Các KKT miền Trung liên kết chặt để 'bắt tay' hút vốn FDI: Kỳ vọng nhờ đồng bộ hạ tầng giao thông

Nhàđầutư
Liệu có thể kỳ vọng về một sự bứt phá trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của “khúc ruột miền Trung” khi mà tại các khu kinh tế (KKT) của vùng đã cơ bản đồng bộ về hạ tầng giao thông?
VIỆT HƯƠNG
26, Tháng 08, 2017 | 06:50

Nhàđầutư
Liệu có thể kỳ vọng về một sự bứt phá trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của “khúc ruột miền Trung” khi mà tại các khu kinh tế (KKT) của vùng đã cơ bản đồng bộ về hạ tầng giao thông?

KKT -vung -ang-ky-anh-ha-tinh

 KKT Vũng Áng (Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là một địa chỉ "sạch" về mặt bằng hạ tầng để nhà đầu tư lựa chọn khi vào miền Trung Việt Nam. 

Một số KKT sau nhiều năm thành lập đã đưa ra những hướng đi của riêng mình, nhưng đến nay, vẫn chưa có mô hình KKT nào mang tính đột phá. Các ban quản lý cũng kiến nghị Trung ương cho cơ chế riêng biệt, nhưng chưa cụ thể là riêng thế nào.

Khu vực miền Trung được cho là có khá nhiều tiềm năng để thu hút đầu tư. Hệ thống giao thông đã được đầu tư khá đồng bộ, các sân bay, rồi cảng nước sâu ở Nghi Sơn, Vũng Áng được kỳ vọng sẽ tạo lực đẩy trong giao thương, qua đó tạo điều kiện thu hút đầu tư. Các khu kinh tế Nghi Sơn, Vũng Áng, Đông Nam Nghệ An cũng sẽ là động lực quan trọng để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. Các ngành công nghiệp nặng có nhiều cơ hội để phát triển tại đây.

Kéo theo thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào Nghệ An có hàng loạt các công trình hạ tầng được đầu tư đã tạo nên “đường băng lớn” để kinh tế cất cánh. Chẳng hạn đường nối Tây Nghệ An, đường N5, N4; Cảng nước sâu quốc tế Nghi Thiết, đường Thái Hòa - Hoàng Mai - Đông Hồi, Cảng Cửa Lò mở rộng bến số 5, 6; sân bay quốc tế Vinh, cầu Dùng mới qua sông Lam, cầu Cây Chanh, cầu Yên Xuân, kênh Bắc, hồ Điều hòa, các bệnh viện, trường học, các ngân hàng thương mại và các công trình hạ tầng khác đã kết nối tạo nền tảng vững chắc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, tạo thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư. Các khu công nghiệp Bắc Vinh, Nam Cấm, VSIP, Thọ Lộc, Đông Hồi, khu kinh tế Đông Nam… đang là những điểm sáng đầu tàu tạo đột phá kinh tế cho Nghệ An

Hạ tầng cơ sở hay môi trường đầu tư, kinh doanh chỉ là một chuyện, theo các chuyên gia kinh tế, điều quan trọng là các địa phương này cần bắt tay hợp tác để thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Liên kết vùng hiệu quả gần đây luôn được coi là một lời giải đúng đắn trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của các địa phương. Nếu vẫn mạnh ai nấy làm, cạnh tranh thu hút đầu tư bằng mọi giá, thì kết quả sẽ là sự thua cuộc của tất cả các bên.

Những thông tin gần đây là khá tích cực, khi Samsung muốn đầu tư Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 3. Chưa kể, sau khi VSIP đầu tư Khu công nghiệp tại Nghệ An, đã có rất nhiều kỳ vọng vào sự “mát tay” của Liên doanh Sembcorp - Becamex trong thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Tập đoàn Hemaraj (Thái Lan) mới đây cũng đã ký thỏa thuận xây dựng một khu công nghiệp - đô thị có vốn đầu tư tới 1 tỷ USD tại Nghệ An…

Mới đây, khi nói về đặc thù tại các KKT địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên  - Huế Nguyễn Văn Cao nói: "KKT Chân Mây - Lăng Cô đang cần có giải pháp đột phá về thể chế và Chính phủ cần sớm ban hành chính sách riêng về công tác giải phóng mặt bằng tại các KKT miền Trung. Đó chính là điều mà Huế đang rất quan tâm để làm tốt hơn trong việc thu hút vốn đầu tư công nghiệp "có khói" vào địa phương này".

Để các KKT tiếp tục đóng vai trò đòn bẩy kinh tế ở các địa phương và cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 5 nhóm KKT ven biển có nhiều tiềm năng để ưu tiên tập trung đầu tư gồm: KKT Chu Lai - Dung Quất; KKT Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng); KKT Nghi Sơn (Thanh Hóa); KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh); KKT đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang).

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu tập trung phân bổ vốn đầu tư cho các KKT nêu trên tối thiểu bằng 70% tổng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương trong 5 năm (2016 - 2020). Trong thời gian này sẽ tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước để cơ bản hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng của KKT, nhằm đáp ứng yêu cầu của các dự án đầu tư động lực, quy mô lớn đối với 5 nhóm KKT ven biển trọng điểm đã được lựa chọn.

(Còn tiếp)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