[Café Cuối tuần] Mô hình TOD: Định hướng phát triển cho đường sắt đô thị Hà Nội
Theo đề án mới được phê duyệt mới đây, ngoài hai tuyến hiện có, Hà Nội sẽ phát triển hơn 10 tuyến đường sắt đô thị xuyên tâm (và vành đai) để phục vụ nhu cầu người dân.

Tôi đã bỏ ra 10 phút xếp hàng lấy vé để trải nghiệm đoàn tàu skytrain Nhổn - Cầu Giấy vào ngày khai trương 8/8. Thật quá mức mong đợi khi chỉ mất 8p êm ru, tôi đã đi được quãng đường mà hàng ngày phải mất ít nhất 40p chật vật trong nóng bụi để đi làm.
Nhìn các bạn trẻ háo hức livestream, selfie, check-in đủ thấy loại hình giao thông công cộng, vốn đã xuất hiện từ nhiều chục năm trước ở Thủ đô các nước, nay thu hút giới Gen Z Việt thế nào!
Và 14 năm chờ đợi (đối với tuyến Nhổn - Cầu Giấy) quả thực đã được bù đắp phần nào khi tuyến đường được mệnh danh "dài nhất Từ Liêm" (do thời gian di chuyển quá lâu) từ nay đã có giải pháp văn minh đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, việc phát triển hệ thống giao thông công cộng gắn kết với quy hoạch đô thị là một yêu cầu tất yếu để tạo ra một môi trường sống bền vững và hiệu quả, Hà Nội cũng không ngoại lệ. Theo đề án mới được phê duyệt mới đây, ngoài hai tuyến hiện có, Hà Nội sẽ phát triển hơn 10 tuyến đường sắt đô thị xuyên tâm (và vành đai) để phục vụ nhu cầu người dân.
Thế nhưng dưới góc nhìn của các nhà đầu tư thì tại các điểm tập trung giới trẻ - vốn là cộng đồng chi tiêu nhiều, nhanh và hay thay đổi, thì các điểm đi-đến (các nhà ga) là các "mỏ vàng" cần khai thác.
Bởi cùng suất đầu tư, nhà hoạch định chính sách cần giải quyết mục tiêu kép: xã hội và đặc biệt là kinh tế, thứ mà các nhà ga tại hai tuyến skytrain đang khai thác ở Hà Nội chưa làm được.
Những mô hình đường sắt đô thị gắn với TOD
Cụ thể ở nhiều nước phát triển, mô hình phát triển đô thị định hướng giao thông công cộng (còn gọi là TOD - Transit-Oriented Development) đã chứng minh tính hiệu quả về mặt kinh tế, bên cạnh mục tiêu xã hội là nhu cầu giao thông. Chẳng hạn như các mô hình TOD ở Singapore, Hong Kong, và Tokyo với khả năng tích hợp dịch vụ kinh tế trong bức tranh phát triển đô thị tổng thể.
Singapore là một trong những thành phố đi đầu trong việc áp dụng mô hình TOD. Các tuyến MRT (Mass Rapid Transit) của Singapore không chỉ là phương tiện giao thông chính của người dân mà còn là xương sống của sự phát triển đô thị. Các khu vực quanh các trạm MRT thường có mật độ xây dựng cao, tích hợp các dịch vụ thương mại, văn phòng, nhà ở, và giải trí. Điều này không chỉ tăng cường khả năng tiếp cận giao thông công cộng mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, tăng giá trị bất động sản và tạo ra nhiều việc làm mới. Hơn nữa, việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào phương tiện cá nhân đã giúp giảm tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường.
Hay như ở Hongkong, hệ thống MTR (Mass Transit Railway) của đô thị này là một trong những mô hình TOD tự tài trợ thành công nhất thế giới. Không chỉ hoạt động dựa vào doanh thu từ vé, MTR còn phát triển các bất động sản xung quanh các trạm tàu điện. Các khu vực này trở thành những trung tâm thương mại, văn phòng, và khu dân cư sầm uất, tạo ra nguồn thu lớn từ thuế đất và bất động sản. Mô hình này đã giúp MTR duy trì chất lượng dịch vụ cao, đáp ứng tốt nhu cầu di chuyển của người dân mà không cần sự hỗ trợ lớn từ ngân sách nhà nước.
