Các tập đoàn thép lớn nhất Ấn Độ đầu tư khủng đón thị trường sau đại dịch
JSW Steel và Tata Steel của Ấn Độ, những tập đoàn thép hàng đầu thế giới, dự kiến chi khoảng 850 tỷ rupee (11,4 tỷ USD) cho các dự án mới trong vài năm tới, kỳ vọng nhu cầu toàn cầu sẽ tăng khi đại dịch rút đi.

JSW Steel và Tata Steel dự kiến mở rộng đầu tư nhiều tỷ đô la với kỳ vọng ở thị trường quốc tế sau đại dịch. Ảnh: Reuters
Ấn Độ đang trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai khiến hàng nghìn người thiệt mạng và gây thiệt hại lớn cho hoạt động kinh doanh. Nhưng các nhà sản xuất thép Ấn Độ đang lạc quan, với kỳ vọng ở nhu cầu từ Mỹ và châu Âu.
Họ cũng hy vọng do Chính phủ Ấn Độ tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, thị trường thép trong nước sẽ có thêm sức sống.
JSW Steel, nhà sản xuất thép tư nhân lớn nhất Ấn Độ, dự kiến đầu tư khoảng 251,15 tỷ rupee (3,37 tỷ USD) trong vài năm tới để mở rộng công suất và hiện đại hóa các nhà máy trên khắp đất nước.
Cuối tháng 6, Sajjan Jindal, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, cho biết JSW Steel đang bắt đầu giai đoạn tăng trưởng tiếp theo với kế hoạch đầu tư 251,15 tỷ rupee mới được phê duyệt.
JSW Steel cũng kỳ vọng sẽ nâng cao và số hóa khả năng khai thác mỏ và cơ sở hạ tầng của tập đoàn ở bang Odisha và thiết lập một cơ sở thép mạ mầu hiện đại ở bang Jammu & Kashmir, Ấn Độ.
Sau mở rộng, tổng sản lượng của JSW Steel sẽ tăng lên tới 37,5 triệu tấn vào năm tài chính kết thúc ngày 25 tháng 3. Tập đoàn đã chi 480 tỷ rupee trong ba năm qua để tăng 50% công suất.
Hôm thứ Ba, Tata Steel cho biết họ sẽ chi 500 tỷ đến 600 tỷ rupee (8.05 tỷ USD) trong 5 năm tới, trung bình từ 100 tỷ đến 120 tỷ rupee mỗi năm.
Chi phí đầu tư của tập đoàn này trong năm tài chính tính đến tháng 3 năm 2020 đã giảm 55% do cố gắng tiết kiệm tiền trong bối cảnh đại dịch.
“Làm mạnh bảng cân đối kế toán tiếp tục là chiến lược kinh doanh của tập đoàn”, Koushik Chatterjee, Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc tài chính của Tata Steel Group, nói.
“Dù Ấn Độ vướng phải khủng hoảng COVID-19, chúng tôi đang tập trung hoàn thành khu liên hợp nhà máy cán nguội và nhà máy quặng viên ở Kalinganagar trong 12 tháng tới.”
Theo tài liệu ngân sách chính phủ được công bố vào tháng 2, Cơ quan Thép Ấn Độ do chính phủ điều hành nâng mục tiêu đầu tư cho năm tài chính hiện tại lên 80 tỷ rupee, từ mục tiêu trước đó là khoảng 40 tỷ rupee.
Kế hoạch mở rộng đầu tư của các tập đoàn có hỗ trợ từ các khoản đầu tư đã phê duyệt cho các năm trước chuyển sang và các chính sách khuyến khích sản xuất của chính phủ dành cho các doanh nghiệp tăng cường sản xuất trong nước và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.
Tờ Financial Express đưa tin nội các Ấn Độ đang xem xét 63,22 tỷ rupee ưu đãi cho ngành thép, giúp thúc đẩy một ngành đang phục hồi trở lại.
Các nhà sản xuất thép Ấn Độ trong năm qua bắt đầu sử dụng công suất nhiều hơn do xuất khẩu hàng tháng tăng, mặc dù nhu cầu trong nước vẫn dưới mức trước đại dịch.
