[Café cuối tuần] Chính sách tài khoá ngược chu kỳ: Động lực để thúc đẩy tổng cầu 6 tháng cuối năm

TRƯƠNG HOÀNG DIỆP HƯƠNG (*)
10:11 29/07/2023

Kinh tế Việt Nam vừa trải qua 6 tháng đầu năm đầy khó khăn, thách thức đến từ cả thị trường quốc tế và trong nước khiến tổng cầu sụt trong nước sụt giảm. Hơn lúc nào hết, chính sách tài khóa cần đóng vai trò then chốt trong thúc đẩy kinh tế nửa cuối năm 2023.

Empty

Mục tiêu tăng trưởng GDP 2023 đang đứng trước nhiều thách thức. Ảnh minh họa

6 tháng đầu năm 2023, kinh tế Việt Nam tiếp tục đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Đầu tư khu vực tư nhân dù đã hồi phục nhẹ trong quý 2 năm nhưng vẫn thấp hơn năm 2022 hoặc thời kỳ trước COVID-19, mặt bằng lãi suất giảm nhưng sức cầu tín dụng sản xuất yếu… lại không được hỗ trợ bởi khu vực quốc tế khi triển vọng xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư không mấy khả quan, làm tổng cầu trong nước sụt giảm.

Đứng trước khó khăn về tổng cầu, chính phủ các quốc gia có 2 công cụ để có thể thúc đẩy nền kinh tế, đó là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Trong khi việc thực hiện đồng thời cả hai chính sách tài khóa và tiền tệ là điều cần thiết để hỗ trợ khu vực tư nhân, việc ưu tiên sử dụng chính sách nào phụ thuộc rất lớn vào cơ sở nội tại của quốc gia. Tại Việt Nam, chính sách tiền tệ đã được triển khai trong những tháng gần đây, thể hiện rõ nhất ở 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất từ đầu năm 2023 đến nay. Dù đã mang lại những hiệu quả tích cực với nền kinh tế, nhưng dư địa cho chính sách tiền tệ là không nhiều do việc hạ thấp mặt bằng lãi suất và chuẩn tín dụng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới độ an toàn và cân bằng hệ thống, tạo áp lực lên tỷ giá nhất là khi lãi suất thế giới vẫn duy trì ở mức cao, trong khi đó nếu động lực từ cầu không mạnh sẽ rất khó kéo nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp tăng kể cả khi giảm lãi suất. Do đó, chính sách tài khóa cần đóng vai trò then chốt trong thúc đẩy kinh tế nửa cuối năm.

Hình 1. Tính ngược chu kỳ chính sách tài khóa của các quốc gia trên thế giới*, giai đoạn 2009-2021

Picture1

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của Ngân hàng thế giới.

* Đo lường thông qua hệ số tương quan giữa thành phần chu kỳ của chính sách tài khóa (tính toán thông qua phương pháp Hodrick–Prescott) và tăng trưởng kinh tế. Hệ số tương quan dương thể hiện tính thuận chu kỳ, tương quan âm thể hiện tính nghịch chu kỳ

Lý thuyết kinh tế cho thấy một chính sách tài khóa hiệu quả thường có tính ngược chu kỳ, nghĩa là tăng tích lũy trong giai đoạn ổn định để tạo cơ sở mở rộng chi tiêu công và giảm thuế, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa sang khu vực tư nhân và kích thích tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn suy thoái. Ngược lại, chính sách tài khóa không đúng thời điểm (thuận chu kỳ) sẽ làm trầm trọng thêm quá trình suy thoái. Hệ số tương quan giữa thành phần chu kỳ của chính sách tài khóa (tính toán thông qua phương pháp Hodrick–Prescott) và tăng trưởng kinh tế đo lường tính chất chu kỳ của chính sách tài khóa; trong đó hệ số âm thể hiện tính nghịch chu kỳ, và hệ số dương thể hiện tính thuận chu kỳ.

Hình 1 cho thấy, kể từ sau khủng hoảng kinh tế 2009, 92% các quốc gia phát triển, và 63% các quốc gia đang phát triển theo đuổi chính sách tài khóa ngược chu kỳ, cho thấy những tác động tích cực của quyết định tài khóa trên.

