Các nhà đầu tư mất trắng 7.400 tỷ USD trên sàn Nasdaq 1 năm qua

VIỆT LÂM
17:48 28/11/2022

Các nhà đầu tư Phố Wall mất trắng khoảng 7.400 tỷ USD, dựa theo mức giảm sàn 12 tháng qua của Nasdaq Composite - chỉ số chứng khoán thiên về công nghệ của Mỹ.

Nasdaq

Các nhà đầu tư Phố Wall mất trắng khoảng 7.400 tỷ USD, dựa theo mức giảm sàn của Nasdaq Composite trong 12 tháng qua. Ảnh: Reuters

Đi sai nước cờ

Ở thời điểm này của năm 2021, chỉ số Nasdaq Composite vừa đạt đỉnh, tăng gấp đôi so với khi đại dịch COVID-19 mới hiện. Thương vụ IPO của hãng xe điện Mỹ Rivian trở thành IPO bom tấn trong năm 2021 với mức định giá 90 tỉ USD. Năm 2021 cũng đánh dấu kỷ lục về số lượng thương vụ phát hành mới. Cùng năm, hoạt động tuyển dụng của các công ty công nghệ cũng bùng nổ và các nhân viên công nghệ hả hê khi cổ phiếu họ lựa chọn đã tăng vọt.

Nhưng 12 tháng sau, tình thế của ngành công nghệ bị đảo lộn hoàn toàn. Không một công ty nào trong số 15 công ty công nghệ có giá trị nhất của Mỹ tạo ra được lợi nhuận dương. Vốn hóa thị trường của Microsoft đã “bay hơi” khoảng 700 tỷ USD, còn Meta kém cạnh hơn với 600 tỷ USD vốn hóa cũng ra đi, giảm hơn 70% so với thời kỳ đỉnh cao.

Tổng cộng, các nhà đầu tư đã mất trắng khoảng 7.400 tỷ USD, dựa theo mức giảm sàn của Nasdaq Composite trong 12 tháng qua.

Lạm phát tăng cao và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất đã cản trở khả năng tiếp cận vốn dễ dàng như trước đây, khiến các công ty “ôm mộng” lợi nhuận đã “vỡ mộng” khi cổ phiếu rớt mạnh.

Đã có những nỗi đau xoay quanh chuyện vốn hóa thị trường bốc hơi. Các công ty công nghệ Mỹ đang mạnh tay cắt giảm chi phí, “đóng băng” các kế hoạch tuyển dụng mới và sa thải hàng loạt nhân viên. Các nhân sự gia nhập những công ty công nghệ được “thổi phồng” định giá trước khi IPO đã nhận phần lớn tiền thù lao của họ dưới dạng quyền chọn mua cổ phiếu. Và họ đang trông chờ vào sự phục hồi của cổ phiếu công nghệ.

Năm 2022, các thương vụ IPO trong lĩnh vực công nghệ bị chững lại sau sự trỗi dậy của năm 2020 và 2021 khi các công ty công nghệ Mỹ chớp thời cơ từ đại dịch Covid-19 và tận dụng các xu hướng mới nổi về mô hình công việc và giải trí từ xa cũng như nguồn tài chính dồi dào do chính phủ Mỹ bơm vào nền kinh tế.

Những công ty con cưng của khu vực tư nhân Mỹ đã huy động được hàng tỷ USD trong các đợt chào bán cổ phiếu công khai, làm “phình to” danh mục của các ngân hàng và quỹ đầu tư mạo hiểm. Nhưng sau đó, định giá thị trường của những con cưng công nghệ mới nổi đã giảm sút rõ rệt. Đơn cử, vốn hóa thị trường của Rivian đã bay mất hơn 80% so với đỉnh giá 150 tỷ USD từng thiết lập. Quỹ Renaissance IPO ETF - nền tảng đang gom các công ty mới niêm yết của Mỹ - đã “bốc hơi” 57% vốn hóa thị trường trong năm qua.

Một số giám đốc điều hành công nghệ thừa nhận rằng họ đã sai.