Ở góc cạnh khác, tuyến JR Yamanote Line ở Tokyo là một ví dụ tiêu biểu của TOD thành công. Các khu vực xung quanh những ga tàu như Shibuya, Shinjuku, và Ikebukuro đã trở thành những trung tâm kinh tế, thương mại và văn hóa của Tokyo. Nhờ hệ thống giao thông công cộng tiện lợi, các khu vực này không ngừng phát triển, thu hút lượng lớn lao động, du khách và nhà đầu tư. Hệ thống tàu điện không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là công cụ thúc đẩy sự kết nối xã hội, giảm khoảng cách kinh tế xã hội giữa các vùng trong thành phố.
"Giấc mơ Skytrain" ở Hà Nội
Một cô bé từng trải nghiệm cả hai tuyến tàu điện trên cao: tuyến Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội nói với tôi rằng, tại các depot của cả hai tuyến "đều không có dịch vụ gì". Cô kể rằng đã từng "xách ba lô lên và đi" khắp các đô thị ở các nước trong khu vực và nơi nào cũng tìm cách trải nghiệm metro, skytrain hay monorail và theo cô "các điểm cuối họ thường bố trí các đại siêu thị bán hàng hiệu outlet (hàng hết size hoặc lỗi mode). Cháu rất thích đến các depot mua hàng vì nếu may mắn săn được các món hàng hiệu sale đến 90%".
Không chỉ thiếu những "điểm chạm" thu hút giới trẻ như "giấc mơ" của cô bé, ở Hà Nội cả hai tuyến skytrain này đều đang gặp phải những thách thức đáng kể. Một trong những vấn đề chính là sự thiếu gắn kết với các dịch vụ và hạ tầng xung quanh. Các ga tàu điện hầu như không được tích hợp với các khu vực thương mại, văn phòng hay nhà ở, dẫn đến tình trạng các ga tàu bị tách biệt và thiếu tính kết nối với môi trường đô thị xung quanh. Điều này làm giảm sức hấp dẫn của giao thông công cộng đối với người dân, đồng thời không khai thác hết tiềm năng phát triển kinh tế mà các ga tàu điện có thể mang lại.
Hơn 10 tuyến đường sắt đô thị sắp tới sẽ ra sao?
Không chỉ là các bài học từ Singapore, Hong Kong và Tokyo, ngay tại Bangkok và Kulia Lumpur, các tuyến tàu điện đều nhận lãnh trách nhiệm đưa khách đến các điểm... shopping, giải trí...
Theo nhiều chuyên gia, Hà Nội có thể áp dụng một số định hướng sau đây để phát triển các tuyến tàu điện đô thị sắp tới:
Thứ nhất, cần tích hợp chặt chẽ với Quy Hoạch Đô Thị. Các tuyến tàu điện mới cần được tích hợp chặt chẽ với các khu vực phát triển đô thị xung quanh. Điều này bao gồm việc phát triển các khu vực thương mại, dịch vụ, văn phòng và nhà ở gần các ga tàu điện, nhằm tạo ra sự gắn kết giữa giao thông công cộng và cuộc sống đô thị.
Thứ hai, học hỏi từ mô hình MTR của Hong Kong, Hà Nội có thể phát triển các khu vực bất động sản xung quanh các ga tàu điện để tạo ra nguồn thu bền vững. Điều này không chỉ giúp giảm gánh nặng ngân sách mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương.
Thứ ba, tăng cường kết nối với các phương tiện giao thông khác. Hệ thống tàu điện cần được kết nối linh hoạt với các phương tiện giao thông như xe buýt, xe đạp công cộng, và cả các tuyến đường bộ. Điều này giúp tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng của người dân.
Thứ tư, cần tạo ra môi trường thân thiện với người đi bộ. Các khu vực xung quanh ga tàu cần được thiết kế để khuyến khích việc đi bộ và sử dụng xe đạp, tạo nên môi trường sống xanh, thân thiện và an toàn cho cư dân.
Mô hình TOD đã chứng minh tính hiệu quả của nó trong việc phát triển đô thị bền vững và gắn kết với giao thông công cộng tại nhiều thành phố trên thế giới. Hà Nội, với tham vọng mở rộng hệ thống tàu điện đô thị, cần áp dụng những bài học này để đảm bảo rằng các tuyến tàu điện mới không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của thành phố. Việc quy hoạch đồng bộ, phát triển kinh tế xung quanh các ga tàu và tạo ra môi trường sống chất lượng sẽ là những yếu tố then chốt để Hà Nội trở thành một đô thị thông minh và bền vững trong tương lai.
