Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Phát huy đa tầng giá trị cho ngành Nông nghiệp
Đạt kim ngạch xuất khẩu mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD và chiếm tới 71,6% xuất siêu cả nước trong năm 2024, tuy nhiên theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, ngành Nông nghiệp vẫn còn rất nhiều tiềm năng…
Trước thềm Xuân mới Ất Tỵ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã có cuộc trao đổi với báo chí…
Từng bước định hình tư duy sản xuất theo thị trường
* Thưa Bộ trưởng, nhìn lại kết quả năm 2024 vừa qua, một năm có rất nhiều khó khăn đối với ngành Nông nghiệp, đặc biệt tác động nặng nề của cơn bão số 3 Yagi, theo Bộ trưởng đâu là những bài học kinh nghiệm?
Có được kết quả này, đầu tiên chúng ta phải trân quý người nông dân, nhất là những bà con đã chịu tổn thất sau cơn bão số 3. Dù thắng lợi gì mà không có chỗ dựa là bà con nông dân thì rất khó. Có lẽ chúng ta cần công bằng hơn trong những đánh giá. Cuối cùng vẫn là bà con nông dân bởi doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT, hay các bộ, ngành là những người tạo ra sự kết nối, liên lạc trong chuỗi sản xuất.
Kết quả này cũng cho thấy sự năng động của các địa phương trong việc chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Điều ấy đã thẩm thấu dần vào trong xã hội. Bà con nông dân, chính quyền địa phương đều biết rằng chỉ đạo sản xuất phải kết nối được tới thị trường. Trước đây, chúng ta có tư duy phải thúc đẩy sản xuất nhiều hơn, nhưng quan điểm ấy giờ cần thay đổi, cùng với sản xuất phải áp dụng thêm tư duy kinh tế, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường.
Hiệu quả phát triển từ việc rộng mở các thị trường cũng cho thấy nhu cầu thị trường rất đa dạng. Mỗi thị trường có tiêu chuẩn, quy chuẩn, có giá trị riêng, có những hàng rào kỹ thuật. Thông tin từ Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao hay Bộ Công Thương, giữa cơ quan, tổ chức đã cố gắng chuyển về một cách nhanh nhất cho các địa phương, đến tận bà con nông dân. Tất nhiên còn “chỗ này, chỗ kia”, nhưng tư duy sản xuất theo thị trường đã từng bước được hình thành. Như vậy, không đơn giản là câu chuyện sản xuất - mua bán nữa, mà là sự định hình thói quen sản xuất theo tín hiệu thị trường, nghĩa là chúng ta bán cái thị trường cần, chứ không phải bán cái mà chúng ta có. Thực ra, khi bán được chúng ta mới có chỉ số tăng trưởng, mới có kim ngạch xuất khẩu 62,5 tỷ USD. Đó là kinh nghiệm, nó trở thành hệ sinh thái gắn liền với nhau, các bộ ngành cùng ngồi lại với nhau, vừa phát triển thị trường cũ vừa mở ra thị trường mới, không để rủi ro ở bất kỳ thị trường nào…

Lạc quan vì chưa khai thác hệt tiềm năng hiện có
* Rất nhiều mặt hàng đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2024, Bộ tiếp tục có các giải pháp nào để phát huy trong năm 2025?
