Các thương hiệu điện lạnh nội địa Việt cần làm gì để chiếm lĩnh thị trường?
Sự hụt hơi của Casper và cú bán mình của Toshiba mới đây được coi là cơ hội tốt cho các thương hiệu điện lạnh nội địa Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh thị phần trên sân nhà.
Casper hụt hơi, Toshiba bán mình
Hôm 23/3, dư luận quốc tế xôn xao khi ban lãnh đạo Toshiba tuyên bố đã đồng ý với thoả thuận mua lại từ một nhóm doanh nghiệp do Japan Industrial Partners (JIP) đứng đầu với giá 15,3 tỷ USD. Mức giá này cao hơn 9,7% so với giá cổ phiếu đóng cửa của Toshiba trong phiên 23/3.

Các sản phẩm của Công ty CP Cơ điện lạnh (REE) đã được nhiều người biết đến tại Việt Nam. Ảnh Ree Corp.
Toshiba là tập đoàn đa ngành của Nhật Bản, từng sản xuất mọi thứ, từ hàng điện tử tiêu dùng đến công nghệ năng lượng hạt nhân. Hãng gây dựng tên tuổi nhờ công nghệ tiên tiến trong nhiều sản phẩm, từ máy giặt đến tủ lạnh và sau này là TV màu đầu tiên trên thế giới. Toshiba hiện là một trong những thương hiệu điện tử tiêu dùng dễ nhận diện nhất trên toàn cầu.
Ở một diễn biến khác, mới đây, công ty CP Tập đoàn Casper Việt Nam đã công bố tình hình tài chính năm 2022 với lợi nhuận sau thuế ao dốc xuống mức âm 467 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước, công ty này vẫn có lãi 61 tỷ đồng.
Với khoản lỗ đậm, vốn chủ sở hữu của Casper Việt Nam sau một năm giảm gần một nửa, còn 531 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm mạnh từ 6% xuống -87,9% và hệ số nợ phải trả trên vốn chủ tăng từ 2,3 lần lên 5,64 lần.
Casper là thương hiệu điện máy đến từ Thái Lan, có mặt ở Việt Nam từ năm 2016. Công ty có mạng lưới chi nhánh và hệ thống phân phối tại nhiều thị trường Đông Nam Á như Malaysia, Brunei, Campuchia, Lào.
Thời gian đầu, công ty tập trung đánh mạnh thị trường máy điều hòa không khí (máy lạnh), có mặt tại các chuỗi bán lẻ điện máy lớn như Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim, Điện Máy Chợ Lớn. Casper dùng chiến lược giá rẻ, thời gian bảo hành lâu, áp dụng nhiều khuyến mãi để nhắm tới phân khúc khách hàng bình dân.

Thị trường điện lạnh đang có sự cạnh tranh khốc liệt tại Việt Nam. Ảnh L.Đ
Hiện các sản phẩm công ty phân phối ở Việt Nam gồm điều hoà, máy lọc không khí, tủ lạnh, tivi, máy lọc không khí, máy giặt, máy sấy, nồi cơm điện.
Dữ liệu từ Công ty nghiên cứu thị trường GfK công bố hồi tháng 2 cho thấy Casper chiếm 16% thị phần máy điều hòa ở Việt Nam, đứng thứ ba chỉ sau Panasonic và Daikin.
Kết quả kinh doanh của Casper ảm đạm trong bối cảnh ngành điện máy không mấy tươi sáng trong năm 2022, nhất là giai đoạn nửa cuối năm.
Do ảnh hưởng của lạm phát khiến sức mua giảm, các doanh nghiệp bán lẻ đầu ngành điện máy, công nghệ như Thế Giới Di Động, FPT Retail, Digiworld, Petrosetco đều ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm trong quý IV/2022 và những tháng đầu năm 2023.
Các chuyên gia từ SSI Research ước tính chi tiêu cho điện thoại và điện máy sẽ giảm 10% so với năm 2022 trong giả định lạm phát sẽ đạt đỉnh trong 6 tháng đầu năm 2023 và sau đó giảm tốc trong 6 tháng cuối năm.
Theo SSI Research, lạm phát gia tăng sẽ làm tăng chi phí cho các nhà bán lẻ, vì khó có thể chuyển phần chi phí tăng lên sang giá bán cho khách hàng. Trong khi đó, người tiêu dùng đang tìm kiếm các đợt giảm giá sâu và xu hướng mua hàng giá rẻ có thể kéo dài đến năm 2023.
