Tại sao Amazon đối đầu với người giàu nhất Ấn Độ: Giải mã cuộc chiến tỷ USD?

CHÍ THÀNH
07:37 15/06/2021

Amazon và một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới đang tham dự vào cuộc đụng độ trị giá hàng tỷ USD, liên quan đến địa điểm mua hàng tạp hóa của Rani Pillai, một y tá 47 tuổi đã nghỉ hưu. Tại sao vậy? Dưới đây là phân tích của tờ New York Times.

Pillai là khách hàng quen của Big Bazaar, một siêu thị tồi tàn nằm ở ga tàu điện ngầm, trong một khu trung lưu ở phía đông Delhi. Năm ngoái, cô đã thử mua sắm trực tuyến trong thời kỳ cách ly xã hội ở Ấn Độ. Quả thật, hàng hóa trực tuyến không thể sánh được với Big Bazaar, nơi những hũ xoài chua ngâm chen lấn chỗ với những bọc mì ống, còn những gói mì ăn liền thì xếp liền với những bao gạo basmati to tướng.

BigBazaar

Big Bazaar là một thương hiệu bán lẻ quen thuộc ở Ấn Độ. Ảnh Borako Mall

"Tôi thích nhìn mọi thứ trước khi mua. Tại Big Bazaar, tôi có thể thỏa sức nhìn ngắm hàng hóa trước khi quyết định chọn thứ này, thứ nọ", Palai nói và còn khoe buổi mua sắm hôm đó cô còn được tặng thêm 1 chiếc áo phông và vài túi bánh quy miễn phí.

Big Bazaar thuộc sở hữu của Future Group, một tập đoàn Ấn Độ hiện có tới 1.500 siêu thị, cửa hàng đồ ăn nhanh và cửa hàng thời trang tại 400 thành phố ở Ấn Độ. Chính sự hiện diện ngoạn mục trên thương mại bán lẻ truyền thống này của tập đoàn lại như một miếng mồi ngon của rất nhiều công ty đang muốn có một chân trong thương mại điện tử hiện đại, cũng như thị trường công nghệ vốn đang phát triển như vũ bão ở Ấn Độ.

Một trong những công ty đó chính là Amazon, một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu, vốn đang đặt cược vào Ấn Độ, nơi mang đến 1/3 doanh số thương mại điện tử của công ty này.

Hai năm trước, công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ đã bỏ ra 200 triệu USD để mua những tài sản đầu tiên của Future Group, và Amazon cũng đã tinh tế xử lý thương vụ này nhằm tránh các quy định hạn chế đầu tư đối với việc thâu tóm lại các công ty địa phương ở Ấn Độ.

Amazon-India

Thị trường Ấn Độ mang lại 1/3 doanh thu cho Amazon. Ảnh AP

Chính điều này giúp Amazon vượt mặt Reliance Industries, một trong những công ty lớn nhất và quyền lực nhất ở Ấn Độ. Tập đoàn Reliance Industries do Mukesh Ambani, một nhà tài phiệt đứng đầu nhiều lĩnh vực quan trọng như viễn thông, năng lượng và sản xuất ở Ấn Độ. Vào tháng 8 năm ngoái, Reliance đã gạt Amazon sang bên lề khi đạt được thỏa thuận mua lại toàn bộ Future Group với một thương vụ trị giá 3.4 tỷ USD.

Amazon hiện đang nỗ lực ngăn chặn lại thương vụ này thông qua các thủ tục tố tục trọng tài thương mại ở Singapore. Cuộc chiến thậm chí đã lan sang các tòa án ở Ấn Độ, nơi Amazon đang đề toà án tối cao của Ấn Độ ra lệnh tạm dừng lại thỏa thuận cho đến khi mọi chuyện ngã ngũ tại trọng tài thương mại Singapore.