- Cùng chuyên mục
Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng vùng sau hợp nhất
Sau khi hợp nhất, tỉnh Gia Lai đã tổ chức kỳ họp đầu tiên để kiện toàn bộ máy lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh. Với quy mô mới về diện tích, dân số và tiềm năng, Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng quan trọng của khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Sự kiện - 01/07/2025 15:57
Danh sách Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ tại 126 xã, phường mới của Hà Nội
Hà Nội vừa công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.
Sự kiện - 01/07/2025 15:33
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Đây là cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp lần thứ sáu và được diễn ra trùng đúng vào ngày đầu tiên trên cả nước bắt đầu vận hành Chính quyền địa phương hai cấp với nội dung điều tra được mở rộng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin phục vụ hoạch định chính sách, giúp giảm thiểu gánh nặng cho người dân….
Sự kiện - 01/07/2025 14:28
Hà Nội công bố danh sách điểm phục vụ hành chính công từ ngày 1/7/2025
Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Chi nhánh và Điểm phục vụ hành chính công thuộc các UBND 126 xã/phường tại Hà Nội chính thức được công khai và đi vào hoạt động đồng bộ nhằm đảm bảo việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân và doanh nghiệp diễn ra liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.
Sự kiện - 01/07/2025 13:45
Bí thư trẻ tuổi nhất cả nước là ai?
Trong danh sách 34 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy sau sáp nhập, ông Lê Quốc Phong, quê quán Hà Nội, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp là người trẻ tuổi nhất, 47 tuổi.
Sự kiện - 01/07/2025 08:55
Hôm nay, 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
Từ hôm nay (1/7/2025), 34 tỉnh, thành trên cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã, sau thời gian chạy thử nghiệm. Đây sẽ là dấu mốc lịch sử quan trọng trong tiến trình cải cách nền hành chính.
Sự kiện - 01/07/2025 07:32
Ông Trần Thanh Lâm làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương
Ban Bí thư quyết định ông Trần Thanh Lâm thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre để đảm nhiệm chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, kể từ ngày 1/7.
Sự kiện - 30/06/2025 22:26
Dấu mốc mở đầu một giai đoạn chuyển động mới ở Nghệ An
Từ 412 đơn vị hành chính cấp xã, sau khi sắp xếp và kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, toàn tỉnh Nghệ An chỉ còn 130 đơn vị hành chính cấp xã.
Sự kiện - 30/06/2025 15:58
Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1/1/2026
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.
Sự kiện - 30/06/2025 15:08
12 chữ Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng TP. Hải Phòng mới
“Đoàn kết - Giàu mạnh - Hiện đại - Phồn vinh - Văn minh - Hạnh phúc” là 12 chữ được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi tặng TP. Hải Phòng mới.
Sự kiện - 30/06/2025 14:39
Danh sách Chủ tịch UBND các tỉnh, thành sau sáp nhập
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký các quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập, hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Sự kiện - 30/06/2025 13:54
Tổng Bí thư Tô Lâm: Sắp xếp lại giang sơn là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TPHCM và có bài phát biểu với nhân dân TP.HCM, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước. Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư.
Sự kiện - 30/06/2025 11:55
'Đà Nẵng đang bước vào một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng'
Ông Trần Cẩm Tú, Thường trực Ban Bí thư khẳng định, việc hợp nhất Đà Nẵng - Quảng Nam không chỉ là một sự kiện hành chính mà là bước ngoặt trong chiến lược phát triển vùng và quốc gia. Đà Nẵng đang bước vào một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng.
Sự kiện - 30/06/2025 11:09
Thủ tướng đề nghị JBIC hỗ trợ tái cơ cấu tài chính dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, giúp PVN thoát lỗ
Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều quan tâm cho dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn thông qua việc thị sát nhà máy và trao đổi với lãnh đạo chính phủ Kuwait và Nhật Bản về tháo gỡ khó khăn cho dự án.
Sự kiện - 30/06/2025 08:04
Hà Nội bố trí 126 điểm tiếp nhận, phục vụ hành chính công tại xã, phường mới
Sở Nội vụ Hà Nội ban hành công văn về việc hướng dẫn bổ sung tổ chức các điểm tiếp nhận, phục vụ hành chính công thuộc các xã, phường mới.
Sự kiện - 29/06/2025 17:34
Hà Nội chậm nhất ngày 30/6 hoàn thành bàn giao tài sản công liên quan sắp xếp đơn vị hành chính
Hà Nội yêu cầu chậm nhất ngày 30/6/2025, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (cũ) phải hoàn thành việc bàn giao trụ sở, tài sản công.
Sự kiện - 29/06/2025 11:30
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago