Bức tranh ngành dược: Doanh nghiệp sản xuất hốt bạc, còn doanh nghiệp phân phối dù doanh thu 'khủng' nhưng lãi chỉ vài đồng

Theo số liệu về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, sản xuất dược phẩm thực sự là lĩnh vực kinh doanh "hốt bạc" với biên lãi gộp bình quân trên 30%; trong khi đó phân phối dược phẩm dù có những doanh nghiệp doanh thu cao trên nửa tỉ USD nhưng lợi nhuận mỏng, chỉ đạt vài chục tỉ đồng.
BẠCH MỘC
11, Tháng 02, 2020 | 13:25

Theo số liệu về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, sản xuất dược phẩm thực sự là lĩnh vực kinh doanh "hốt bạc" với biên lãi gộp bình quân trên 30%; trong khi đó phân phối dược phẩm dù có những doanh nghiệp doanh thu cao trên nửa tỉ USD nhưng lợi nhuận mỏng, chỉ đạt vài chục tỉ đồng.

perscriptions-15813839036801384085496

Ngành dược phẩm được kì vọng tăng trưởng hai chữ số trong vòng nhiều năm tới.

Theo thống kê của BMI Research, năm 2018, qui mô thị trường ngành dược của Việt Nam đạt khoảng 5,9 tỉ USD, tăng 11,5% so với năm trước đó. Việt Nam trở thành thị trường dược phẩm lớn thứ hai Đông Nam Á và nằm trong nhóm 17 nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Tuy tăng trưởng nhanh, nhưng năng lực sản xuất của Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 53% nhu cầu dược phẩm trong nước, số còn lại thông qua nhập khẩu. Năm 2018, chi cho nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam gần 2,8 tỉ USD; mức chi này tiếp tục tăng 10% trong năm 2019. Việt Nam hiện cũng phụ thuộc cao vào nguyên phụ liệu dược phẩm nhập khẩu, chủ yếu đến từ Trung Quốc với hơn 60% nhu cầu. 

Sản xuất dược phẩm hốt bạc, trong khi phân phối dược phẩm thu nhiều nhưng lời chẳng bao nhiêu

Theo số liệu từ Cục quản lý Dược, tính đến tháng 5/2019, Việt Nam có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và 224 cơ sở sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc). Các công ty trong nước chủ yếu sản xuất dạng bào chế đơn giản, thực phẩm chức năng và các loại thuốc generic (dược phẩm hết thời hạn bảo hộ độc quyền).

Đối với hoạt động phân phối thuốc, hiện nay chủ yếu thông qua hình thức bán cho bệnh viện (kênh ETC) chiếm 70%, 30% còn lại dành cho các nhà thuốc bán lẻ (kênh OTC). Cả nước có khoảng 57.000 nhà thuốc, quầy thuốc các loại.

Sự phát triển của kênh ETC đến từ chính sách bảo hiểm y tế của Chính phủ với tỉ lệ người dân tham gia ngày càng cao, việc chi tiêu thuốc cho khu vực này dự kiến sẽ ngày càng chiếm tỉ trọng chủ đạo;  các bệnh viện tư nhân phát triển mạnh mẽ và nhận thức của người dân về sức khỏe ngày càng gia tăng dẫn đến nhu cầu bệnh viện cao hơn.

duoc-pham-7-158135604403793905423

Nhóm 10 công ty hàng đầu về sản xuất dược phẩm. Nguồn: Vietnam Report

duoc-pham-8-1581356044039285354787

Nhóm 10 công ty về phân phối dược phẩm, thiết bị y tế. Nguồn: Vietnam Report.

Phân theo đặc thù hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp dược phẩm được chia theo nhóm chuyên sản xuất như CTCP Dược Hậu Giang, CTCP Traphaco, CTCP Pymerphaco, CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, CTCP Dược phẩm Imexpharm… Và nhóm doanh nghiệp chuyên phân phối, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị y tế gồm CTCP Dược phẩm Vimedimex, CTCP Dược liệu TW2 (Phytopharma), Công ty TNHH Dược phẩm Khương Duy, CTCP Dược phẩm Trung ương Codupha, Tổng công ty Dược Việt Nam (Vinapharm)…

duoc-pham-1-1581355487995896143536

Nguồn: BM, BCTC

Theo dữ liệu mà người viết tổng hợp, trong năm vừa qua một số doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nằm trong top đầu của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu ở mức khá. Có thể kể đến như trường hợp của CTCP Dược phẩm Hà Tây (Hataphar) tăng 20% đạt 2.042 tỉ đồng, CTCP CTCP Dược phẩm Imexpharm tăng 18% đạt 1.402 tỉ đồng, hay CTCP Pymepharco tăng trưởng 10% đạt 1.847 tỉ đồng.