Cơ hội cho thương hiệu nội địa
Sự hụt hơi của Casper và cú bán mình của Toshiba được đánh giá là cơ hội tốt cho các thương hiệu điện lạnh nội địa Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh thị phần trên sân nhà.

Các thương hiệu ngoại vẫn lấn lướt các thương hiệu Việt trong lĩnh vực điện lạnh. Ảnh Trung Hiếu
Mặt khác, đây cũng là bài học cho các thương hiệu Việt, khi Casper và Toshiba được biết đến như những hãng điện lạnh phổ biến và được ưa chuộng nhất thị trường trăm triệu dân. Nếu không muốn có một kết cục tương tự, các hãng nội địa cần tích cực hơn nữa.
Đơn cử như thương hiệu Reetech của Công ty CP Cơ điện lạnh (HoSE: REE). Đây được xem là thương hiệu điện lạnh nội địa dẫn đầu thị trường ở thời điểm hiện tại.
BCTC quý của công ty này cho thấy, doanh thu thuần tính riêng quý IV/2022 đạt 3.070 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2021. Mảng cơ điện lạnh gây ấn tượng khi tăng 2,3 lần, đạt mức 1.160 tỷ đồng (chiếm gần 38% doanh thu REE); mảng hạ tầng điện - nước tăng 43% lên 1.647 tỷ (chiếm 53,6%); lĩnh vực bất động sản 263 tỷ đồng, tăng nhẹ 5%.
Lũy kế năm 2022, REE ghi nhận doanh thu thuần 9.372 tỷ (tăng 61%); lãi ròng 3.513 tỷ đồng (tăng 64%) – con số cao nhất trong lịch sử 23 năm niêm yết của công ty (kể từ cuối tháng 7/2000). So với kế hoạch đặt ra tại ĐHĐCĐ 2022, cả doanh thu lẫn lợi nhuận sau thuế vượt chỉ tiêu lần lượt là 1% và 70%.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản REE tại ngày 31/12/2022 đạt hơn 33.928 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 6% so với số đầu kỳ. Cơ cấu tài sản gồm hơn 1.100 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, 960 tỷ đồng tiền gửi tới ngày đáo hạn, các khoản phải thu ngắn hạn 4.013 tỷ đồng….
Reetech được xem là thương hiệu cơ điện lạnh nội địa của Việt Nam và là đối trọng lớn nhất của nhiều thương hiệu nước ngoài. Thương hiệu này tập trung vào thị trường điều hoà công nghiệp và gần như độc chiếm mảng này tại "sân nhà". Còn ở mảng điều hoà gia dụng, thương hiệu này đánh vào phân khúc tầm trung, với hàng loạt sản phẩm giá cả bình dân, cạnh tranh trực tiếp với Casper và nhiều hãng điều hoà giá rẻ khác.
Một tên tuổi nội địa cũng cần được nhắc đến là Nagakawa. Năm 2022, hãng này báo lãi ròng hơn 15 tỷ đồng. Con số này kém xa 27,4 tỷ đồng lãi năm 2021. Trong khi đó, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của hãng này năm 2022 đạt khoảng 1.798 tỷ đồng, tăng hơn 12% so với năm 2021 (1.412 tỷ đồng).
Nên biết, hai mảng hoạt động chính của Nagakawa là bán điều hoà gia dụng và thiết bị nhà bếp.
Ngoài Reetech và Nagakawa, thương hiệu nội địa Việt còn gọi tên những Funiki (Hoà Phát), Sunhouse... Hầu hết thương hiệu hoạt động ở phân khúc tầm trung và dần ghi dấu trong lòng người dùng nhờ giá cả hợp lý, chất lượng tương xứng.
Tuy nhiên, để thực sự chiếm lĩnh thị trường điện lạnh trăm triệu dân, còn là câu chuyện dài hơi, bởi sự phổ biến và lâu đời của các thương hiệu nước ngoài.
Ông B.N.Thuận, quản lý bán hàng của một cửa hàng điện máy trên địa bàn quận 10 cho biết, tỷ lệ khách hàng lựa chọn những thương hiệu nội địa như Reetech, Funiki, Nagakawa đang dần cao lên.

