Các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long 'bắt tay' cắt giảm phát thải trong sản xuất

Nhàđầutư
Tại Diễn đàn Mekong Startup lần I năm 2022 với chủ đề "Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp" vừa diễn ra tại tỉnh Đồng Tháp, đại diện 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ký cam kết với Bộ NN&PTNT về giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp.
AN HÒA
21, Tháng 12, 2022 | 16:54

Nhàđầutư
Tại Diễn đàn Mekong Startup lần I năm 2022 với chủ đề "Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp" vừa diễn ra tại tỉnh Đồng Tháp, đại diện 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ký cam kết với Bộ NN&PTNT về giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp.

Pttg dung luong lon

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã biểu dương tỉnh Đồng Tháp về sáng kiến tổ chức Diễn đàn Mekong Startup lần thứ I. Ảnh: ĐT

Đến dự và phát biểu kết luận tại Diễn đàn Mekong Startup lần I, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã biểu dương tỉnh Đồng Tháp về sáng kiến tổ chức Diễn đàn Mekong Startup.

Theo Phó Thủ tướng,Diễn đàn đã góp phần rất lớn trong thúc đẩy chuyển đổi sản xuất theo hướng giảm phát thải, xanh, bền vững. Đồng thời Diễn đàn cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp gặp gỡ trao đổi, truyền cảm hứng, hỗ trợ nâng cao tinh thần khởi nghiệp cho các bạn trẻ ở lĩnh vực nông nghiệp.

Để kết quả trao đổi, đề xuất tại Diễn đàn đi vào cuộc sống, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu, các tỉnh, thành trong khu vực và Bộ NN&PTNT cần có chương trình, văn bản cụ thể trình Chính phủ, Thủ tướng về kế hoạch cụ thể kết quả đề xuất tại Diễn đàn này để Chính phủ ban hành kế hoạch hành động thực hiện.

"Nông nghiệp là lĩnh vực thế mạnh của vùng ĐBSCL nhưng trong thời gian qua có giai đoạn chúng ta sử dụng nhiều phân thuốc. Giờ đây, chúng ta phải thay đổi, hướng đến nền nông nghiệp xanh, hiện đại, tuần hoàn, giảm phát thải ra môi trường. Để đạt được các mục tiêu đó, tôi đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải có những kế hoạch, chương trình hành động rõ ràng, đồng bộ", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

anh lon 1

 

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm, đóng góp trên 56% tổng sản lượng gạo, 60% sản lượng trái cây, 83% sản lượng tôm, 98% sản lượng cá tra của cả nước; qua đó, chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu gạo, 65% kim ngạch xuất khẩu trái cây, 65% kim ngạch xuất khẩu tôm, 95% kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả nước. Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng ĐBSCL cũng đang đứng trước những thách thức rất lớn của biến đổi khí hậu và các yêu cầu mới trong sự phát triển của vùng.

Theo tính toán của ngành nông nghiệp, lượng phát thải từ lĩnh vực lương thực, thực phẩm hiện chiếm đến 19% lượng phát thải cả nước, trong đó ngành lúa gạo chiếm đến 48%.

Chỉ tính trung bình 1 tấn gạo sẽ phát thải gần 1 tấn carbon thì chỉ riêng đối với trồng lúa mỗi năm vùng này đã phát sinh hàng chục triệu tấn carbon, do đó, giảm phát thải đang là vấn đề cấp bách hiện nay.

"Nông nghiệp xanh, giảm phát thải tại ĐBSCL được xem là định hướng quan trọng, hướng đến bền vững yêu cầu cả chuỗi ngành hàng bao gồm người sản xuất, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cùng tham gia", Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.

san pham

Nhiều sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp được giới thiệu tại Diễn đàn Mekong Stratup lần thứ I. Ảnh: An Hòa.