Tại Việt Nam, tính chất nghịch chu kỳ của chính sách tài khóa có thể được nhìn thấy từ khoảng năm 2012 (hình 2). Cụ thể, chi tiêu chính phủ tăng trong giai đoạn 2012-2013 để tạo động lực thúc đẩy kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng và tái cơ cấu. Trong giai đoạn tăng trưởng tương đối ổn định từ 2016-2019, chính phủ thu hẹp chi tiêu, từ đó tạo cơ sở vị thế tài khóa tương đối tốt cho Việt Nam khi đứng trước những khó khăn của dịch COVID-19. Điều này tạo điều kiện cho Việt Nam đưa ra các chính sách tài khóa hỗ trợ nên kinh tế trong và sau đại dịch.

Hình 2. Tính ngược chu kỳ chính sách tài khóa của một số quốc gia Đông Nam Á*, giai đoạn 1998-2021

picture3

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của Ngân hàng thế giới (2023)

Cột màu xám thể hiện các giai đoạn suy giảm kinh tế

Dù đã có bóng dáng của chính sách tài khóa ngược chu kỳ, tuy nhiên khi so sánh với các quốc gia khác trong cùng khu vực như Indonesia, Malaysia, và Thái Lan, tính ngược chu kỳ của Việt Nam là khá thấp và có độ trễ nhất định (Hình 2). Cụ thể, xem xét diễn biến của đường tăng trưởng GDP và đường thành phần chu kỳ của chi tiêu chính phủ tại các quốc gia khác cho thấy, tại các thời điểm suy giảm (tăng trưởng GDP giảm), chi tiêu chính phủ đều được đẩy cao (thành phần chu kỳ tăng) để tạo sức bật cho nền kinh tế, như Thái Lan năm 2009, 2011, 2014, 2020, Indonesia năm 2009, 2020, Malaysia năm 2009, 2012, và hạ thấp tại các giai đoạn bình ổn khác, thể hiện đặc điểm của một chính sách tài khóa ngược chu kỳ. Trong khi đó, diễn biến 2 đường này tại Việt Nam cùng chiều hoặc bị trễ tại một số thời điểm, như giai đoạn 2008-2011, giai đoạn 2015-2016. Đặc biệt trong giai đoạn 2020-2021, dù cấu phần chu kỳ của chính sách tài khóa tăng nhẹ, nhưng mức tăng là không rõ ràng so với các quốc gia khác. Bằng chứng là tỷ lệ chi tiêu chính phủ (%GDP) của Việt Nam năm 2021 nằm ở nhóm trung bình thấp so với các quốc gia trên thế giới (hình 3).

Hình 3. Chi tiêu chính phủ (% GDP) năm 2021

Picture2

Nguồn: Ngân hàng thế giới, 2023

Trong bối cảnh dư địa cho chính sách tiền tệ ngày càng thu hẹp, việc đẩy mạnh chính sách tài khóa tại Việt Nam trong 6 tháng cuối năm theo hướng nghịch chu kỳ là điều cần thiết để “cởi nút thắt” tăng trưởng. Trong đó, tính nghịch chu kỳ cho thấy rất rõ tầm quan trọng của các khoản đầu tư chính phủ được triển khai kịp thời, đúng thời điểm (tức là khi các nguồn đầu tư tư nhân và nguồn lực nước ngoài suy giảm) thì mới có thể thực hiện tốt vai trò “đầu kéo” của mình.

Ngược lại, đầu tư chính phủ nếu đến trong giai đoạn kinh tế phục hồi sẽ có hiệu quả thấp, tạo sức ép lên Ngân sách Nhà nước và có thể làm trì hoãn tiến trình phục hồi kinh tế. Một vấn đề khác cần quan tâm là nguồn vốn đầu tư cần được triển khai đúng chỗ để tạo được lực lan tỏa thực sự. Cụ thể, chi tiêu chính phủ cần được triển khai có trọng điểm, tránh dàn trải vào các khoản chi có tính chất nhỏ lẻ, cục bộ và có sức ảnh hưởng thấp.

Thực tế là đầu tư công tại Việt Nam ngày càng có xu hướng địa phương hóa, khi tỷ lệ đầu tư trung ương trên tổng đầu tư công giảm từ mức xấp xỉ 48% năm 2009 xuống mức xấp xỉ 17% năm 2019, thuộc nhóm nước phân cấp cao nhất trên thế giới (UNDP, 2023; Bộ Tài Chính, 2023). Dù việc phân cấp tài khóa được chứng minh tạo ra những tác động tích cực đến kinh tế địa phương, nhưng đồng thời cũng khiến các khoản chi thiếu hiệu quả nếu chất lượng quản lý chi tiêu tại địa phương không tốt.

