Rót tỷ đô vào những cuộc cải cách giáo dục vẫn gian lận thi cử: Không chỉ một Hà Giang bị phát lộ?

ANH MAI
06:44 18/07/2018

Tính đến nay Nhà nước đã đầu tư cho giáo dục qua Bộ GD&ĐT bằng nguồn vốn vay ODA và viện trợ quốc tế vào khoảng 3 tỷ USD. Câu hỏi đặt ra là hiệu quả các dự án ra sao khi tình trạng gian lận thi cử, chạy điểm có dấu hiệu ngày càng "nóng" hơn?

“Làm phép” biến 1 thành 9

Ngành giáo dục Việt Nam tiếp tục rung lắc dữ dội vì vụ bê bối mới nhất và có thể xem là lớn nhất từ trước đến nay.

Một lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang đã sửa điểm tốt nghiệp THPT cho hơn 300 bài thi và đây là hành vi vi phạm “rất nghiêm trọng”, theo khẳng định của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) - ông Mai Văn Trinh tại cuộc họp báo chiều ngày 17/7.

Theo ông Mai Văn Trinh, qua xác minh ban đầu, người trực tiếp can thiệp vào việc sử dụng máy tính để quét bài thi trắc nghiệm, làm hàng loạt bài thi có điểm cao "đột biến" là ông Vũ Trọng Lương, Phó trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang.

Hop_bao_thi_thumb

Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) tại cuộc họp báo chiều ngày 17/7.

Theo thống kê, sau quá trình rà soát, có tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lên hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.

Thông tin về vụ việc gian lận thi cử ở Hà Giang đã được phát giác từ khoảng một tuần trước sau khi điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 được công bố. Bộ GD&ĐT và một số đơn vị của Bộ Công an ngay sau đó đã vào cuộc “kiểm tra, rà soát” hội đồng thi tốt nghiệp THPT của tỉnh Hà Giang.

Tại buổi họp báo chiều 17/7, lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định Bộ kiên quyết chỉ đạo “xử lý nghiêm” các cá nhân, tập thể vi phạm để đảm bảo kỷ cương, nghiêm túc của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và cả cho những năm tiếp theo.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Khi vụ việc gian lận thi cử ở Hà Giang đang trở thành điểm “nóng” thì một tòa án ở thủ đô Dakar của Senegal – một quốc gia tại Tây Phi - mới đây đã phạt tù nhóm bị cáo 42 người gồm một hiệu trưởng và nhiều giáo viên cùng học sinh liên quan đến bê bối rò rỉ đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông vào tháng 7/2017.

Trong số các bị cáo, hiệu trưởng tại một trường phổ thông bị tuyên phạt 5 năm tù và 498.500 USD (hơn 11,5 tỷ đồng) và một giáo viên ở Dakar bị xử 2 năm tù giam và phạt 17,9 triệu USD.

Ngoài ra, những giáo viên và học sinh liên quan khác bị tuyên xử từ 2 tháng tù treo đến 1 năm tù giam. Một số bị cáo khác thì được thả sau khi bị giam giữ trong nhiều tháng.

Các bị đơn bị cáo buộc về nhiều tội danh, trong đó có lừa gạt và thu lợi bất chính. Vụ bê bối này đã dẫn tới việc hủy làm bài thi môn địa lý, lịch sử và tiếng Pháp sau khi đề thi bị lộ trên mạng xã hội.

Theo các luật sư, tại Việt Nam, hành vi sửa điểm có thể bị xem xét về tội Giả mạo trong công tác, quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015. Người phạm tội này có thể bị phạt tù lên đến 20 năm, thấp nhất 12 tháng, tùy theo tính chất, mức độ phạm tội.

Tiêu tốn tỷ đô cho đổi mới, cải cách

Cách đây gần 4 năm, Bộ GD&ĐT đề nghị xin 34.275 tỷ đồng để đổi mới sách giáo khoa. Trả lời chất vấn, Bộ trưởng GD&ĐT khi đó là ông Phạm Vũ Luận nói rằng “Con số đó là do một cán bộ bị khớp mà đọc ra, chứ chưa bàn bạc…”. Đến sáng ngày 25/4/2014 tại phiên họp của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, ông Phạm Vũ Luận đã xin rút lại dự án hơn 34.000 tỷ này.

