mại cổ phần, sau đó chiếm đoạt số tiền lớn.

Pháp luật - 18/11/2024 11:33

Hà Nội tịch thu hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử

Hà Nội tịch thu hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử

Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã phát hiện, tạm giữ 420 sản phẩm gồm: Máy hút thuốc lá điện tử dùng 1 lần và tinh dầu dùng cho máy hút thuốc lá điện tử, do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ.

Pháp luật - 17/11/2024 09:30

Bắt Giám đốc và nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh Quảng Ninh

Bắt Giám đốc và nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh Quảng Ninh

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố bị can, bắt đối với Giám đốc và nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh Quảng Ninh về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Pháp luật - 17/11/2024 07:30

Đà Nẵng: Hàng loạt nhà xưởng biến thành sân pickleball?

Đà Nẵng: Hàng loạt nhà xưởng biến thành sân pickleball?

Sân pickleball đang mọc lên khắp nơi ở TP. Đà Nẵng theo làn sóng bùng nổ của môn thể thao này, nhưng việc này cũng dẫn đến nhiều bất cập, nhất là nhiều sân xây dựng trái quy hoạch sử dụng đất.

Pháp luật - 16/11/2024 10:46

Bắt 'trùm' đất đá thải mỏ ở Quảng Ninh

Bắt 'trùm' đất đá thải mỏ ở Quảng Ninh

Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định khởi tố, bắt giam Vũ Đình Kiên, Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội "Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên".

Pháp luật - 16/11/2024 08:53

Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký và ông Bùi Văn Cường

Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký và ông Bùi Văn Cường

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký và nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường bị kỷ luật cảnh cáo vì liên quan tới vi phạm trong các gói thầu của Tập đoàn Thuận An.

Pháp luật - 15/11/2024 20:06