Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Quốc hội phải 'quyết 10.000 dự án' thì rất nặng nề!

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho hay Chính phủ muốn "gánh" bớt công việc cho Quốc hội trong việc xem xét quyết định danh mục dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn, vì phải quyết 10.000 dự án là một việc rất nặng nề cho Quốc hội.
THẮNG QUANG
28, Tháng 05, 2019 | 15:23

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho hay Chính phủ muốn "gánh" bớt công việc cho Quốc hội trong việc xem xét quyết định danh mục dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn, vì phải quyết 10.000 dự án là một việc rất nặng nề cho Quốc hội.

Sáng 28/5, thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đầu tưu công (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội có ý kiến trái chiều về tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C; thẩm quyền xem xét quyết định danh mục dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn; thời gian trình và phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Tăng lên 20.000 tỷ thì chả còn dự án nào trình Quốc hội !

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh Hoà), Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng về tiêu chí phân loại dự án quốc gia, ông thống nhất phương án điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án cho phù hợp với thực tiễn biến động giá cả và quy mô dự án là cần thiết.

Tuy nhiên, theo ông, mức đề xuất của Chính phủ điều chỉnh tăng lên 3,5 lần so với hiện hành là quá cao. Đại biểu Thịnh phân tích thực tế, sau 4 năm thực hiện Luật Đầu tư công, chỉ số CPI đã tăng khoảng 15%, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế GDP bình quân giai đoạn 2014-2018 đã tăng khoảng 6,55%/năm.

So với thời điểm năm 2014, GDP 2018 tăng trưởng 37%, quy mô các dự án đầu tư công cũng lớn hơn, tổng mức tăng thêm của cả tăng trưởng kinh tế và tăng giá khoảng 52%, có thể điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án tăng lên 1,5 lần mức quy định tại Luật Đầu tư công hiện hành.

Duong-quang-ham

Đại biểu Dương Quang Hàm. Ảnh: Bảo Lâm.

"Để đảm bảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) sau khi thông qua sẽ được áp dụng dài hạn, tôi đề nghị điều chỉnh mức vốn đầu tư của các dự án quan trọng quốc gia tăng so với quy định hiện hành khoảng 20.000 tỷ đồng. Tương tự với các dự án nhóm A, B, C, đề nghị tăng gấp 2 lần so với mức quy định hiện hành", đại biểu đoàn Khánh Hòa nói.

Ngược lại, đại biểu Hoàng Quang Hàm (đoàn Phú Thọ), Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội thống nhất với quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là giữ nguyên như luật hiện hành là 10.000 tỷ đồng vì không có những biến động theo luật để điều chỉnh.

Ông Hoàng Quang Hàm cho rằng mức vốn 10.000 tỷ hiện không quá bất cập, Quốc hội khóa XIII, khóa XIV chỉ có hai dự án trình Quốc hội. "Một quốc gia đang phát triển mà một năm có hai dự án là quá ít, điều chỉnh tăng lên 20.000 tỷ có thể sẽ không còn dự án nào trình Quốc hội. Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước mà điều chỉnh để Quốc hội không điều chỉnh dự án nào là bất hợp lý", đại biểu Hàm nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu đoàn Phú Thọ, việc lý giải mức vốn 10.000 tỷ hiện nay là bất cập sau đó tính đến trượt giá, tăng trưởng, dự báo cho tương lai để lên 20.000 tỷ là không thuyết phục. Mặt khác, 10.000 tỷ giai đoạn trước là cao vì 10 năm chỉ có hai dự án đạt tiêu chí quan trọng quốc gia, sẽ là hợp lý nếu giai đoạn trước mức vốn để xác định tiêu chí dự án quan trọng quốc gia chỉ là 5.000-6.000 tỷ.

Một giai đoạn 5 năm có 2 dự án trình Quốc hội và bây giờ tính thêm tăng trưởng, trượt giá dự báo cho tương lai đưa lên 10.000 tỷ là phù hợp. Ông nói thêm: "Thực ra, mức 10.000 tỷ cũng là cao so với quy mô chi đầu tư hàng năm của ngân sách Trung ương, không tính bổ sung cho địa phương thì chỉ hơn 80.000 tỷ. Vì vậy, tôi đề nghị giữ nguyên tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia".

"Mỗi năm có 2 kỳ họp nếu sa đà thì tính khả thi yếu"

Trong phiên thảo luận sáng này, nhiều đại biểu cũng băn khoăn thẩm quyền xem xét quyết định danh mục dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Giải trình làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho rằng đang còn ý kiến khác nhau về vấn đề thẩm quyền quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Ông hoàn toàn đồng ý thẩm quyền này thuộc về Quốc hội. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định tất cả những vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có vấn đề ngân sách và trong đó có vấn đề đầu tư.

Vị Bộ trưởng nhận định thực tiễn thì kế hoạch đầu tư công trung hạn chỉ là một khung cho cả 5 năm. Quốc hội vẫn quyết định, phê duyệt và giao kế hoạch ngân sách cho từng dự án theo ngân sách hàng năm.

nguyen-chi-dung

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Bảo Lâm.

Trong khi đó, khối lượng dự án 5 năm đối với 9.600 dự án của nhiệm kỳ vừa rồi. Nếu, nhiệm kỳ tới cũng khoảng như thế thì đây là một khối lượng [công việc] rất lớn với Quốc hội khi thực hiện quyền của mình để quyết định vấn đề này.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng băn khoăn vấn đề này có khả thi không khi trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của có một quy định như thế này nữa. Ông dẫn chứng do đấu thầu thừa ra khoảng 10 tỷ hay do tên của một dự án chỉ cần điều chỉnh một chút hay bất kể một động tác gì là phải báo cáo lại Quốc hội.

"Như vậy thì khối lượng rất khổng lồ, mỗi một dự án. Nếu, chúng ta chỉ cần điều chỉnh trong đời sống thì dự án kéo dài trong 5 năm. Chúng ta chỉ cần điều chỉnh 3, 4, 5 lần thì nhân 10.000 dự án lên. Tôi hình dung là Quốc hội làm việc này thì rất nặng nề cho Quốc hội", Bộ trưởng KH&ĐT nói.

Do đó, ông Nguyễn Chí Dũng muốn việc đó giao cho Chính phủ thực hiện và Chính phủ phải làm và chịu trách nhiệm. Quốc hội vẫn phải đảm bảo quyền năng của mình là cơ quan quyết định cao nhất, phải quyết định tổng mức đầu tư của 5 năm đó là bao nhiêu.

Theo ông, cơ cấu đầu tư là thế nào, ngành nào, địa phương nào, vùng, miền nào, tiêu chí, nguyên tắc ra sao, thứ tự ưu tiên ra sao thì Quốc hội phải quyết và giữ...Chính phủ phải điều hành trong khung mà Quốc hội đã quyết, chứ không thể ra ngoài. Quốc hội vẫn làm chức năng giám sát.

"Tôi nghĩ giao được cho Chính phủ điều hành thì linh hoạt hơn, nhẹ hơn cho công việc của Quốc hội. Quốc hội một năm có 2 kỳ họp, mỗi kỳ một tháng mà có biết bao nội dung, biết bao công việc mà chúng ta chỉ sa đà vào thực hiện một việc thế này thì tôi nghĩ rất là khó cho Quốc hội và tính khả thi yếu đi", Bộ trưởng Dũng lý giải.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