Xin ý kiến đại biểu Quốc hội việc tăng vốn đầu tư dự án quan trọng quốc gia lên 20.000 tỷ

Nhàđầutư
Luật Đầu tư công (sửa đổi) đưa ra hai phương án điều chỉnh vốn đầu tư các dự án quan trọng quốc gia để xin ý kiến đại biểu Quốc hội: Giữ nguyên 10.000 tỷ đồng và tăng lên 20.000 tỷ đồng.
THẮNG QUANG
28, Tháng 05, 2019 | 09:59

Nhàđầutư
Luật Đầu tư công (sửa đổi) đưa ra hai phương án điều chỉnh vốn đầu tư các dự án quan trọng quốc gia để xin ý kiến đại biểu Quốc hội: Giữ nguyên 10.000 tỷ đồng và tăng lên 20.000 tỷ đồng.

Sáng 28/5, tại kỳ họp thứ 7 (Quốc hội khóa XIV), trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án luật này.

Sau kỳ họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TCNS) phối hợp với ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Dự thảo Luật cũng đã được gửi các đoàn ĐBQH để cho ý kiến.

Hai phương án phân loại dự án quan trọng quốc gia

Về tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C (Điều 7 đến Điều 10), nhiều ý kiến ĐBQH đề nghị giữ nguyên các tiêu chí về tổng mức đầu tư trong phân loại các dự án như quy định của luật hiện hành.

Chính phủ và một số ĐBQH đề nghị điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10.000 tỷ lên 20.000 tỷ đồng, mức vốn dự án A, B, C tăng lên tương ứng để phù hợp với thực tiễn.

Theo ông Nguyễn Đức Hải, đây là nội dung còn ý kiến khác nhau, UBTVQH xin ý kiến ĐBQH theo 2 phương án và xin báo cáo những căn cứ lựa chọn của mỗi phương án.

nguyen-duc-hai

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Ảnh: Bảo Lâm.

Phương án 1 là giữ tiêu chí phân loại dự án như quy định hiện hành vì: Điều 11 của Luật Đầu tư công hiện hành đã quy định về điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công thực hiện trong trường hợp chỉ số giá có biến động lớn hoặc có điều chỉnh lớn về phân cấp đầu tư công…

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, việc phân cấp đầu tư công cơ bản ổn định. Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia với mức vốn 10.000 tỷ đồng và các mức phân loại dự án A, B, C như quy định hiện hành không phát sinh vướng mắc; ngược lại nếu điều chỉnh như đề xuất của Chính phủ sẽ gây xáo trộn lớn trong chuyển dịch phân loại, quản lý dự án.

Ngoài ra, trong hai nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và khóa XIV chỉ có 2 dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội.

Do đó, để bảo đảm tính ổn định của hệ thống pháp luật và phù hợp với thực tiễn, phương án 1 xin giữ quy định của Luật hiện hành về tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia và phân loại dự án A, B, C.

Phương án 2 là điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10.000 tỷ lên 20.000 tỷ đồng, mức vốn dự án A, B, C tăng lên tương ứng gấp 2 lần mức hiện hành.

Phương án này sẽ điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án lên cho phù hợp với thực tiễn biến động giá cả và quy mô dự án. Mức vốn 10.000 tỷ đồng để xác định dự án quan trọng quốc gia được áp dụng từ năm 1997 theo Nghị quyết 05/NQ-1997-QH10 và được quy định tại Luật đầu tư công (năm 2014) là 10.000 tỷ đồng.

Trên thực tế, sau gần 4 năm thực hiện Luật Đầu tư công, tổng mức tăng thêm của cả tăng trưởng kinh tế và tăng giá là khoảng 52%, theo đó, có thể điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án tăng lên khoảng 1,5 lần.

"Để bảo đảm Luật Đầu tư công (sửa đổi) sau khi được thông qua sẽ áp dụng phù hợp trong dài hạn, phương 2 hai cho rằng cần điều chỉnh mức vốn đầu tư của các dự án quan trọng quốc gia tăng so với quy định hiện hành, lên 20.000 tỷ đồng", Chủ nhiệm Hải nói.

Cũng theo ông, UBTVQH nhất trí theo phương án 1, giữ nguyên như Luật Đầu tư công hiện hành.

Bộ Tài chính, KH&ĐT quản lý dự án ODA

Về quy định quản lý nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho hay một số ý kiến đề nghị việc phân công nhiệm vụ cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài phải đảm bảo đúng quy định của Luật Quản lý nợ công.

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý quy định của Điều 25 và khoản 6 Điều 84 dự thảo Luật trình Quốc hội, bảo đảm thống nhất với Luật Quản lý nợ công và làm rõ trách nhiệm của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý các dự án ODA.

cat-linh

Bộ Tài chính và Bộ KH&ĐT quản lý các dự án ODA.

Về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, một số ý kiến ĐBQH đề nghị không quy định khác biệt về phân cấp quản lý đối với dự án ODA vì đây đều là nguồn lực NSNN, việc phân cấp cần được áp dụng theo quy định chung.

Chính phủ và một số ý kiến đề nghị cần áp dụng quy định đặc thù đối với dự án ODA và giữ quy trình đối với các dự án ODA như dự thảo luật đã trình Quốc hội.

UBTVQH cho rằng để tăng cường kiểm soát nợ công, nợ nước ngoài, nợ Chính phủ, việc trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài là cần thiết.

Do vậy, UBTVQH xin giữ quy định về quản lý đối với các dự án ODA như Dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6. Theo đó, Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án vay ODA, vay ưu đãi nhóm A, B, C.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