Do đó, trong giai đoạn hiện nay, chính quyền trung ương cần quản lý sát sao các công tác giải ngân vốn đầu tư địa phương, đảm bảo kịp thời, tránh đầu tư nhỏ lẻ, lãng phí, đồng thời đẩy mạnh khoản chi hạ tầng mang tính quốc gia, liên vùng nhằm tạo lực đẩy cho tăng trưởng.

(*) Trương Hoàng Diệp Hương, Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng

  • Cùng chuyên mục
Khởi công xây dựng Trường Tiểu học Bình Đông do Hòa Phát tài trợ

Khởi công xây dựng Trường Tiểu học Bình Đông do Hòa Phát tài trợ

Ngày 13/5, tại tỉnh Quảng Ngãi, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất và các nhà thầu đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Trường Tiểu học Bình Đông, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 40 tỷ đồng.

Doanh nghiệp - 15/05/2024 17:28

CEO SHS: Chưa có văn bản chính thức mô tả hệ thống KRX

CEO SHS: Chưa có văn bản chính thức mô tả hệ thống KRX

Chia sẻ tại AGM năm 2024, ông Nguyễn Chí Thành – CEO SHS đánh giá chưa nên triển khai hệ thống giao dịch mới khi chưa vận hành đồng bộ các bộ phận.

Tài chính - 15/05/2024 16:45

Chủ tịch VSC Bùi Minh Hưng từ nhiệm

Chủ tịch VSC Bùi Minh Hưng từ nhiệm

Sau khi từ nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT, ông Bùi Minh Hưng vẫn tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng Viconship trên một cương vị mới là Chủ tịch Hội đồng chiến lược kinh doanh.

Tài chính - 15/05/2024 16:45

Ai sở hữu Cây xanh Công Minh?

Ai sở hữu Cây xanh Công Minh?

Cây xanh Công Minh đã tham gia 228 gói thầu tại khắp các tỉnh thành với tỷ lệ trúng thầu cao, với tổng giá trị trúng thầu lên đến 1.991 tỷ đồng, trong đó giá trị trúng thầu với vai trò độc lập là 1.201 tỷ đồng.

Tài chính - 15/05/2024 15:28

Nhiều cơ hội cho ngành lương thực, thực phẩm của Việt Nam

Nhiều cơ hội cho ngành lương thực, thực phẩm của Việt Nam

Ngành lương thực, thực phẩm Việt Nam đang xuất hiện nhiều cơ hội mới từ tiềm năng xuất khẩu, tham gia các FTA hỗ trợ giảm thuế, tận dụng công nghệ tối ưu chuỗi giá trị.

Thị trường - 15/05/2024 15:27

TS.Võ Trí Thành: Đà Nẵng sẽ trở thành đô thị đáng sống đẳng cấp Châu Á

TS.Võ Trí Thành: Đà Nẵng sẽ trở thành đô thị đáng sống đẳng cấp Châu Á

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh Võ Trí Thành, sự dẫn dắt của những doanh nghiệp top đầu sẽ sớm đưa Đà Nẵng trở thành thành phố đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư vươn tầm khu vực, trở thành "Singapore thứ hai của châu Á".

Doanh nghiệp - 15/05/2024 14:35

Dấu ấn nửa thập kỷ làm đẹp Sầm Sơn của Sun Group

Dấu ấn nửa thập kỷ làm đẹp Sầm Sơn của Sun Group

Những bãi biển mùa hè chật kín du khách là hình ảnh "thương hiệu" của Sầm Sơn. Nhưng "thủ phủ du lịch miền Bắc" chưa từng mơ tới các lễ hội hút trọn "biển người" vui chơi xuyên đêm. Ngày nay, viễn cảnh ấy đã thành hiện thực, với sự đồng hành của nhà đầu tư chiến lược Sun Group nửa thập kỷ qua.

Doanh nghiệp - 15/05/2024 14:34

'Ông trùm' vụ Thuduc House bị công an TP.HCM truy nã

'Ông trùm' vụ Thuduc House bị công an TP.HCM truy nã

"Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" với lãi suất 180%/năm, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng, Trịnh Tiến Dũng vừa bị công an TP.HCM phát lệnh truy nã. Đối tượng này cũng đang bị Bộ Công an truy nã do liên quan đến vụ án sai phạm tại Công ty nhà Thủ Đức (Thuduc House).