Cuối cùng, đề án rút xuống còn 778,8 tỷ đồng và đã chính thức được phê duyệt vào tháng 3/2015. Đây là Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển con người Việt Nam.

thi tot nghiep 33

Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP.

Hiện nay, tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP.

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính, phân tích 80 dự án cho thấy vốn ODA trong giai đoạn 2004 - 2014 chủ yếu tập trung vào giáo dục phổ thông và giáo dục đại học với gần 1,8 tỷ USD. Chưa kể, nếu tính từ năm 1993, vốn ODA vào các dự án giáo dục là 2,7 tỷ USD.

Hơn nữa, từ năm 2014 đến nay, Bộ GD&ĐT tiếp tục thụ hưởng thêm ít nhất 3 dự án ODA khác với tổng số tiền 287 triệu USD, bao gồm: “Chương trình phát triển giáo dục trung học, giai đoạn 2” tổng số vốn 107 triệu USD do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ; Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, vay Ngân hàng Thế giới (WB) 77 triệu USD, ngân sách đối ứng 3 triệu USD, tổng cộng 80 triệu USD; Dự án “Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông”, vay vốn WB, tổng vốn 100 triệu USD.

Như vậy, tính đến nay, Nhà nước đã đầu tư cho giáo dục qua Bộ GD&ĐT bằng nguồn vốn vay ODA và viện trợ quốc tế vào khoảng gần 3 tỷ USD.

Đi vay nợ tỷ USD để đổi mới giáo dục, câu hỏi đặt ra là hiệu quả các dự án ra sao khi tình trạng gian lận thi cử, chạy điểm có dấu hiệu ngày càng "nóng" hơn?

Còn hay không những “Hà Giang” khác?

Trước vụ việc ở Hà Giang, đã có không ít những vụ gian lận thi tốt nghiệp THPT khác ở Hà Nội, Bắc Giang được phản ánh, trong đó có vụ hàng loạt cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục tỉnh Bắc Giang bị kỷ luật do dính líu đến gian lận thi cử ở hội đồng thi tốt nghiệp THPT tại Trường THPT dân lập Đồi Ngô từng gây chấn động.

Sau sự việc gian lận thi cử tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018 ở Hà Giang bị phanh phui, một câu hỏi được đặt ra là, liệu chỉ có 1 mình Hà Giang có sai phạm? 63 tỉnh thành khác trong cả nước thì sao? Còn hay không “Hà Giang” khác chưa bị phát lộ?

Bộ GD&ĐT cần có những động thái thanh tra, kiểm tra lại kết quả thi ở các tỉnh thành, nhất là những điểm thi có dấu hiệu bất thường.

  • Cùng chuyên mục
Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Sự kiện - 19/11/2024 20:56

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.

Sự kiện - 19/11/2024 19:31

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 19/11/2024 15:55

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.

Sự kiện - 19/11/2024 14:58

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sự kiện - 19/11/2024 14:24

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 14:22

Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn

Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 14:19

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.

Sự kiện - 19/11/2024 11:58

Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục

Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.

Sự kiện - 19/11/2024 11:12

Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?

Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?

Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế- xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.

Sự kiện - 19/11/2024 11:09

Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư

Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư

UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, địa phương bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định tại các chung cư, nhà cao tầng, khu đất dịch vụ, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố

Sự kiện - 19/11/2024 10:49

Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô

Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô

HĐND TP. Hà Nội đã khai mạc kỳ họp thứ 19 xem xét, ban hành 11 nghị quyết quy phạm pháp luật để triển khai, thi hành Luật Thủ đô.

Sự kiện - 19/11/2024 10:06

Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

Sự kiện - 19/11/2024 06:43

'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'

'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'

Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".

Sự kiện - 19/11/2024 06:40