Cần có khung mức phí bảo hiểm tránh tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm 'hạ phí tới thua lỗ'

Nhàđầutư
Góp ý Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Chủ tịch Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề xuất cần có khung mức phí đóng bảo hiểm, tránh tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh hạ phí bảo hiểm gây ra thua lỗ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
ĐÌNH VŨ
13, Tháng 09, 2021 | 15:23

Nhàđầutư
Góp ý Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Chủ tịch Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề xuất cần có khung mức phí đóng bảo hiểm, tránh tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh hạ phí bảo hiểm gây ra thua lỗ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

vuong-dinh-hue

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội.

Ngày 13/9, tại phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Tạo cú hích cho thị trường bảo hiểm

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nêu rõ, trong việc tập trung đầu tư phát triển các loại dịch vụ có giá trị gia tăng cao thì có hoạt động bảo hiểm – thị trường Việt Nam còn thấp so với tiềm năng và mặt bằng thế giới.

Đánh giá về dự luật được soạn thảo, Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề, cần tư duy luật sau ban hành sẽ tạo cú hích cho thị trường bảo hiểm, chứ không chỉ sửa một số điểm bất cập. Tư duy kiến tạo phát triển vì đây là thị trường rất tiềm năng, do đó cần tổng kết sâu thực tiễn và áp dụng kinh nghiệm quốc tế.

Dẫn 6 điểm được nêu tại Điều 5 của dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội cho rằng dự thảo luật còn chung chung, như sản phẩm bảo hiểm cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, mỗi khi thiên tai, mất mùa thì Nhà nước "chịu trận", phải dùng ngân sách bù dắp, còn công cụ phòng ngừa như bảo hiểm thì "vắng bóng". Ngư dân chịu thiệt đành tự phá sản, kêu gọi Nhà nước hỗ trợ mà không có công cụ bảo vệ là bảo hiểm trong lĩnh vực này.

"Dự thảo nêu Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện tổ chức triển khai các sản phẩm bảo hiểm phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là đúng rồi, nhưng hỗ trợ cái gì, cụ thể như thế nào thì chưa rõ, mang tính khẩu hiệu. Luật có ban hành thì trên văn bản, khó đi vào thực tiễn", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Cần có khung để tránh việc doanh nghiệp cạnh tranh mức phí quá thấp

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường góp ý bán bảo hiểm thì dễ nhưng khi có sự việc xảy ra thì giải quyết đền bù rất khó nên cần quy định rõ về hợp đồng.

"Mỗi đơn vị có hợp đồng riêng mà không có chuẩn nào nên khi có sự cố liên quan đền bù thiệt hại thì bên bán vin vào một hai từ trong hợp đồng và không muốn đền, còn bên mua hảo hiểm yêu cầu rồi sau cùng đưa ra tòa. Nên chăng có hợp đồng mẫu?", ông Cường băn khoăn.

Chủ nhiệm Cường cũng phân tích một số nội dung liên quan đến phá sản của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chưa phù hợp với quy định tại Luật Phá sản. Ông dẫn chứng chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc áp dụng thủ tục thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, thứ tự ưu tiên khi phân chia tài sản của... Từ đó, ông đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ tính cần thiết phải có các quy định đặc thù này đối với lĩnh vực bảo hiểm, hạn chế tối đa việc tạo thêm các ngoại lệ so với quy định của Luật Phá sản.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề xuất có khung để tránh việc doanh nghiệp cạnh tranh mức phí quá thấp, khi có sự cố xảy ra thì không có tiền mà đền; cần có kiểm soát, không để doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vự bảo hiểm.

nguyen-phu-cuong1

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường: Ảnh: Quốc hội.

Tại báo cáo thẩm tra sơ bội về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị ban soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ, đối chiếu với các luật liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Trong đó, một số điểm nội bật, trọng điểm được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội góp ý gồm về hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, dự thảo Luật quy định "Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm, không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm và không hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm…". 

Trong khi Bộ luật Dân sự lại quy định "Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp"; "các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản". Như vậy, việc quy định như dự thảo Luật là chưa phù hợp, chưa công bằng với bên mua bảo hiểm và chưa thống nhất với quy định về hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng tại Bộ luật Dân sự.

Hay về quy định đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, dự thảo Luật quy định doanh nghiệp (DNBH) có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận, thời hạn gia hạn đóng phí.

Trong trường hợp này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Trong khi đó, Bộ luật Dân sự quy định: "Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp".

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị ban soạn thảo làm rõ căn cứ, lý do của việc phân biệt hậu quả pháp lý giữa các quy định nêu trên.

Về tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, dự thảo luật quy định áp dụng mô hình quản lý vốn trên cơ sở rủi ro thay thế cho mô hình tài chính hiện đang áp dụng.

Đây là một trong ba trụ cột của mô hình quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm đang được áp dụng phổ biến trên thế giới. Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc áp dụng mô hình quản lý này là một bước tiến quan trọng và cần thiết, thích ứng thông lệ quốc tế, tạo chủ động cho DNBH trong việc chủ động xác định quy mô kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính, lượng hóa được mức độ rủi ro, kịp thời có biện pháp an toàn tài chính.

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng nội dung này có tính kỹ thuật và chuyên môn sâu, có tác động lớn đến các doanh nghiệp đang hoạt động do việc chuyển đổi mô hình quản lý tài chính với yêu cầu, đòi hỏi cơ sở dữ liệu, khả năng tính toán cũng như quản trị của các doanh nghiệp phải đáp ứng ở mức độ cao hơn.

Do vậy, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo đánh giá kỹ khả năng đáp ứng của các DNBH, DNTBH ở Việt Nam trong việc tính toán yêu cầu về vốn trên cơ sở rủi ro, sự đồng bộ hóa về các dữ liệu với cơ quan quản lý, giám sát về hoạt động bảo hiểm.

Về cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, Ủy ban Kinh tế cho biết theo báo cáo của Bộ Tài chính, một trong những vấn đề tồn tại của thị trường bảo hiểm hiện nay là sự cạnh tranh gay gắt giữa các DNBH, chi nhánh của DNBH... Biện pháp cạnh tranh là hạ phí bảo hiểm gây ra thua lỗ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh toán của DNBH.

Tuy vậy, dự thảo luật chưa có quy định rõ ràng để khắc phục tồn tại này. Do đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, nghiên cứu đề xuất bổ sung quy định, có các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường, phòng ngừa rủi ro, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và khách hàng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