[Café cuối tuần] Điệp khúc nghẽn lệnh và 'trát' thanh tra HOSE của Bộ Tài chính

Nhàđầutư
Trước điệp khúc nghẽn lệnh và làn sóng phản ứng tiêu cực trên thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư khi không được sửa, hủy lệnh giao dịch đã khiến Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc ngay lập tức yêu cầu Thanh tra Bộ khẩn trương thực hiện thanh tra đối với Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).
GIA ANH
12, Tháng 06, 2021 | 07:00

Nhàđầutư
Trước điệp khúc nghẽn lệnh và làn sóng phản ứng tiêu cực trên thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư khi không được sửa, hủy lệnh giao dịch đã khiến Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc ngay lập tức yêu cầu Thanh tra Bộ khẩn trương thực hiện thanh tra đối với Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 81/QĐ-TTr ngày 10/6/2021 quyết định thanh tra hành chính tại HOSE. Trong thông tin phát đi, Bộ Tài chính cho biết, nguyên nhân thanh tra là do tình trạng nghẽn lệnh trên HOSE nhưng chưa có biện pháp để xử lý dứt điểm.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Bộ Tài chính thanh tra HOSE lúc này là quá chậm so với kỳ vọng của các nhà đầu tư nhưng thanh tra mới vỡ ra các thứ để có biện pháp xử lý. Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy, từ cuối năm 2020, các nhà đầu tư đã bắt đầu tỏ ra bức xúc trước tình trạng nghẽn lệnh trên HOSE. Một trong những nguyên nhân đẩy câu chuyện này lên cao trào là đề xuất nâng lô cổ phiếu lên 1.000 đơn vị của lãnh đạo HOSE.

Có thể nói đây là một đề xuất không mấy hay ho vì việc dựng hàng rào kỹ thuật quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến đông đảo nhà đầu tư cá nhân, đi ngược lại với chủ trương phổ cập kênh đầu tư chứng khoán tới người dân của Chính phủ.

bang-gia-chung-khoan

Tình trạng tắc nghẽn liên tục diễn ra trên sàn HoSE khiến nhà đầu tư bức xúc. (Ảnh minh hoạ)

Lãnh đạo HOSE nên nhờ rằng, theo Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" được Thủ tướng phê duyệt, mục tiêu đặt ra là đến năm 2025, số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chiếm 5% tổng dân số quốc gia; trong khi hiện tại, số lượng tài khoản chứng khoán bằng chưa đầy 3% tổng dân số và con số thực tế sử dụng còn có thể thấp hơn nhiều.

Đến thời điểm này, sức nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn hầm hập, hút mạnh dòng tiền FO trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, người dân ở nhà, bị giãn cách... Chính vì thế, theo dự đoán, tình trạng quá tải, tắc ghẽn HOSE vẫn chưa thể khắc phục được ngay trong một sớm một chiều.

Để giảm tải hiện tượng nghẽn lệnh giao dịch chứng khoán, cơ quan quản lý, HOSE và các đơn vị liên quan đã áp dụng nhiều giải pháp (hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao dịch tạm thời sang HNX; HoSE tiếp nhận, xử lý hồ sơ và chấp thuận niêm yết cổ phiếu mới nhưng tạm thời giao dịch trên HNX…), tuy nhiên cho đến nay, các biện pháp này chưa cho thấy hiệu quả rõ rệt khi khá ít doanh nghiệp niêm yết tham gia.

Mãi tới tháng 4/2021, nhờ một số giải pháp kỹ thuật, ngưỡng chịu tải của HOSE đã được nâng lên và hệ thống giao dịch hoạt động tương đối mượt mà. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lượng lệnh và thanh khoản của thị trường đã tăng rất mạnh. Chỉ trong tháng 5, tính bình quân phiên, giá trị giao dịch trên HOSE đã đạt mức khoảng 22,1 nghìn tỷ đồng/phiên. Đây là con số rất lớn trên HOSE kể từ ngày thành lập và mang tính đột phiên khi so sánh với thời gian gần đây, cụ thể như: tháng 12/2020 - giá trị giao dịch bình quân phiên là 12,7 nghìn tỷ đồng/phiên, từ tháng 1-4/2021 con số này là 16,6 nghìn tỷ đồng/phiên.