"Ông lớn" CTCP Dược Hậu Giang doanh thu đi ngang với gần 3.900 tỉ đồng, trong khi đó một số công ty sản xuất giảm doanh thu như CTCP Traphaco giảm 5% còn 1.710 tỉ đồng, CTCP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar) giảm 9% còn 1.270 tỉ đồng.

duoc-pham-3-1581355488000841639940

Nguồn: BM, BCTC

Theo quan sát, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm tương đối phân hóa. Nhóm doanh nghiệp hiệu quả cao có Pymepharco, Dược Hậu Giang và OPC Pharma có biên lãi gộp trên 40%. Đáng chú ý là trường hợp của Traphaco lên tới 55%.

Nhóm công ty có hiệu quả thấp hơn bao gồm Hataphar biên lãi gộp chỉ 12% hay CTCP Hóa – Dược phẩm Mekophar biên lãi gộp 24%.

duoc-pham-2-1581355487999201384950

Nguồn: BM, BCTC

Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp này cũng không đồng nhất. Trong khi lợi nhuận của Imexpharm tăng 17% thì lợi nhuận của Bidiphar lại giảm 13%, trường hợp của Mekophar giảm lợi nhuận tới 41%. Các doanh doanh nghiệp còn lại biến động lợi nhuận không đáng kể.

duoc-pham-4-1581355488002661399943

Nguồn: BM, BCTC

Đối với các doanh nghiệp phân phối, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị y tế, đặc điểm của khối này là doanh thu cao nhưng biên lợi nhuận lại rất mỏng. Năm 2019, CTCP Y dược phẩm Vimedimex và CTCP Dược liệu TW 2 (Phytopharma) lần lượt đạt doanh thu thuần 18.239 tỉ đồng và 15.236 tỉ đồng, tăng trưởng 20% và 10%.

Các doanh nghiệp nhỏ hơn có doanh thu tăng 38% như CTCP Dược phẩm Thiết bị Y tế Hà Nội (Hapharco) đạt 1.983 tỉ đồng, CTCP Dược – Thiết bị Y tế Đà Nẵng (Dapharco) tăng 13% đạt 1.789 tỉ đồng.

duoc-pham-5-15813554880041746866071

Nguồn: BM, BCTC

duoc-pham-6-15813558062101662906287

Nguồn: BM, BCTC

Như đã nói, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp này dao động từ 3% (Phytopharma) đến 9% (Vinapharm). Chính điều này dẫn đến việc dù doanh thu từ vài nghìn tỉ đồng đến gần hai chục nghìn tỉ đồng, thì lãi ròng của các nhà phân phối dược phẩm, thiết bị y tế cũng chỉ ở mức vài chục tỉ đồng. Riêng trường hợp của Vinapharm lợi nhuận trên 220 tỉ đồng là nhờ có phần lãi được chia từ liên doanh từ 140 – 150 tỉ đồng mỗi năm.

Tăng trưởng ngành dược hứa hẹn hai chữ số và làn sóng M&A đang trở nên sôi động

Theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường IBM, qui mô ngành dược phẩm của Việt Nam có thể đạt con số 7,7 tỉ USD vào năm 2021, tăng lên đến 16,1 tỉ USD vào năm 2026. Tỉ lệ tăng trưởng kép có thể đạt 11%. Hãng nghiên cứu thị trường IMS Health cũng dự báo chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người tại Việt Nam sẽ nâng lên mức 50 USD/người vào năm 2020.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất dược lớn như Dược Hậu Giang, Bidiphar, Imexpharm, Pymepharco… đang tiến hành đầu tư nâng cấp nhà máy, dự kiến hoàn thành vào giai đoạn đầu năm 2020, hứa hẹn sẽ tạo những bước phát triển mới cho sản phẩm dược trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm nhập khẩu.

Theo CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), các chuyên gia trong ngành dược phẩm cho rằng, xu hướng mua bán sáp nhập (M&A) sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới, do nhiều doanh nghiệp đang trong diện tái cấu trúc, thoái vốn Nhà nước và sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là công ty ngoại.

Công ty CP Chứng khoán SSI cho rằng, các giao dịch M&A tiếp theo dự kiến sẽ được thực hiện trong năm 2020. Trong tháng 5/2019, Công ty KT Kimia Farma của Indonesia cho biết đang xem xét mua lại một chuỗi bán lẻ dược phẩm của Việt Nam.

Gần đây, Bidiphar đã đề xuất nới room nước ngoài lên 100%, công ty này cũng xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài tăng sở hữu lên 25% mà không cần chào mua công khai. Đây là động thái khiến SSI kì vọng một giao dịch M&A có thể xảy ra như trưởng hợp của Domesco, Dược Hậu Giang hay Pymepharco trong những năm qua.

(Theo Kinh tế & Tiêu dùng)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