Mặc dầu triển vọng phát triển kinh tế ngắn hạn của Ấn Độ đang bị ảnh hưởng nặng nề của làn sóng Covid-19 lần thứ hai, nhưng quốc gia này vẫn hứa hẹn một tiềm năng tăng trưởng ngoạn mục khi đại dịch kết thúc. Với một dân số kết nối [với internet] ngày một lớn, cộng với tầng lớp trung lưu đầy tham vọng khiến nhiều công ty toàn cầu nhìn nước này như hình ảnh của Trung Quốc, nơi đã trở thành thị trường internet lớn nhất toàn cầu chỉ trong vòng có vài năm.

online-shopping

Thị trường bán lẻ trực tuyến của Ấn Độ dự kiến đạt qui mô cỡ 85,3 tỷ USD vào năm 2024. Ảnh Scoopearth

Theo hãng nghiên cứu thị trường Forrester Research, thị trường bán lẻ trực tuyến của Ấn Độ dự kiến đạt qui mô cỡ 85,3 tỷ USD vào năm 2024. Chính vì vậy mà Facebook, Walmart và nhiều công ty khác đã tiếp nối bước chân của Amazon, đầu tư rất nhiều vào Ấn Độ.

Cửa hàng tạp hóa trực tuyến là một mảng nhỏ nhưng đang phát triển rất nhanh trên thị trường.. Hiện giờ, người Ấn Độ mới chỉ thực hiện việc mua sắm trực tuyến với các sản phẩm như các sản phẩm thời trang và điện thoại di động. Nhưng các chuỗi cửa hàng thương mại truyền thống có thể lại chính là các tài sản quí giá giúp các công ty thương mại thế hệ mới chinh phục ngành kinh doanh trực tuyến.

Vì lý do tương tự, trong nhiều năm trước, Amazon đã từng mua lại Whole Foods để xây dựng đế chế kinh doanh trực tuyến của mình ở Mỹ. Các cửa hàng tạp hóa có thể trở thành trung tâm phân phối tiện dụng và mang lại sự công nhận thương hiệu cũng như mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp.

Satish Meena, một nhà phân tích của Forrester Research cho biết: “Không ai đánh nhau chỉ trong vài tháng hay vài quý. Đây là một trò chơi kéo dài tới khoảng 10, 15 năm".

Tuy nhiên, Amazon và các công ty quốc tế khác nhận thấy rằng trò chơi ngày càng khốc liệt và khó chơi. Thủ tướng Narendra Modi và chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc của ông đang muốn dấy lên tình cảm chống lại các thế lực nước ngoài bằng chiến dịch phát triển những người tay chơi nội địa, 'cây nhà lá vườn' trong lĩnh vực sản xuất, internet và các ngành công nghiệp khác.

Modi-PTI

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là người bảo vệ các doanh nghiệp nội địa. Ảnh PTI

Các quan chức Ấn Độ đã im lặng trước cuộc chiến giữa Amazon với Reliance, nhưng họ lại gây sức ép với công ty Mỹ trên các mặt trận khác. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ và Cục Thực thi, cơ quan chống tội phạm liên bang của Ấn Độ, đang điều tra Amazon vì họ nghi ngờ Amazonvi phạm luật đầu tư nước ngoài của Ấn Độ.

Trong khi đó, Amazon và công ty Flipkart thuộc Walmart cũng đang tiến hành cuộc đấu tranh pháp lý để ngăn Ủy ban Cạnh tranh của Ấn Độ, cơ quan quản lý chống độc quyền của quốc gia này, tiến hành một cuộc điều tra chính thức về các hoạt động bán hàng của họ.

Trong một tuyên bố, Amazon nói rằng các quan chức của công ty 'nghiêm túc tuân thủ tất cả các luật và chính sách hiện hành' và rằng họ đang cố gắng bảo vệ quyền lợi của mình khi cố gắng ngăn chặn thỏa thuận giữa Reliance-Future Group.

"Chúng tôi rất thất vọng trước những nỗ lực có động cơ tác động đến chính sách FDI nhằm tạo ra một sân chơi không bình đẳng", tuyên bố cho biết, đề cập đến những hạn chế của Ấn Độ trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trong khi đó, cả Reliance và Future Group đều không trả lời email yêu cầu bình luận của tờ New York Times.