Jindal của JSW Steel nói: “Chúng tôi kỳ vọng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng tăng, nhu cầu về ô tô và xây dựng tăng, cùng với sự phục hồi của đầu tư tư nhân và nhu cầu tiêu dùng sẽ tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ thép”.
Theo S&P Global, Ấn Độ là nước xuất khẩu ròng thép từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 3 năm nay, với lượng xuất khẩu đạt 10,78 triệu tấn, tăng 29,1% so với năm tài chính trước đó. Nhập khẩu giảm 29,8% xuống còn 4,75 triệu tấn.
Platts Metals Trade Review cho thấy từ đầu năm đến nay, Ấn Độ đã chuyển trọng tâm cung cấp sang châu Âu. Giá thép cuộn cán nóng Bắc Âu cao hơn khoảng 65 USD/tấn so với giá nội địa của Ấn Độ vào đầu tháng 1, theo S&P Global.
“Tính đến ngày 12 tháng 4, giá đã cao hơn 300 USD/tấn. Ấn Độ đã vượt hạn ngạch của EU khoảng 40.000 tấn trong năm nay nhưng hy vọng Ấn Độ sẽ sớm được phép xuất khẩu thêm do tình trạng thiếu thép cuộn ở châu Âu”.
Trong khi đó, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Care Ratings cho rằng trong năm tài chính hiện tại, sản lượng thép thô sẽ tăng 8%-9% lên 112-114 triệu tấn, do cầu được hỗ trợ bởi phục hồi kinh tế, thanh khoản và chi tiêu của chính phủ tăng.
Trong kế hoạch ngân sách giai đoạn 2021-2022, Chính phủ Ấn Độ tăng phân bổ vốn thêm 34,5% lên 5,54 nghìn tỷ rupee trong nỗ lực khởi động lại nền kinh tế, cơ quan này cho biết.
“Chi tiêu tăng cường cho các lĩnh vực chính như dịch vụ quốc phòng, đường sắt, đường bộ, vận tải và đường cao tốc sẽ tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ thép, được dự báo sẽ tăng 10-12% trong năm tài chính 2022 và lần đầu tiên vượt mốc 100 triệu tấn”, Care Ratings cho biết trong một báo cáo tháng Tư. “Giá thép dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm tài chính 2022”.
Care Ratings cũng nêu sự vắng bóng của Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu thế giới và nhu cầu thép cao hơn ở Trung Quốc là những yếu tố chính làm tăng giá thép.
Năm 2020, Trung Quốc chiếm 56% sản lượng và tiêu thụ thép của thế giới. Bẩy trong 10 nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới hiện là doanh nghiệp Trung Quốc.
Care Ratings cho biết: “Nhu cầu từ Trung Quốc tiếp tục cao hơn do các gói kích thích và mong muốn của nước này giảm sản xuất năm 2021 để giảm mức phát thải carbon sẽ là những yếu tố quan trọng làm giá thép tăng”.
Mất cân đối cung cầu trên thế giới sẽ đem đến cho các nhà sản xuất thép Ấn Độ các cơ hội xuất khẩu, theo Care Ratings.
(Theo Nikkei Asia)
- Cùng chuyên mục
Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP là mô hình hiện thực hóa chủ trương hợp tác công tư của Đảng, Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Công nghệ - 28/03/2025 16:44
Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số
TP. Huế vừa làm việc với tập đoàn FPT về các nội dung liên về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Công nghệ - 28/03/2025 16:06
Phó Thủ tướng ủng hộ hình thành khu thương mại tự do ở Bình Định
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng ủng hộ việc sớm nghiên cứu hình thành khu thương mại tự do ở khu vực cảng Phù Mỹ (Bình Định).
Đầu tư - 28/03/2025 16:05
Doanh nghiệp muốn ưu tiên cải cách thủ tục hành chính thuế
Thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) và đáp ứng các quy định pháp luật là một trong ba nhóm vấn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt, trong đó TTHC thuế là nhóm thủ tục DN mong muốn ưu tiên cải cách nhất….
