[CAFÉ Cuối tuần] Thấy phúc trong họa để thay đổi giáo dục!

Nhàđầutư
Vụ sửa điểm thi ở Hà Giang là “chấn động”, là một “tai họa” lớn thật sự! Nó giống như một vụ “vỡ đê” trong giáo dục, không sớm thì muộn sẽ xảy ra, khi thực tế những vấn đề trong giáo dục đã tích tụ như nước lũ kéo về từ lâu rồi…
NGUYỄN THÀNH PHONG
21, Tháng 07, 2018 | 06:30

Nhàđầutư
Vụ sửa điểm thi ở Hà Giang là “chấn động”, là một “tai họa” lớn thật sự! Nó giống như một vụ “vỡ đê” trong giáo dục, không sớm thì muộn sẽ xảy ra, khi thực tế những vấn đề trong giáo dục đã tích tụ như nước lũ kéo về từ lâu rồi…

thi tot nghiep vgg

 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra “chỉ lệnh”: “Chúng ta quyết tâm làm nghiêm túc để trả lại công bằng cho học sinh, niềm tin cho nhân dân”. Ảnh minh họa

Đoạn đê xung yếu nhất phải vỡ, rồi sẽ kéo theo vài nơi nữa vỡ theo… Vỡ đê thì tất nhiên thiệt hại sẽ rất lớn. Phải tập trung lực lượng để trước mắt là “hàn khẩu” đoạn đê vỡ và gia cố những chỗ có thể sẽ vỡ, để tránh “họa” tiếp…

Trước sai phạm xảy ra trong khâu chấm thi tại tỉnh Hà Giang và nghi vấn sai phạm tại một số địa phương khác, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Trưởng Ban chỉ đạo đã họp với lãnh đạo Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 và các đơn vị liên quan.

Ông Nhạ ra “chỉ lệnh”: “Chúng ta quyết tâm làm nghiêm túc để trả lại công bằng cho học sinh, niềm tin cho nhân dân”. Cụ thể là ông cho lập mấy đoàn thẩm tra đến các tỉnh để thẩm định với tinh thần: “Trong quá trình chấm thẩm định nếu phát hiện sai phạm sẽ kiên quyết xử lý, đồng thời phối hợp với cơ quan công an khẩn trương làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Cương quyết đưa ra khỏi ngành những giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vi phạm nghiêm trọng quy chế thi. Đối với thí sinh, khi có kết quả chấm thẩm định phát hiện sai phạm, cho dù đã nhập học sau đợt xét tuyển ĐH, CĐ tới đây thì vẫn phải xử lý nghiêm theo đúng quy chế thi”.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ngay ý kiến chỉ đạo phải xem xét, làm rõ sớm nhất vụ việc này.

Vụ sửa điểm thi táo tợn và quy mô ở Hà Giang đã khởi tố bị can và bắt giam Vũ Trọng Lương.

Những động thái trên của Thủ tướng, của Bộ GD&ĐT, Cơ quan an ninh và các cơ quan chức năng là rất cần thiết. Và phải làm đến nơi đến chốn, không phải như kiểu “hàn khẩu” và “gia cố” đê, không phải chỉ để xử lý thích đáng những sai phạm, mà còn là để thêm một kênh đánh giá cho sát những sai lầm, lệch lạc trong giáo dục hiện nay để tính đến chiến lược lâu dài.

Việc “Trả lại công bằng cho học sinh, niềm tin cho nhân dân” như Bộ trưởng Nhạ nói, không thể có được một cách bền vững qua những xử lý cụ thể những vụ việc vừa qua, mà phải bằng một một sự thay đổi căn bản giáo dục và thi cử của ta trong những năm tới đây và tương lai xa hơn nữa.

“Họa” đã xảy ra rồi! Hãy nhìn sâu trong “họa” ấy với cái tâm chân thành và sự khao khát chân chính để mà nhận ra cái “phúc”, mà kiên quyết thay đổi.