India-FDI-2

Ấn Độ là nước có nhiều qui định rõ ràng về đầu tư nước ngoài để bảo vệ ngành thương mại trong nước. Ảnh minh họa FO

Vào năm 2018, chính phủ Ấn Độ đã ban hành một đạo luật quy định các công ty thương mại điện tử thuộc sở hữu nước ngoài chỉ có thể hoạt động như những thị trường trung lập, nơi những người bán hàng độc lập có thể đưa sản phẩm của họ lên đó. Chính phủ Ấn Độ cho biết việc giới hạn này sẽ bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ bằng cách hạn chế khả năng các nền tảng như Amazon bán sản phẩm của chính họ. Ví dụ, nếu tuân thủ nghiêm ngặt luật này thì đồng nghĩa là Amazon không thể bán thiết bị Echo nổi tiếng của mình trên nền tảng dịch vụ của Amazon.

Chính phủ Ấn Độ không phải là những người duy nhất lo ngại về sức mạnh thống trị thị trường tiềm năng này của Amazon. Các quan chức và nhà lập pháp ở Hoa Kỳ và Châu Âu ngày càng có cái nhìn thấu đáo hơn về khả năng sử dụng dữ liệu của Amazon để phát triển và bán các sản phẩm của chính công ty này. Tuy nhiên, luật này vẫn được hiểu theo một cách rộng rãi hơn là có lợi cho sự đột phá của Ambani vào thương mại điện tử.

Arvind Singhal, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Technopak Advisors, một công ty tư vấn quản lý, cho biết: "Luật đầu tư nước ngoài của Ấn Độ trong lĩnh vực bán lẻ không có ý nghĩa vào giữa những năm 2000, thời điểm luật được ban hành và ngày nay không có ý nghĩa tập trung vào các sản phẩm bán lẻ và tiêu dùng. Luật pháp đang bảo vệ những tay chơi lớn ở địa phương dưới danh nghĩa bảo vệ các cửa hàng thương mại nhỏ lẻ, gia đình".

Reliance-future-group

Thỏa thuận Reliance-Future Group là một bước chặn bước tiến của Amazon tại thị trường Ấn Độ. Minh họa của Entract

Trong bối cảnh đó, Amazon đã tiến hành các bước đi thận trọng để thực hiện một thỏa thuận với Future Group. Công ty này Ấn Độ đã nợ nần chồng chất khi ký thỏa thuận với Amazon vào năm 2019. Thỏa thuận được biến báo để tuân thủ các bộ luật cứng rắn nhằm hạn chế việc các công ty nước ngoài đầu tư vào bán lẻ.

Thỏa thuận của Future Group là một lựa chọn của Amazon để mở rộng sang các cửa hàng truyền thống ở Ấn Độ nếu New Delhi nới lỏng luật bán lẻ của mình. Nó cũng cho phép Amazon sử dụng mạng lưới các cửa hàng của Future làm trung tâm để nhanh chóng vận chuyển trái cây và rau tươi cho khách hàng đặt hàng trực tuyến. Trước khi tranh chấp giữa các công ty nổ ra, khách hàng có thể đặt mua rau từ các cửa hàng Big Bazaar trên ứng dụng Amazon.

Nhưng Reliance Industries, tập đoàn của Ambani, đã nhìn thấy tiềm năng của các hành động tương tự. Trong một cuộc kêu gọi nhà đầu tư ngay sau thỏa thuận mua lại Future Group, giám đốc tài chính của Reliance Retail, Dinesh Thapar, đã nói về một chiến lược sử dụng các cửa hàng làm trung tâm phân phối. Ngay cả trước khi mua lại Future Group, Reliance đã sử dụng mạng lưới cửa hàng của riêng mình để đảm bảo rằng hơn 90% đơn đặt hàng trực tuyến được giao trong vòng sáu giờ, Thapar nói trong cuộc trao đổi điện thoại với phóng viên của New York Times.

Amazon-and-Reliance-Retail

Cuộc chiến giữa Amazon với người giàu nhất Ấn Độ vẫn chưa ngã ngũ. Ảnh Reuters

Người chiến thắng trong cuộc chiến giữa Reliance và Amazon có thể có tiếng nói lớn về cách thương mại điện tử phát triển ở Ấn Độ. Arun Mohan Sukumar, một nhà phân tích công nghệ độc lập, cho biết thương mại điện tử tạo ra hệ sinh thái cho các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn trong các lĩnh vực thanh toán, hậu cần, trí tuệ nhân tạo và học máy. Các quy tắc của chính phủ có thể định hình kết quả đó.