Trên thực tế, đợt bùng phát COVID-19 không thay đổi vĩnh viễn cách con người làm việc, vui chơi, mua sắm và học tập. Điều này khiến các công ty công nghệ phải trả giá đắt khi đặt cược vào việc tuyển dụng và đầu tư ồ ạt để đón bắt các xu hướng mới hình thành trong thời dịch như làm việc trực tuyến, giải trí trên môi trường trực tuyến, làm việc trong phòng khách và tránh di chuyển bằng máy bay, hạn chế đến trung tâm thương mại, và tích cực ăn uống tại nhà.

Sẽ ngờ nghệch nếu nhà đầu tư bỏ qua Thung lũng Silicon hoặc nhiều bản sao của nó đã chớm nở trên toàn cầu trong những năm gần đây. Nhưng các nhà đầu tư cũng có lý khi đặt câu hỏi về sự sai lầm của các công ty công nghệ.

2022 được cho là năm rất xấu của Meta. Trước khi đổi tên thành Meta vào cuối năm 2021, Facebook đã liên tục mang lại lợi nhuận vượt ước tính của các nhà đầu tư, thậm chí tăng trưởng lợi nhuận với tốc độ kỷ lục.

Meta từng đi vào lịch sử khi khẳng định sự hiện diện vượt trội của mạng xã hội trên nền tảng di động và mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng khi rời máy tính để bàn. Ngay cả trong bối cảnh thế giới mở cửa trở lại và những cáo buộc gây tổn hại về quyền riêng tư của người dùng, cổ phiếu Meta vẫn tăng hơn 20% trong năm ngoái.

Nhưng, nhà sáng lập Zuckerberg không nhìn thấy tương lai theo cách của các nhà đầu tư. Cam kết chi hàng tỷ USD mỗi năm của Zuckerberg cho nền tảng vụ trụ ảo (metaverse) đã khiến các nhà đầu tư Phố Wall bối rối bởi họ chỉ kỳ vọng Meta lấy lại được chỗ đứng từ mảng quảng cáo trực tuyến.

Vấn đề lớn hiện nay là Apple đã cập nhật chính sách quyền riêng tư trên hệ điều hành iOS theo cách khiến Facebook và các nền tảng khác khó nhắm mục tiêu quảng cáo đến người dùng.

Với cổ phiếu tuột dốc 2/3 giá trị và doanh số có nguy cơ sụt giảm trong quý thứ ba liên tiếp, Meta cho biết vào đầu tháng này rằng họ sẽ cắt giảm 13% nhân sự, tương đương 11.000 nhân viên và đây là đợt cắt giảm nhân sự quy mô lớn đầu tiên từ trước đến nay.

“Tôi đã sai và tôi chịu trách nhiệm về điều đó”, nhà sáng lập Zuckerberg thừa nhận.

Làn sóng sa thải dâng cao

Đầu tư mạnh tay vào nhân sự như cách làm của Zuckerberg không phải là vấn đề mới mẻ ở Thung lũng Silicon. Các kỹ sư phần mềm lâu nay đã đặt niềm tin vào các mức bồi thường đáng kể mà các “ông lớn” công nghệ cam kết trong trường hợp mất việc.

Trong cuộc chiến tranh giành nhân tài và dòng vốn, thu nhập của lao động trong ngành công nghệ đã đạt ngưỡng kỷ lục. Các nhà tuyển dụng của Amazon từng trả hơn 700.000 USD/năm cho một kỹ sư hoặc người quản lý dự án có trình độ. Còn tại Công ty phát triển trò chơi Roblox, một kỹ sư cấp cao nhất có thể kiếm được 1,2 triệu USD/năm, theo nền tảng thông tin việc làm Levels.fyi. Cá biệt, ra mắt thị trường chứng khoán vào năm 2020, Công ty phát triển phần mềm năng suất Asana chưa bao giờ báo lãi nhưng đưa ra mức lương khởi điểm cho các kỹ sư lên tới 198.000 USD, theo dữ liệu H1-B.

Thế nhưng, đến quý IV/2022 thì những ngày thanh bình hưởng lương của các kỹ sư công nghệ chỉ còn trong ký ức.

Làn sóng sa thải lao động tại các “ông lớn” công nghệ Mỹ ngày một dâng cao. Tổng cộng gần 29.000 nhân viên bị sa thải tại Cisco, Meta, Amazon và Twitter, theo dữ liệu Layoffs.fyi. Trên toàn ngành công nghệ Mỹ, con số này lên tới hơn 130.000 người. Tuần trước, HP đã tuyên bố sẽ cắt giảm từ 4.000 đến 6.000 việc làm trong ba năm tới.