Đặc biệt, trong phiên sáng 1/6, giá trị giao dịch trên HOSE đã vượt mức 21,7 nghìn tỷ đồng, dẫn tới tình trạng báo động đối với an toàn của hệ thống. Đây là con số kỷ lục, cao nhất từ trước tới nay, khiến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HOSE phải công bố ngừng giao dịch phiên chiều 1/6.

Sau ngày 1/6, xảy ra tình trạng các công ty chứng khoán không cho phép sửa, hủy lệnh giao dịch khiến nhà đầu tư bức xúc. Điều này gây ra một làn sóng phản ứng tiêu cực rộng lớn trên thị trường chứng khoán, nhất là trong bối cảnh thị trường lao dốc.

Chính vì vậy, khi đón nhận thông tin Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc ra lệnh thanh tra HOSE, các nhà đầu tư bày tỏ thái độ ủng hộ và kỳ vọng sẽ sớm có giải pháp hiệu quả để khắc phục câu chuyện đơ, nghẽn trên sàn chứng khoán lớn nhất Việt Nam.

Theo TS. Đinh Thế Hiển, trong suốt 2 tháng qua, thị trường trục trặc nghiêm trọng nhưng không thấy Uỷ ban Chứng khoán nhà nước lên tiếng hoặc thông tin về giải pháp, hướng xử lý cụ thể. 

Vì thế, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, với quyết định thanh tra HOSE của Bộ Tài chính, hy vọng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước sẽ làm rõ phần mềm quản lý đầu tư, giao dịch tại HOSE như thế nào và hướng khắc phục cụ thể trong thời gian tới. Bởi, những trục trặc, nghẽn, đơ lệnh liên quan nhiều đến chuyên môn mà Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là đơn vị quản lý trực tiếp.

Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn của doanh nghiệp và là nơi thu hút cả dòng vốn gián tiếp từ nhà đầu tư nước ngoài. Nếu không xửl lý dứt điểm việc đơ, nghẽn lệnh trên sàn HOSE chắc chắn sẽ gây mất điểm trong mắt các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

Chiều 1/6, sau khi dừng giao dịch để đảm bảo an toàn hệ thống, ông Lê Hải Trà - Tổng giám đốc HOSE cho biết dự kiến đầu tháng 7, hệ thống mới (hệ thống giao dịch tạm thời giải quyết tình trạng quá tải hệ thống) có thể đi vào hoạt động. 

Được biết, từ 16/4 đến 22/5, FPT cũng đã đồng hành cùng HOSE triển khai giai đoạn kiểm thử diện hẹp như cài đặt hệ thống phần cứng, bàn giao hệ thống phần mềm cho HOSE để thực hiện kiểm thử nội bộ và mở rộng việc thử nghiệm với hơn 20 công ty chứng khoán thành viên.

Có thể nói, sức nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn hầm hập, hút mạnh dòng tiền FO trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát. Cùng với quyết định thanh tra HOSE của Bộ Tài chính, hy vọng, tình trạng đơ, nghẽn lệnh trên sàn HOSE sẽ được xử lý dứt điểm để đem lại niềm tin cho các nhà đầu tư và sớm hoàn thành mục tiêu đặt ra là đến năm 2025, số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chiếm 5% tổng dân số quốc gia như Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" mà Chính phủ đã đề ra.

Hy vọng rằng, hệ thống giao dịch do FPT phối hợp cùng HOSE xây dựng đang được Uỷ ban Chứng khoán nhà nước, HOSE, FPT và các đơn vị liên quan tích cực triển khai, dự báo vào đầu tháng 7 tới, dự án này hoàn thành và sẽ khắc phục được triệt để tình trạng nghẽn lệnh hiện nay như công bố của Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