“Nếu chính phủ quyết định chọn người chiến thắng trong lĩnh vực thương mại điện tử, người chiến thắng đó sẽ chọn người chiến thắng trong nhiều lĩnh vực khác, vốn là các lĩnh vực 'mặt trời mọc' mới nổi", Sukumar nói.

Tuy nhiên, tranh chấp đã được giải quyết, dấu ấn của Ambani đã hiện rõ trên các lối đi của Big Bazaar, nơi mà nhiều loại đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng của Reliance Industries đã được xếp vào vị trí nổi bật.

Ridh Nath, một nhân viên giám sát bộ phận tạp hóa của Big Bazaar, cho biết: "Chúng tôi đã bắt đầu dự trữ nhiều sản phẩm Reliance hơn trong sáu tháng qua. Trong bối cảnh Future Group phải vật lộn với nợ nần, Reliance sẵn sàng nâng hạn mức tín dụng cho các sản phẩm của mình.

Nath cho biết ban đầu anh cảm thấy không ổn trước những ồn ào trên báo chí về mâu thuẫn với Future Group.

“Nhưng công ty nói với chúng tôi rằng đừng lo lắng về những tin tức, mà chỉ nên tập trung vào việc phục vụ khách hàng, và đó là những gì chúng tôi đang làm", anh nói.

  • Cùng chuyên mục
PVcomBank ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện Đa khoa Phúc Thọ

PVcomBank ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện Đa khoa Phúc Thọ

Ngày 6/5/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.

Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:17

MIK Group bắt tay với thương hiệu kiến trúc hàng đầu Nhật Bản kiến tạo The Matrix One Premium

MIK Group bắt tay với thương hiệu kiến trúc hàng đầu Nhật Bản kiến tạo The Matrix One Premium

Thuộc bộ sưu tập Landmark đỉnh cao của MIK Group, The Matrix One Premium được "may đo" tinh tế cho giới tinh hoa, tái thiết lập những chuẩn mực sống mới của giới thượng lưu.

Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:17

Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến "Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu", thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:16

Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước đứng ở mức cao

Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước đứng ở mức cao

Giá vàng thế giới đã giảm 30 USD/ounce sau khi lập định 3.400 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng tiếp tục trụ ở mức cao 120,2 - 122,2 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Thị trường - 08/05/2025 09:31

Tập đoàn Đạt Phương đạt mục tiêu tăng trưởng cao cho năm 2025

Tập đoàn Đạt Phương đạt mục tiêu tăng trưởng cao cho năm 2025

Năm 2025, Tập đoàn Đạt Phương đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt 4.755,5 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 416,9 tỷ đồng, tăng lần lượt 32,9% và 21,5% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp - 08/05/2025 08:22

Phú Mỹ - Đơn vị đồng hành cùng Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam

Phú Mỹ - Đơn vị đồng hành cùng Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam

Mới đây, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết và công bố đơn vị đồng hành chính với Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) và ra mắt trang phục thi đấu mới của Đội tuyển.

Doanh nghiệp - 08/05/2025 08:04

Ông Trump từ chối nới lỏng thuế quan trước đàm phán thương mại Mỹ-Trung

Ông Trump từ chối nới lỏng thuế quan trước đàm phán thương mại Mỹ-Trung

Tổng thống Trump cho biết không dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, phản bác lại suy đoán rằng ông có thể hạ mức thuế quan 145% để phá vỡ thế bế tắc.

Thị trường - 08/05/2025 06:30

 Nhiều không gian, dư địa phát triển cho Lâm Đồng sau hợp nhất

Nhiều không gian, dư địa phát triển cho Lâm Đồng sau hợp nhất

Sau hợp nhất, tỉnh Lâm Đồng sẽ là địa phương có rừng, có biển, có cửa khẩu, cảng hàng không, với diện tích lớn nhất nước. Không gian, dư địa cho phát triển cho địa phương này là rất lớn.