Pháp luật - 15/05/2024 13:09

Lợi thế gạo Việt Nam tại quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới

Lợi thế gạo Việt Nam tại quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới

Bộ Nông nghiệp Mỹ đánh giá Philippines sẽ là nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới, với lượng nhập khẩu trong năm nay tăng lên 4,1 triệu tấn, tăng 5,1% so với mức 3,9 triệu tấn vào năm ngoái. Báo cáo cũng nhận định Việt Nam sẽ vẫn là một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu tới Philippines.

Thị trường - 15/05/2024 12:50

Đằng sau phán quyết cuối cùng của tòa án Mỹ đối với các tỷ phú tiền điện tử (P.2)

Đằng sau phán quyết cuối cùng của tòa án Mỹ đối với các tỷ phú tiền điện tử (P.2)

Bỏ ngoài tai lời khuyên của các cố vấn, Bankman-Fried đã rầm rộ truyền thông về sự sụp đổ của đế chế tiền điện tử. Nhiều tuyên bố trong số đó đã xuất hiện như những bằng chứng trong phiên tòa xét xử của Chính phủ Hoa Kỳ chống lại ông trùm tiền điện tử này vào các tháng 10 và tháng 11 năm 2023.

Phong cách - 15/05/2024 12:37

Xiaomi trở thành công ty xe điện mới nổi lớn thứ 8 tại Trung Quốc sau khi ra mắt thành công SU7

Xiaomi trở thành công ty xe điện mới nổi lớn thứ 8 tại Trung Quốc sau khi ra mắt thành công SU7

Theo dữ liệu của ngành sản xuất ô tô, nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi (1810.HK) đã trở thành hãng xe điện mới nổi lớn thứ tám của đất nước này sau khi bán được hơn 7.000 chiếc thuộc mẫu xe điện đầu tiên (sedan SU7), vào tháng 4 vừa qua, Reuters đưa tin.

Thị trường - 15/05/2024 11:34

Hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill chinh phục Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc Tháp tài chính 108 tầng

Hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill chinh phục Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc Tháp tài chính 108 tầng

Sau khi lắng nghe bốn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới trình bày và bảo vệ phương án kiến trúc của mình trước Hội đồng thi tuyển, các thành viên đã lựa chọn phương án kiến trúc của Skidmore, Owings & Merrill (Hoa Kỳ) là phương án giành Giải Nhất của cuộc thi.

Doanh nghiệp - 15/05/2024 10:51

Thấy gì từ kỳ họp đại hội bất ổn của Bidiphar

Thấy gì từ kỳ họp đại hội bất ổn của Bidiphar

Mặc dù được thông qua toàn bộ nhưng đại hội Bidiphar đã trải qua nhiều tranh luận, lộ diện những bất ổn. HĐQT bất ngờ thay đổi và bổ sung nội dung tờ trình khiến cổ đông đặt nghi ngờ vấn đề đã được xem xét thấu đáo để đưa ra quyết định đúng đắn.

Tài chính - 15/05/2024 10:27

Mục tiêu lạm phát 2% của Fed là 'giấc mơ viển vông’, dự đoán Fed tiếp tục lùi thời điểm hạ lãi suất

Mục tiêu lạm phát 2% của Fed là 'giấc mơ viển vông’, dự đoán Fed tiếp tục lùi thời điểm hạ lãi suất

Chiến lược gia tại công ty môi giới và ngân hàng đầu tư Stifel cho rằng Fed sẽ tiếp tục lùi thời điểm hạ lãi suất khi mục tiêu lạm phát 2% còn xa vời.

Tài chính - 15/05/2024 09:34

LPBank miễn 100% phí nhận/chuyển tiền cho doanh nghiệp thanh toán quốc tế

LPBank miễn 100% phí nhận/chuyển tiền cho doanh nghiệp thanh toán quốc tế

Miễn 100% phí nhận tiền đến, phí phát hành lệnh chuyển tiền dành cho khách hàng mới cùng nhiều ưu đãi giảm phí, LPBank tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp kinh doanh quốc tế thúc đẩy hợp tác giao thương, tăng trưởng dài hạn và bền vững.

Doanh nghiệp - 15/05/2024 09:32

'Những phương án độc đáo, khác biệt và đẳng cấp đến từ bốn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới'

'Những phương án độc đáo, khác biệt và đẳng cấp đến từ bốn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới'

Mới đây, Ban tổ chức Cuộc thi Phương án kiến trúc Tháp Tài chính 108 tầng thuộc Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ hai, lắng nghe bốn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới trình bày và bảo vệ phương án kiến trúc của mình trước Hội đồng thi tuyển.

Doanh nghiệp - 15/05/2024 09:31