Nhiều thương hiệu điều hòa trong nước đã chinh phục được khách hàng nội địa. Ảnh TN
"Nếu như ngày trước, khách vào mua máy lạnh toàn hỏi về các thương hiệu như Daikin, Panasonic... nói chung là các thương hiệu nổi tiếng và lắc đầu khi được giới thiệu các thương hiệu nội địa thì giờ đây, khách chủ động hỏi nhiều hơn về sản phẩm của các hãng nội địa, tỉ lệ mua sản phẩm cũng cao hơn, chủ yếu nhờ giá cả và chất lượng sản phẩm", ông Thuận cho biết.
Trong khi đó, ông Nguyễn Nam, kỹ sư điện lạnh ở TP.HCM cho rằng, không phải đợi đến bây giờ người tiêu dùng mới lựa chọn những thương hiệu điện lạnh nội địa.
"Kỳ thực, từ hơn 10 năm trước tôi đã cung cấp và lắp cho khách những chiếc máy lạnh của Reetech rồi. Nghĩa là sản phẩm của hãng này đã ghi dấu từ thời đó. Giờ thì có mặt ở nhiều quốc gia khác", ông Nam cho biết.
Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố chính là tâm lý chuộng hàng ngoại và thứ hai là khả năng quảng cáo, truyền thông kém khiến các hãng nội địa có thời gian lép vế so với thương hiệu ngoài.
"Giờ khách đi tìm máy lạnh có nghĩ đến Reetech, Nagakawa đầu tiên không hay luôn hỏi những dòng của Panasonic, Daikin, Electrolux... hay thậm chí là Casper?", ông Nam phân tích.
Theo ông Nam, thương hiệu nội địa Việt có nhiều điểm cần khắc phục nếu muốn chiếm lĩnh thị trường. Bởi cạnh tranh không phải ở những sản phẩm mới mà còn ở sản phẩm cũ, độ bền và hậu mãi cùng nhiều khía cạnh khác.
"Reetech thì mạnh ở máy lạnh công nghiệp rồi. Tôi làm công trình thì gần như là máy lạnh công nghiệp Reetech. Máy lạnh thương mại của hãng này cũng đạt chuẩn quốc tế và có mặt nhiều nước", ông Nam nói.
Nhưng còn sản phẩm của nhiều hãng khác thì sao. Thực tế thì sản phẩm không tệ, thậm chí tương xứng hoặc vượt trội hơn so với giá thành.
Nhưng vẫn theo ông Nam, điều này chưa đủ.
Trừ công trình thì không tính nhưng ở nhà hay những nơi khác, họ xài máy lạnh cần độ bền và ít hao điện. Người tiêu dùng không thể bỏ tiền triệu ra mua cái máy xài vài năm là xuống cấp. Thay vào đó, người dân thường dùng máy cả 10 hoặc mấy chục năm cho cả gia đình.
"Nên đừng hỏi sao người ta chuộng máy lạnh của Nhật", ông Nam nói và cho biết, nhiều người tiêu dùng hiện đại còn chuộng dùng máy lạnh nội địa Nhật (máy đã qua sử dụng một thời gian - PV) vì tiết kiệm và độ bền.
- Cùng chuyên mục
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.300 USD
Giá vàng tăng vọt lên mức cao mới nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn khi đồng USD mất giá và cổ phiếu công nghệ lao dốc, theo Bloomberg.
Thị trường - 17/04/2025 00:15
Doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia: ‘Chìa khóa’ từ đổi mới, sáng tạo
Qua 9 năm triển khai Chương trình Thương hiệu quốc gia, Việt Nam đã có 861 lượt doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia. Đổi mới, sáng tạo được xem là “chìa khóa” để nhiều doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia…
Doanh nghiệp - 16/04/2025 20:13
Bảo hiểm Bảo Việt tung gói bảo hiểm thế hệ mới, kết nối không giới hạn
Từ ngày 15/4, Bảo hiểm Bảo Việt chính thức ra mắt chương trình ưu đãi "Du lịch an tâm - Vươn xa kết nối", tặng 4.000 eSIM quốc tế khi khách hàng tham gia Bảo hiểm du lịch Flexi, hứa hẹn "gói gọn" trải nghiệm sống liền mạch, đảm bảo kết nối toàn cầu chỉ với một thiết bị di động.
Doanh nghiệp - 16/04/2025 17:57
Trung Quốc 'sẵn sàng đàm phán' nếu Hoa Kỳ thể hiện 'sự tôn trọng'
Vào thứ Tư (16/4), Trung Quốc đã bày tỏ sự cởi mở trong các cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, nhưng với một số điều kiện nhất định.