Chứ cứ cái kiểu nói khôn khéo như: “Sau 4 lần tổ chức, Kỳ thi THPT quốc gia ngày càng tốt hơn, đảm bảo nhẹ nhàng, tiết kiệm, an toàn, giảm áp lực, giảm tốn kém cho thí sinh, gia đình thí sinh và toàn xã hội. Qua từng năm, công tác kỹ thuật trong các khâu của kỳ thi, đặc biệt là khâu chấm thi ngày càng hoàn thiện”. Rồi đổ lỗi cho khách quan, kiểu như: “Nhưng kỹ thuật tới mức nào thì vẫn dưới sự vận hành của con người. Con người mà không có tâm trong sáng, thiếu trách nhiệm thì kỹ thuật đến mấy cũng có thể làm sai lệch kết quả”. Kiểu ấy thì sẽ còn “vỡ đê” giáo dục tiếp tục, không lường trước được đâu!

Trong một xã hội thông tin như hiện nay, đặc biệt trong dịp này, có vô vàn những ý kiến đóng góp, góp ý rất chân thành, rất thiết thực, cụ thể cho thay đổi thi cử, thay đổi giáo dục. Những ý kiến ấy có ở trên báo chí, trên mạng xã hội…

Không phải là người làm giáo dục nhưng tôi thấy bị thuyết phục ngay bởi nhiều góp ý rất hay và giá trị như của Tiến sỹ Lương Hoài Nam, của Nhà báo Trần Đăng Tuấn, của nhiều nhân sỹ khác nữa…

Không phải là người làm giáo dục nhưng tôi vẫn nhận thấy tiềm lực thay đổi giáo dục của nước Việt mình rất dồi dào, kiểu như ba thấy giáo trẻ không trong biên chế, có thầy có tới 40.000 học sinh học online, chính họ là những người đầu tiên phát hiện ra những “lỗ hổng” tiêu cực “chết người” ở Hà Giang đấy…

Người Việt trọng chữ, trọng tài hơn trọng danh. Thực tế nhu cầu nhân lực Việt cũng đang chuyển hóa dần sang trọng năng lực, trọng khả năng hơn trọng bằng, trọng cấp, vậy mà con em ta giờ đang khốn khổ vì học gạo, vì thi cử để có mảnh bằng, rồi chả để làm gì, có khi phẫn chí, đem ra đốt chơi rồi tung lên mạng…

Tất nhiên, thay đổi căn bản giáo dục không phải là chuyện của một, hai năm học. Nó cần thời gian. Nhưng nó phải bắt đầu thì mới đi được đường dài được chứ. Hãy bắt đầu ngay bằng việc xem lại mô hình thi 2 trong 1 tốt nghiệp THPT  quốc gia hiện nay, cái gì ưu điểm thì giữ, cái gì ôm đồm, hình thức thì bỏ ngay, học đến đâu cấp chứng chỉ đến đấy, giao quyền tự chủ trong tuyển sinh cho cấp học cao hơn. Trước mắt là bỏ thi tốt nghiệp THPT, giao cho các trường đại học lớn tự thi tuyển sinh. Sau đó là xem xét và thay đổi từng bước căn bản từ cấp học cao cho xuống đến cấp học thấp…

Ai cũng thấy tiềm lực giáo dục của xã hội, ai cũng tin vào tiềm lực giáo dục của đội ngũ thầy cô và chuyên viên giáo dục hiện nay. Nhưng niềm tin vào thay đổi giáo dục không đặt vào thầy cô mà đặt vào người đứng đầu, đặt vào tư lệnh ngành và đội ngũ quản lý. Nếu những người này không xứng đáng với niềm tin ấy, thì phải thay thế để thay đổi giáo dục.

Xã hội không thể chịu thêm những vụ “vỡ đê” giáo dục được nữa!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