Đối với nhiều nhà đầu tư, cắt giảm nhân sự chỉ là vấn đề thời gian của các công ty công nghệ.

“Có một bí mật được giữ kín ở Thung lũng Silicon là các công ty từ Google đến Meta, Twitter đến Uber có thể đạt được mức doanh thu tương tự với số lao động ít đi”, ông Brad Gerstner, giám đốc điều hành Quỹ đầu tư mạo hiểm Altimeter Capital, cho biết.

Lời lẽ của Gerstner nhắm cụ thể vào Zuckerberg, thúc giục nhà sáng lập Meta cắt giảm chi tiêu; đồng thời ông chủ của Altimeter Capital cũng sẵn sàng nhằm vào hàng loạt các công ty công nghệ khác.

“Tôi sẽ tiếp tục lập luận rằng những công ty đáng kinh ngạc này sẽ còn hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn nếu không có nhiều tầng lớp và sự thờ ơ với tốc độ mở rộng nhân viên cực nhanh”, ông Gerstner viết.

Nhận định trên của ông Gerstner cũng nhận được sự đồng tình từ Công ty quản lý quỹ đầu tư TCI. “Các cuộc trò chuyện của chúng tôi với các cựu giám đốc điều hành cho thấy rằng doanh nghiệp (Google - BTV) có thể hoạt động hiệu quả hơn với số lượng nhân viên giảm đáng kể”, bức thư của TCI nêu. Như đài CNBC đưa tin trước đó, các nhân viên của Google làn sóng sa thải có thể sắp ập đến.

SPAC điên cuồng, nhưng không trúng đích

Các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) được thành lập để tìm mua các công ty khởi nghiệp công nghệ và chuyển chúng thành công ty đại chúng. SPAC đã trở thành hiện tượng trong năm 2020 và 2021 khi các ngân hàng đầu tư háo hức bảo lãnh phát hành cho các SPAC và các nhà đầu tư bằng các nguồn vốn mới.

SPAC cho phép các công ty không có đủ hồ sơ theo yêu cầu của mô hình IPO truyền thống, đi cửa sau để đến được thị trường niêm yết đại chúng. Tại Mỹ, đã có 619 SPAC đã được công bố trong năm 2021, trong khi số thương vụ IPO truyền thống là 496. Tuy nhiên, năm nay, thị trường đã có cuộc “tắm máu”.

CNBC Post SPAC - chỉ số theo dõi hiệu suất của cổ phiếu SPAC sau khi ra mắt - đã lao dốc hơn 70% kể từ khi thành lập và giảm khoảng 2/3 trong năm qua. Nhiều SPAC không tìm được mục tiêu và đành phải hoàn trả tiền cho nhà đầu tư.

Từng được mệnh danh là “vua SPAC”, nhà đầu tư “cá mập” Chamath Palihapitiya đã phải từ bỏ hai thương vụ vào tháng trước sau khi không tìm được mục tiêu sáp nhập phù hợp và hoàn trả 1,6 tỷ USD cho các nhà đầu tư.

Theo các nhà đầu tư mạo hiểm của EY, năm ngoái, giới đầu tư đã rót 325 tỷ USD vào các công ty nhận được vốn đầu tư mạo hiểm, và con số này đã đạt đỉnh vào quý IV/2021.

Thế nhưng, thời kỳ dòng tiền dễ dàng đã qua đi. Giờ đây, các công ty thiên về phòng thủ hơn là tấn công trong vấn đề tài chính, chỉ huy động vốn khi cần và thường không theo các điều khoản có lợi.

“Bạn không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai”, Jeff Grabow, lãnh đạo mảng đầu tư mạo hiểm của EY bình luận trên đài CNBC. Chuyên gia này nói thêm: “Các nhà đầu tư mạo hiểm đang hợp lý hóa danh mục đầu tư của họ và hỗ trợ các nhà đầu tư vượt qua rào cản”.