Đầu tư - 28/03/2025 15:50
Loạt doanh nghiệp cam kết 'rót' hơn 231.000 tỷ vào Bình Định
Tỉnh Bình Định đã trao bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, đồng thời trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 62 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 231.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 28/03/2025 12:09
Giải pháp nào để hút được 570 tỷ USD vốn đầu tư hạ tầng đến 2040?
Theo dự báo, Việt Nam cần 570 tỷ USD để đầu tư cơ sở hạ tầng từ nay cho đến năm 2040. Do đó, Việt Nam đang tìm cách phát triển các cơ chế tài chính mới cũng như huy động các nguồn tài trợ từ nước ngoài.
Đầu tư - 28/03/2025 11:55
Nhiều dự án bất động sản bỏ hoang ở Đà Nẵng 'tái sinh'
Sau thời gian dài bỏ hoang, nhiều dự án khu đô thị ở Đà Nẵng như: Khu đô thị mới Thuận Phước; Marina Complex, The Legend City DaNang… đã thi công trở lại.
Đầu tư - 28/03/2025 10:29
Thành lập thành viên mới, Viettel nuôi tham vọng xuất khẩu dịch vụ khách hàng
Hoạt động kinh doanh hiệu quả ở 10 quốc gia và với việc thành lập Công ty Dịch vụ Khách hàng, Viettel kỳ vọng dịch vụ khách hàng cũng phải xuất khẩu được.
Đầu tư - 28/03/2025 10:23
Đà Nẵng có thêm dự án căn hộ cao cấp hơn 700 tỷ đồng
Dự án Căn hộ trung tâm thương mại tài chính Đà Nẵng (The APT Tower) do Công ty TNHH An Phước Thạnh làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng.
Đầu tư - 28/03/2025 08:41
New Việt Thắng tái khởi động dự án 450 tỷ ở Huế
Sau một thời gian ngừng thi công, dự án Khu du lịch sinh thái nhà rường Huế đã được CTCP Đầu tư thương mại du lịch New Việt Thắng tái khởi động.
Đầu tư - 28/03/2025 06:21
Đầu tư vào tài sản số đang 'nóng', cần lưu ý những rủi ro gì?
Đầu tư vào các tài sản số đã trở thành xu hướng trên thế giới và Việt Nam, nhưng cũng đi kèm không ít rủi ro và thách thức mà nhà đầu tư cần lưu ý.
Đầu tư - 28/03/2025 06:21
Quảng Trị 'thúc' mặt bằng cho Cảng hàng không hơn 5.800 tỷ
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị các đơn vị vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng để nhà đầu tư tổ chức thi công đảm bảo tiến độ dự án cảng hàng không Quảng Trị.
Đầu tư - 27/03/2025 19:02
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng khánh thành đường nghìn tỷ nối khu công nghiệp lớn nhất Bình Định
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã cắt băng khánh thành Tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 19 đến Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định với tổng vốn đầu tư hơn 1.170 tỷ đồng.
Đầu tư - 27/03/2025 19:01
InvestingPro hợp tác cùng DFVN mở rộng kênh phân phối chứng chỉ quỹ
Sự kiện này không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng danh mục sản phẩm đầu tư tại InvestingPro mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận các sản phẩm quỹ mở do DFVN quản lý.
Đầu tư thông minh - 27/03/2025 17:03
Viện Lowy: Việt Nam không phải là 'cửa sau' của hàng hóa Trung Quốc
Trung Quốc đóng vai trò lớn trong việc Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang Mỹ, nhưng bản thân Việt Nam và các đối tác khác trong chuỗi cung ứng còn ảnh hưởng nhiều hơn.
Đầu tư - 27/03/2025 16:52
Công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho 25 năm tới
Trong bối cảnh Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc, đại diện UOB cho rằng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn thu hút FDI vào lĩnh vực này - công nghệ cao sẽ chính là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050.
Công nghệ - 27/03/2025 16:47
- Đọc nhiều
-
1
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
2
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
3
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
-
4
Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?
-
5
SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago