Các Cienco được cổ phần hoá ra sao?

Nhàđầutư
5 Cienco lần lượt được cổ phần hoá và về tay các tập đoàn tư nhân theo những cách thức khác nhau.
NHẬT HUỲNH
15, Tháng 08, 2020 | 11:28

Nhàđầutư
5 Cienco lần lượt được cổ phần hoá và về tay các tập đoàn tư nhân theo những cách thức khác nhau.

06_axic

Mặc dù đã hoàn thành cổ phần hóa nhiều năm, song đến thời điểm hiện tại mới chỉ có Cienco4 lên sàn. Ảnh Quang Tuấn.

Năm 2014, Bộ Giao thông vận tải đã tiến hành IPO nhiều doanh nghiệp trực thuộc Bộ. Trong đó có loạt Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, 4, 5, 6 và 8.

Tuy nhiên, trong đợt IPO năm 2014, chỉ có Cienco1 và 4 tỏ ra “đắt khách” khi cổ phiếu bán hết ngay từ lần đầu chào bán. 

Cụ thể, ngày 21/3/2014, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 – CTCP (Cienco1) đã được IPO với khối lượng chào bán là 16.183.500 CP và mức giá khởi điểm là 10.000 đồng/CP. Toàn bộ số cổ phần nêu trên đã được bán hết, thu về hơn 161 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2014, Bộ Giao thông vận tải có công văn số 15169/BGTVT-QLDN gửi Cienco1 phê duyệt phương án thoái vốn nhà nước tại tổng công ty này, cho phép chuyển nhượng toàn bộ 24,5 triệu cổ phần theo hình thức bán thỏa thuận trực tiếp trọn lô. Giá khởi điểm là 10.023 đồng/CP.

Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh – doanh nghiệp của bà Vũ Thị Hoan - cháu gái ông Đinh Ngọc Hệ (hay còn gọi là Út “trọc”) lập tức có công văn chào mua công khai 12,6 triệu cổ phần, tương đương 18% vốn Cienco1. Trước đó doanh nghiệp này đã “gom” được 17,58% cổ phần Cienco1. Đến lúc này, Công ty Yên Khánh trở thành cổ đông lớn nhất của Cienco1 với tỷ lệ sở hữu 35,58%.

Báo cáo quản trị thể hiện, tới cuối tháng 6/2015, cùng với Yên Khánh, Công ty TNHH Thiết bị Xây dựng Hồng Hà cũng nắm 17% cổ phần Cienco1. Cùng với lượng cổ phiếu mua gom trước đó, hai nhà đầu tư này chiếm tới quá bán vốn điều lệ của Cienco1 (55,2%).

Ngoài ra, Công ty CP Hạ tầng Fecon đã gom 6,77% và trở thành cổ đông lớn. Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) - tổ chức thu xếp cho quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại Cienco1 - cũng bất ngờ mua vào 5,07% vốn Cienco1.

Sau đó, các cổ đông chiến lược là Hassyu và FECON đã thoái vốn khỏi Cienco1. Lúc này, nhóm công ty liên quan đến Út “trọc” Đinh Ngọc Hệ đã thâu tóm đến 90% Cienco1.

Tại Cienco4, tổng công ty đã bán 26,5% cổ phần cho 2 cổ đông chiến lược là Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc (16,5%) và Ngân hàng SHB (10%). Cũng trong năm 2014, Công ty Tuấn Lộc đã mua nốt 35% cổ phần của Nhà nước tại Cicenco4 với giá 14.062 đồng/cổ phần.

Thế nhưng, năm 2015, cả Tuấn Lộc và Ngân hàng SHS đều thoái vốn khỏi Cienco4. Sau nhiều lần thay đổi, đến tháng 12/2018, Cienco4 chính thức lên sàn Upcom với mã chứng khoán C4G.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất 2019, tổng tài sản Cienco4 đạt 1.000 tỷ đồng và 7.074 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả là 5.861 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Cienco4 trong năm 2019 đạt 2.342 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 92 tỷ đồng.

Vốn điều lệ tại ngày 31/12/2019 của Cienco4 ở mức 1.000 tỷ đồng, cổ đông lớn gồm: CTCP New Link (20,75%), Công ty TNHH Đầu tư Thượng Hải (14,13%), CTCP Xây dựng Dũng Hưng (10,9%), Vndirect (8,15%).

Ở chiều ngược lại, các Cienco 5, 6 và 8 lại chỉ bán được cổ phiếu cho cổ đông chiến lược và lượng nhỏ ra công chúng. Tuy nhiên, sang năm 2015 – 2016, các tổng công ty này cũng đã IPO thành công.

Tại Cienco5, ngày 24/3/2014 công ty này đã tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng. Theo kế hoạch ban đầu, doanh nghiệp dự kiến IPO 14,2 triệu cổ phần, tương đương 32,38% vốn điều lệ. Tuy nhiên, kết thúc đợt chào bán, Cienco 5 chỉ phát hành thành công hơn 1,9 triệu cổ phần cho 8 nhà đầu tư (7 trong số này là cá nhân), trị giá hơn 19,2 tỷ đồng.

Lúc này, Cienco5 có 3 cổ đông lớn là Bộ Giao thông vận tải nắm 63,18% Công ty cổ phần đầu tư Nam Trí nắm giữ 15,5%, Công ty cổ phần Việt Phương nắm 15,5%. Nhóm cổ đông nhỏ lẻ khác nắm số cổ phần còn lại.

Đến năm 2015, Cienco5 tiếp tục đưa 10,18 triệu cổ phần tương ứng 23,18% vốn điều lệ công ty ra đấu giá với mức giá khởi điểm 10.010 đồng/CP. Tổ chức mua vào toàn bộ lô cổ phần này là Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát (mã HPX).

Sau thời gian liên tiếp thâu tóm được lượng lớn cổ phần của cựu thành viên Bộ Giao thông Vận tải, cập nhật tới ngày 30/6/2020, HPX ghi nhận Cienco5 là công ty liên kết và nắm giữ 16.980.500 cổ phẩn (tương đương tỷ lệ sở hữu ở mức 38,7%).

Trong khi đó, CTCP Đầu tư Hải Phát Thủ Đô đã tăng số lượng cổ phần nắm giữ tại Cienco5 lên mức 24.364.500 cổ phần, tương đương 55,5% vốn điều lệ. Tuy nhiên vào tháng 3/2020, CTCP Đầu tư Hải Phát Thủ Đô đã thế chấp toàn bộ số cổ phần này tại CTCP HBI, một thành viên trong “hệ sinh thái” MIKGroup.

Đối với Cienco6, theo kết quả đấu giá cổ phần bán theo lô tại công ty này được tổ chức vào ngày 31/12/2015, đã có 1 tổ chức trúng giá với khối lượng cổ phần bán được là 45,695 triệu đơn vị, tương ứng 92,88% vốn điều lệ Cienco 6. Giá đấu thành công bình quân gần 457,64 tỷ đồng, ứng với 10.015 đồng/CP, cao hơn so với mức giá khởi điểm 10.011 đồng/cp.

Được biết 2 tổ chức tham dự phiên đấu giá này gồm CTCP Đồng Phú Hưng- Bình Thuận và Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Thuận Việt. Trong đó, Phú Hưng- Bình Thuận là công ty con do CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội nắm 91% vốn.

CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội là chủ đầu tư trực tiếp của dự án Times City và là một đơn vị sở hữu của Vingroup (chiếm 98,9% vốn điều lệ). 

Còn tại Cienco8, ngày 6/5/2014, doanh nghiệp này đã đưa ra đấu giá là hơn 10 triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/CP. Tuy nhiên, chỉ có 26 nhà đầu tư đăng ký đấu giá. Trong đợt này, Cienco8 chỉ bán được 37.000 cổ phần với giá bình quân 10.000/CP. Tổng giá trị cổ phần bán được là 370 triệu đồng.

Đến tháng 8/2015, Cienco8 tiếp tục đưa hơn 19,1 triệu cổ phần ra đấu giá với giá khởi điểm 10.100 đồng/CP, đã có 2 nhà đầu tư đăng ký tham gia (gồm 1 tổ chức và 1 cá nhân đều là nhà đầu tư trong nước) nhưng tổng khối lượng đăng ký mua chỉ là 8,266 triệu cổ phần tương đương 43,5% lượng cổ phiếu đấu giá.

Sau đó, nhóm cổ đông Tập đoàn Phúc Lộc cùng hai cá nhân là Lương Minh Tường và Đinh Thị Hương Giang đã nắm quyền kiểm soát Cienco8 với tỷ lệ 78,51%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