Lợi nhuận hiện là từ khóa được tìm kiếm nhiều hơn rất nhiều so với những năm trước. Đó là bởi các công ty công nghệ không thể trông chờ vào nguồn trợ cấp của các nhà đầu tư mạo hiểm để phát triển và thị trường đại chúng không còn mặn mà với những tên tuổi có tốc độ tăng trưởng và doanh thu cao. Hệ số doanh thu kỳ hạn của các công ty điện toán đám mây hàng đầu hiện chỉ còn hơn 10, bằng 1/4 hay thậm chí 1/5 so với thời kỳ đỉnh cao.

Ông David Golden, đối tác cấp cao tại Quỹ đầu tư mạo hiểm Revolution Ventures ở San Francisco (Mỹ) cho biết thị trường IPO công nghệ chững lại đã cho thấy hành vi của các nhà đầu tư. “Khi thị trường IPO trở nên hạn chế, điều đó cũng hạn chế khả năng tìm kiếm thanh khoản thông qua thị trường đại chúng của nhà đầu tư”, ông Golden đánh giá. “Hầu hết các nhà đầu tư giai đoạn đầu không tính đến việc rời bỏ IPO. Mức độ ngó lơ các thương vụ IPO là rất cao, nhất là so với mảng M&A”.

Mỹ chỉ ghi nhận 173 thương vụ IPO kể từ đầu năm, trong khi thời điểm này của năm 2021 là 961 thương vụ. Còn trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, Mỹ không có bất kỳ giao dịch đáng chú ý nào.

Tuy nhiên, đại diện Quỹ đầu tư mạo hiểm Revolution Ventures vẫn huy vọng: “Chúng tôi sẽ trở lại mức bình thường”.

Theo nghiên cứu của FactSet, trung bình mỗi năm Mỹ có từ 100 đến 200 thương vụ IPO. Dữ liệu do Jay Ritter, giáo sư tài chính và là chuyên gia IPO từ Đại học Florida, tổng hợp cho thấy đã có 123 thương vụ IPO công nghệ trong năm 2021, gấp 3 lần so với mức trung bình (38 thương vụ/năm) trong giai đoạn 2010 - 2020.

  • Cùng chuyên mục
Đằng sau sự lao dốc của cổ phiếu GKM Holdings

Đằng sau sự lao dốc của cổ phiếu GKM Holdings

Cổ phiếu GKM Holdings đã bị thao túng trong giai đoạn tăng nóng cuối 2021 và đầu 2022. Đây cũng là khoảng thời gian Chứng khoán APG gom mua thành cổ đông lớn.

Tài chính - 17/11/2024 14:15

LPBank báo lãi gần 10.000 tỷ 10 tháng đầu năm

LPBank báo lãi gần 10.000 tỷ 10 tháng đầu năm

Chia sẻ tại EGM năm 2024, lãnh đạo LPBank cho biết lợi nhuận ngân hàng 10 tháng đầu năm 2024 đạt xấp xỉ 10.000 tỷ đồng. Ngân hàng cũng tự tin sẽ vượt kế hoạch được ĐHĐCĐ giao cho từ đầu năm.

Tài chính - 16/11/2024 17:09

Nhựa Đà Nẵng lãi trở lại trong quý III/2024

Nhựa Đà Nẵng lãi trở lại trong quý III/2024

Sau thời gian thua lỗ, tình hình kinh doanh của CTCP Nhựa Đà Nẵng đã tích cực hơn trong quý III/2024 khi lợi nhuận sau thuế đạt 460,9 triệu đồng.

Tài chính - 16/11/2024 14:42

Chứng khoán liệu có tiếp tục giảm sâu?

Chứng khoán liệu có tiếp tục giảm sâu?

Chuyên gia chứng khoán cho rằng xác suất thị trường chứng khoán giảm sâu trong các phiên tới khá thấp trừ khi xuất hiện các thông tin biến động bất ngờ về căng thẳng địa chính trị.

Tài chính - 16/11/2024 14:09

Lãnh đạo Bamboo Capital: Mảng năng lượng có nhiều tiến triển về chính sách

Lãnh đạo Bamboo Capital: Mảng năng lượng có nhiều tiến triển về chính sách

Lãnh đạo Bamboo Capital cho biết trong quý II và III mảng năng lượng tái tạo có chính sách như Nghị định 80 và Nghị định 135 mở ra nhiều cơ hội, song bất động sản còn chậm.

