Việt Nam: 'Miếng bánh hấp dẫn' cho các sàn thương mại điện tử

Nhàđầutư
Thời điểm đại dịch bùng phát, thương mại điện tử Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 18%, quy mô thị trường lên đến 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
PHƯƠNG LINH
07, Tháng 06, 2021 | 19:06

Nhàđầutư
Thời điểm đại dịch bùng phát, thương mại điện tử Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 18%, quy mô thị trường lên đến 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Báo cáo “Thị trường quảng cáo số Việt Nam 2021: Chiến lược đón đầu và đột phá” của Công ty Adsota và đối tác chiến lược SOL Premier mới phát hành cho thấy, 41% là con số ghi nhận tăng trưởng người dùng mới từ các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam. Ngạc nhiên hơn, có tới 91% trong số đó quyết định sẽ tiếp tục sử dụng các nền tảng TMĐT này kể cả khi thế giới đã vượt qua đại dịch.

Thời điểm đại dịch bùng phát, TMĐT Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 18%, quy mô thị trường lên đến 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Nguyên nhân cho sự tăng trưởng đột phá này là do quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt từ chính phủ đã khiến người tiêu dùng phải tìm cách thích nghi với việc mua sắm từ xa mà không phải bước chân ra khỏi nhà.

screen-shot-2021-06-01-at-175557-1622544995341477209704

Việt Nam có tỉ lệ tăng trưởng khách hàng mới cao nhất khu vực Đông Nam Á. Ảnh chụp màn hình

Theo một nghiên cứu được thực hiện trong năm 2020, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) nhận định COVID-19 nhanh chóng làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm. Người tiêu dùng tiến hành mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Đặc biệt, trong thời gian cao điểm giãn cách, kênh TMĐT trở thành kênh duy nhất để tiếp cận một số hàng hoá và dịch vụ.

Hành vi người dùng thay đổi cũng đã tác động đến hoạt động các doanh nghiệp. Theo đánh giá, trong khủng hoảng, doanh nghiệp trở nên năng động hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. 

"Các doanh nghiệp nhanh chóng thay đổi bộ máy tổ chức và hoạt động kinh doanh của mình. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực, khai thác tốt các nền tảng trực tuyến trong điều hành nội bộ và kết nối với khách hàng", Vecom nhận định.

Kết quả khảo sát của Vecom tiến hành với hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước cho thấy 10% doanh nghiệp cho biết doanh thu năm 2020 tăng lên bất chấp đại dịch, trong khi đó 50% doanh nghiệp bị giảm và 40% có doanh thu hầu như không thay đổi.

Xu hướng các doanh nghiệp bán sản phẩm trên các sàn TMĐT và mạng xã hội ngày càng tăng và mạng xã hội cũng trở thành kênh tiếp thị và bán hàng hiệu quả nhất. Với tốc độ tăng trưởng 15% trong năm 2020, doanh thu TMĐT Việt đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD.

Vecom cũng dẫn số liệu từ Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company xác định TMĐT Việt Nam có quy mô trên 14 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 16%. Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hoá trực tuyến tăng cao nhất với 46%. Theo dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020 - 2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô TMĐT nước ta có thể đạt 52 tỷ USD.

Trước ảnh hưởng rõ rệt của đại dịch COVID-19, hành vi mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam đã có những sự thay đổi nhất định. Các hoạt động mua sắm bên ngoài như siêu thị, cửa hàng hay chợ truyền thống được người tiêu dùng giảm thiểu tối đa. Thay vào đó, họ có xu hướng tăng cường và tập trung hơn cho những chi tiêu có thể thực hiện tại nhà.

Những mặt hàng có mức chi tiêu tăng trưởng mạnh trong mùa dịch là các mặt hàng thiết yếu (đặc biệt là thực phẩm), dịch vụ Internet, nhà ở - tiện ích và chăm sóc sức khỏe. 

Trái ngược với xu hướng gia tăng này, việc chi tiêu cho các sản phẩm, dịch vụ làm đẹp và giải trí giảm mạnh do những biện pháp ngăn cách xã hội nghiêm ngặt từ Chính phủ để hạn chế khả năng lan rộng của dịch bệnh.

Theo Adsota, rất nhiều doanh nghiệp lớn đã thành công trong việc thấu hiểu và tiếp cận người dân trong mùa dịch, một trong số đó phải kể tới những tên tuổi lớn như Lazada, Bộ Y tế, Daikin hay PizzaHome.

Từ việc Lazada áp dụng nhuần nhuyễn Influencer Marketing, tới việc triển khai các Video âm nhạc đạt số người xem kỷ lục từ Bộ Y tế, hay việc chuyển đổi số nhanh chóng từ Daikin, hoặc việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại PizzaHome được liên tục đổi mới sáng tạo.

Tình trạng giãn cách cách xã hội đã khiến người dân phải giảm thiểu tối đa những hoạt động ngoài trời và tìm kiếm nguồn giải trí và tương tác trực tuyến thay thế.

Xem livestream nổi lên như một phương thức giải trí được ưa chuộng bởi khả năng biến hóa nội dung và tính tương tác cao mà ít công cụ giải trí tại nhà nào có thể đáp ứng được. 69% người tham gia khảo sát cho biết họ xem các nội dung streaming tại nhà nhiều hơn so với thời kỳ trước đại dịch.

Ngoài ra, chỉ trong gần nửa tháng kể từ khi có lệnh cách ly xã hội, mọi chỉ số livestream trên Facebook Gaming đều gia tăng đáng kể. Cụ thể, tổng lượt xem tăng tới 81,37% và cán mốc 119,7 triệu lượt; lượt tiếp cận và tương tác tăng lần lượt 79,6% và 50%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