Thị trường - 07/05/2025 15:52

 Hoa Kỳ, Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán phá băng thương mại vào thứ Bảy tới tại Geneva

Hoa Kỳ, Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán phá băng thương mại vào thứ Bảy tới tại Geneva

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent và nhà đàm phán thương mại chính Jamieson Greer sẽ gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong tại Thụy Sĩ vào cuối tuần này để bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại.

Thị trường - 07/05/2025 14:55

Thương vụ M&A ở mức thấp nhất trong 20 năm sau 'Ngày giải phóng' của ông Trump

Thương vụ M&A ở mức thấp nhất trong 20 năm sau 'Ngày giải phóng' của ông Trump

Các chủ ngân hàng và giám đốc điều hành đã dừng các vụ sáp nhập và mua lại (M&A) sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát động một cuộc chiến thương mại toàn cầu vào ngày 2 tháng 4.

Thị trường - 07/05/2025 06:58

Các quan chức cấp cao của Mỹ sắp gặp gỡ đối tác Trung Quốc bàn về thương mại

Các quan chức cấp cao của Mỹ sắp gặp gỡ đối tác Trung Quốc bàn về thương mại

Các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ sẽ gặp một phái đoàn cấp cao của Trung Quốc vào cuối tuần này tại Thụy Sĩ trong cuộc đàm phán lớn đầu tiên giữa hai quốc gia kể từ khi Tổng thống Donald Trump châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại bằng mức thuế nhập khẩu cứng rắn.

Thị trường - 07/05/2025 06:30

Đối mặt với thuế quan và bất ổn, các công ty Canada tìm kiếm  thị trường mới ngoài Hoa Kỳ

Đối mặt với thuế quan và bất ổn, các công ty Canada tìm kiếm thị trường mới ngoài Hoa Kỳ

Cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang làm đảo lộn nhiều thập kỷ quan hệ thương mại chặt chẽ giữa hai nước láng giềng Bắc Mỹ và thúc đẩy nhiều công ty sản xuất của Canada phải xem xét lại các chiến lược kinh doanh dài hạn.

Thị trường - 06/05/2025 18:21

Các nhà sản xuất Trung Quốc đổ xô đến Nevada, Texas giữa áp lực thuế quan Hoa Kỳ

Các nhà sản xuất Trung Quốc đổ xô đến Nevada, Texas giữa áp lực thuế quan Hoa Kỳ

Một sự thay đổi đáng chú ý đang diễn ra trong ngành sản xuất toàn cầu khi ngày càng nhiều công ty Trung Quốc chuyển hoạt động sang Hoa Kỳ.

Thị trường - 06/05/2025 17:47

Bứt tốc kinh doanh với gói vay ưu đãi lãi suất dưới 4%/năm của PVcomBank

Bứt tốc kinh doanh với gói vay ưu đãi lãi suất dưới 4%/năm của PVcomBank

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai gói vay ưu đãi hỗ trợ các khách hàng cá nhân là hộ kinh doanh, tiểu thương tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất hấp dẫn chỉ từ 3,99%/năm.

Doanh nghiệp - 06/05/2025 16:40

VPBank lập kỷ lục thu xếp khoản vay quốc tế lớn nhất

VPBank lập kỷ lục thu xếp khoản vay quốc tế lớn nhất

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố thực hiện thành công thương vụ vay hợp vốn quốc tế với giá trị ban đầu 1 tỷ USD, có kèm tùy chọn mở rộng giá trị khoản vay tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng vốn của VPBank.

Doanh nghiệp - 06/05/2025 16:40

Chuyến đi Mùa nắng Pác Miầu 2025 - viết tiếp hành trình 'Cùng em khôn lớn'

Chuyến đi Mùa nắng Pác Miầu 2025 - viết tiếp hành trình 'Cùng em khôn lớn'

Mới đây, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt tổ chức chuyến đi "Mùa nắng Pác Miầu" thăm các em học sinh tại các điểm trường mầm non đang được bảo trợ bữa ăn bán trú của dự án "Cùng em khôn lớn" tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

Doanh nghiệp - 06/05/2025 10:42