Thị trường - 16/04/2025 17:40
Mỹ dọa áp thuế 245% lên Trung Quốc
Nhà Trắng cảnh báo áp thuế 245% lên hàng hóa Trung Quốc "do các hành động trả đũa", một động thái leo thang khác trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới..
Thị trường - 16/04/2025 17:07
Phép tính của ông chủ Highlands Coffee
Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động, Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê với giá trị 500 tỷ đồng, công suất 75.000 tấn tại Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Thị trường - 16/04/2025 16:21
Trung Quốc bổ nhiệm nhà đàm phán thương mại mới
Trung Quốc hôm thứ Tư bất ngờ bổ nhiệm một nhà đàm phán thương mại mới, người đóng vai trò chủ chốt trong bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm giải quyết cuộc chiến thuế quan đang leo thang với Hoa Kỳ.
Thị trường - 16/04/2025 14:09
Flamingo Heritage Onsen & Resort: Thiên đường nghỉ dưỡng mới sắp ra mắt tại Tân Trào
Ngày 25/4 tới đây, Flamingo Holdings sẽ chính thức khai trương khách sạn nghỉ dưỡng Flamingo Heritage Onsen & Resort tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang – vùng đất gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam.
Doanh nghiệp - 16/04/2025 12:12
Petrovietnam - Vinachem: Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao
Petrovietnam ký hợp tác toàn diện với Vinachem, với mục tiêu phát huy những lợi thế và nguồn lực hiện có của 2 tập đoàn, mở ra cơ hội cùng bứt phá.
Doanh nghiệp - 16/04/2025 12:11
Chứng khoán SHS chốt quyền chi trả 20% cổ tức tiền mặt và cổ phiếu, khẳng định cam kết với cổ đông
Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHS) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để nhận 20% cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu là ngày 25/4 tới đây, thể hiện cam kết mạnh mẽ của SHS trong việc đảm bảo quyền lợi và gia tăng giá trị cho cổ đông.
Doanh nghiệp - 16/04/2025 12:11
Giá vàng tăng từng giờ
Giá vàng thế giới sáng nay tăng mạnh, ghi nhận đỉnh mới, vượt 3.261 USD/ounce. Trong nước, giá vàng tăng từng giờ, hiện đã lên mốc 111 triệu đồng/lượng.
Thị trường - 16/04/2025 10:00
SHB đồng hành cùng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới
Với chiến lược chuyển đổi toàn diện, bứt phá mạnh mẽ, SHB tiếp tục khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường tài chính, vươn tầm khu vực quốc tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Doanh nghiệp - 16/04/2025 08:22
Giá nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm, nhưng thuế quan vẫn đe dọa lạm phát
Giá nhập khẩu của Hoa Kỳ bất ngờ giảm vào tháng 3, do chi phí cho các sản phẩm năng lượng giảm, dấu hiệu mới nhất cho thấy lạm phát đang giảm trước khi thuế quan toàn diện của Tổng thống Donald Trump có hiệu lực.
Thị trường - 16/04/2025 06:29
Đà Nẵng khai phá thị trường du lịch y tế trăm tỷ USD
Đà Nẵng là địa phương có thế mạnh phát triển du lịch y tế, tuy nhiên, thành phố này vẫn còn nhiều việc phải làm để tận dụng tốt cơ sở vật chất du lịch, y tế cũng như liên kết, phát triển sản phẩm du lịch y tế bài bản, chuyên nghiệp.
Thị trường - 16/04/2025 06:06
Nền kinh tế Mỹ sẽ mất hàng tỷ USD khi du khách bỏ đi
Nền kinh tế Mỹ sẽ mất hàng tỷ USD doanh thu trong năm 2025 do du lịch nước ngoài giảm và du khách tẩy chay các sản phẩm của Mỹ, khiến rủi ro suy thoái kinh tế gia tăng.
Thị trường - 16/04/2025 06:06
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức giới thiệu Apple Pay đến với chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24 (chủ thẻ Vietcombank NAPAS) tại Việt Nam. Apple Pay là phương thức thanh toán dễ dàng, an toàn và riêng tư khi thanh toán tại cửa hàng, trong ứng dụng và trực tuyến.
Doanh nghiệp - 15/04/2025 13:58
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 3 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 4 week ago