Về khởi nghiệp, ông Trần Thành Nam cho rằng hàng năm có hàng trăm ngàn doanh nghiệp gia nhập thị trường nhưng số doanh nghiệp khởi nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp tại vùng ĐBSCL chỉ chiểm khoảng 2%, con số này còn khá khiêm tốn.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa chia sẻ, ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam, đóng góp khoảng 1/3 tổng GDP nông nghiệp cả nước, tuy nhiên, nơi này cũng cũng đang đứng trước những thách thức rất lớn của biến đổi khí hậu và các yêu cầu mới trong phát triển kinh tế vùng.

"Trong bối cảnh đó, việc liên kết là một trong những chìa khóa quan trọng để đi đến thành công và là một xu thế tất yếu, giúp các địa phương nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững, trong thời gian qua, các địa phương trong khu vực ĐBSCL đã có nhiều hoạt động liên kết, hợp tác mang lại hiệu quả thiết thực như: Diễn đàn Mekong Connect, Diễn đàn kết nối du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL, Liên kết tiểu vùng Đồng Tháp Mười.

Diễn đàn Mekong Startup lần đầu tiên được tổ chức một diễn đàn có tính chất đối thoại công - tư ở quy mô cấp vùng, đồng thời thảo luận hai bài toán khó, một là những xu hướng mới của nông nghiệp và hai là bài toán trọng tâm của quốc gia và của vùng về thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trên lĩnh vực tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính nhằm cụ thể hóa mục tiêu đưa phát thải ròng về "0" vào năm 2050 như cam kết của Chính phủ tại Cop 26", ông Nghĩa cho biết.

Cam kết cắt giảm 30% carbon

Tại Diễn đàn này đại diện 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đã ký cam kết với Bộ NN&PTNT về giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, mỗi địa phương sẽ phát triển ít nhất là một dự án sản xuất bền vững giảm phát thải khí nhà kính. Mục tiêu chung là đến năm 2030, vùng ĐBSCL sẽ giảm được khoảng 30% carbon trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đại diện tỉnh Đồng Tháp cũng ký cam kết với các Hiệp hội ngành hàng đưa Đồng Tháp trở thành "Trung tâm giải pháp giảm phát thải của khu vực".

Theo ông Li Gou - Điều phối viên Chương trình Quốc gia về nông nghiệp, Chuyên gia cao cấp về Kinh tế nông nghiệp - Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của Việt Nam và có đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian qua vùng này vì chú trọng nâng cao sản lượng, tăng vòng quay sản xuất làm cho phát thải carbon trong chuỗi sản xuất nông nghiệp tăng cao.

ANH 2006

Khu vực ĐBSCL có nhiều tiềm năng cung cấp chứng chỉ carbon cho doanh nghiệp. Ảnh AH

"Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại – bền vững – phát thải thấp là xu hướng toàn cầu hiện nay. ĐBSCL không chỉ có thể cắt giảm mạnh lượng carbon nhờ vào thay đổi quy trình sản xuất mà còn có thể bán chứng chỉ carbon cho các doanh nghiệp thông qua phát triển cây ăn quả, trồng rừng", ông Li Gou khuyến nghị.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết, Diễn đàn đã đạt được các mục tiêu đề ra, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, doanh nghiệp  về bài toán chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải theo các cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 cũng như đáp ứng các yêu cầu mới từ thị trường; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về các giải pháp sản xuất nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững, tuần hoàn, ít phát thải

Theo WB, năm 2019, nguồn thu từ định giá carbon toàn cầu lên tới 45 tỷ USD. Việt Nam có thể bán ra thị trường 57 triệu tín chỉ carbon và nếu tính theo giá 5 USD/tín chỉ, có thể thu về hàng trăm triệu USD.

Riêng khu vực ĐBSCL nếu ngành nông nghiệp được tổ chức tốt, áp dụng các biện pháp canh tác thông minh sẽ giảm được phân bón, thuốc hóa học, giảm nước tưới…thì mỗi năm sẽ giảm lượng phát thải carbon trên 10 triệu tấn. Với đặc thù về thời tiết, thổ nhưỡng vùng ĐBSCL còn thích hợp phát triển nông nghiệp xanh, mở rộng diện tích trồng rừng, tiềm năng lớn trong cung cấp chứng chỉ carbon cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