Tài chính - 16/11/2024 08:55

Ngân hàng nào đang huy động vốn kỳ hạn 6 tháng cao nhất hệ thống?

Ngân hàng nào đang huy động vốn kỳ hạn 6 tháng cao nhất hệ thống?

Tháng 11, Ngân hàng Bắc Á xếp vị trí đứng đầu trong việc huy động lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng. Ngân hàng này cũng đang là nơi áp dụng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng cao nhất trong hệ thống.

Tài chính - 16/11/2024 08:53

Cơ hội cho doanh nghiệp niêm yết mới

Cơ hội cho doanh nghiệp niêm yết mới

Sau một năm im ắng thương vụ IPO cũng như niêm yết mới, doanh nghiệp và các bên tư vấn đều kỳ vọng sẽ có những chuyển động tích cực trong năm 2025.

Tài chính - 16/11/2024 08:52

VN-Index tiếp đà rơi, khối ngoại vẫn mạnh tay bán ròng

VN-Index tiếp đà rơi, khối ngoại vẫn mạnh tay bán ròng

Thị trường chứng khoán trong nước kết phiên tuần tiếp tục giảm mạnh, trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư yếu và khối ngoại gia tăng cường độ bán ròng.

Tài chính - 15/11/2024 15:53

VCCI: Cần thiết giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu để hỗ trợ doanh nghiệp

VCCI: Cần thiết giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu để hỗ trợ doanh nghiệp

Theo VCCI việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu là cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp và người dân vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tài chính - 15/11/2024 15:28

DXY lên mức cao nhất 1 năm, chứng khoán Việt về gần mốc 1.200

DXY lên mức cao nhất 1 năm, chứng khoán Việt về gần mốc 1.200

Tỷ giá tăng cao đang ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, VN-Index mất hơn 27 điểm trong vòng 2 phiên và về gần mốc 1.200 điểm.

Tài chính - 15/11/2024 15:16

DRH Holdings buông KSB sau 8 năm ‘đeo bám’?

DRH Holdings buông KSB sau 8 năm ‘đeo bám’?

DRH Holdings đăng ký bán tiếp 2 triệu cổ phiếu KSB sau khi bán xong 3 triệu vào tháng 6. Cổ phiếu KSB hiện giảm về vùng 17.500 đồng/cp, thấp hơn giá mua bình quân của DRH Holdings.

Tài chính - 15/11/2024 13:52

Dự báo tác động chính sách của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới đối với nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam

Dự báo tác động chính sách của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới đối với nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam

Việc ông Donald Trump tái đắc cử và áp dụng các chính sách kinh tế bảo hộ đặt ra nhiều thách thức cho kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Tài chính - 15/11/2024 10:20

Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh chi 236 tỷ tạm ứng cổ tức năm 2024

Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh chi 236 tỷ tạm ứng cổ tức năm 2024

CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh sẽ chi 236 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt cho cổ đông. Mới đây, doanh nghiệp này cũng đã bỏ ra hơn 472 tỷ đồng để trả cổ tức đợt 2 năm 2023 cho cổ đông.

Tài chính - 15/11/2024 07:31

Keyword đầu tư năm 2025

Keyword đầu tư năm 2025

2025 được hứa hẹn sẽ là một năm đầy biến động với thị trường chứng khoán (TTCK), nơi mà cơ hội và thách thức đan xen, tạo nên một cuộc chơi cân não cho các nhà đầu tư. Không còn quá sớm để chuẩn bị cho những kịch bản cho năm tới.

Tài chính - 15/11/2024 07:30

Lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm

Lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm

Tại Quyết định 2411/QĐ-NHNN, Ngân hàng nhà nước giữ nguyên mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi VND kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm

Tài chính - 14/11/2024 17:22

Becamex IDC khởi động ‘bom tấn’ đấu giá trên HoSE

Becamex IDC khởi động ‘bom tấn’ đấu giá trên HoSE

Becamex IDC sẽ đấu giá 300 triệu cổ phiếu giá không thấp hơn 50.000 đồng/cp qua HoSE. Thời điểm thực hiện trong quý IV/2024 và năm 2025.

Tài chính - 14/11/2024 16:17