Rất nhiều khó khăn những cũng rất nhiều tiềm năng. Chúng ta lạc quan vì chúng ta vẫn chưa khai thác hết những tiềm năng hiện có, Tôi ví dụ, chúng ta nói nông nghiệp tuần hoàn nhưng giá trị tuần hoàn chúng ta mới ở bước sơ khai, chúng ta vẫn bán thô hạt gạo. Nhưng ngoài hạt gạo còn có trấu mà, còn thân lá, rễ… Những thứ tưởng như bỏ đi này có thể thành phân bón, làm chế phẩm sinh học tuần hoàn vào đất mà bà con vừa thu hoạch xong, thành giá thể làm nấm, hay nó có thể thành viên nén làm điện năng mà bà con nông dân ĐBSCL đang làm…
Chúng ta không nên nhìn vào một giá trị của nông sản, nếu chỉ bán trái xoài, trái cam thì chính ta đang ở tầng thấp nhất của chuỗi giá trị, dù làm tốt nhưng vẫn là bán thô. Vừa rồi Bộ NN&PTN ký được Nghị định thư với Trung Quốc, chúng ta bán nông sản đông lạnh, nông sản chế biến. Lúc đó nông sản mới gia tăng giá trị gấp 5, gấp 10 lần, thậm chí 100 lần…
Hay như cà phê, nếu chúng ta chỉ bán hạt cà phê, thực ra là nước cà phê, mà cái chúng ta đang uống chỉ chiếm 0,02% giá trị trong cà phê, còn 98% bỏ. Làm sao chúng ta khai thác được 98% bã cà phê bỏ đi? Ví dụ, Trung Quốc họ dùng bã cà phê làm giá thể trồng nấm,, rồi lấy cái bỏ đi của nấm làm thức ăn chăn nuôi…
Làm sao khai thác được giá trị từ cái bỏ đi? Cái bỏ đi chúng ta lại phải mất công, chi phí xử lý môi trường. Người ta nói thế giới này không còn rác nữa thì mới là tinh túy nhất của làm nông nghiệp.
Rõ ràng, chúng ta dù thành công những mới chỉ là bước đầu, thế giới thay đổi nhanh chóng đòi hỏi chúng ta cũng phải thay đổi và chúng ta vẫn còn dư địa để có thể làm tốt hơn…
Đầu năm mới, tôi hy vọng cả ngành Nông nghiệp, các bộ ngành liên quan và đặc biệt là cơ quan truyền thông cùng nghĩ và làm khác đi. Hãy luôn trăn trở rằng bà con đang cần mình lắm. Chúng ta phải là chiếc "la bàn" để bà con đi đúng hướng, chứ đừng để bà con hoang mang, nản lòng, bởi khi rơi vào tâm lý ấy, bà con sẽ giảm năng suất làm việc.

Truyền thông tạo nên giá trị gia tăng
* Bộ trưởng có nhắc đến công tác truyền thông, theo Bộ trưởng truyền thông cần phải thay đổi như thế nào để góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển?
Trước đây, chúng ta có khái niệm "tuyên truyền" chủ trương, chính sách, đường lối theo hướng từ trên xuống dưới, nhưng chiều ngược lại thì chưa có mấy. Bối cảnh hiện tại đặt ra vấn đề, truyền thông phải là một kênh "truyền dẫn", nghĩa là cần có tương tác 2 chiều. Là một trưởng ngành, nhưng chắc chắn một Bộ trưởng như tôi không thể đi hết tất cả vùng, miền trên cả nước. Tôi vẫn rất cần thêm kênh thông tin từ báo chí.
Thay vì phản ánh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng giá, báo chí cần tuyên truyền những cách làm hay, mô hình hay để bà con tham khảo. Ví dụ tôi có gặp một bác nông dân trồng sầu riêng trên Đắk Lắc. Chỉ cần tý ớt, tí gừng, tí tỏi và rượu bỏ vô cái thùng là thay thế thuốc bảo vệ thực vật được rồi. Mấy ông nông dân nói với tôi: “Mấy đại lý thuốc bảo vệ thực vật chết với em rồi?” Tôi ngạc nhiên: “Ủa sao vậy?” Xưa em mua 10 chai giờ mua có 1 chai, còn bao nhiêu em tự chủ…”. Những cách làm hay này cần phải tuyên truyền nhiều hơn nữa…
Không hề nói quá khi cho rằng, truyền thông tạo ra giá trị gia tăng cho một nền kinh tế. Tôi để ý thấy, cứ khi nào truyền thông nhắc đến một nông sản, kể một câu chuyện nào đó, như cam Cao Phong, nhãn Hưng Yên, vải thiều Lục Ngạn hay xoài Đồng Tháp thì lập tức bà con ở đó bán được giá. Rõ ràng, những sản phẩm báo chí đã tạo ra giá trị thặng dư cho người nông dân chứ không còn dừng ở việc phản ánh, hay góp thêm một tiếng nói với bà con giúp vượt qua khó khăn. Tôi mong muốn, rằng những năm tới sẽ ít dần việc phải trả lời, phỏng vấn báo chí. Thay vào đó, bằng những hoạt động thực tế, cơ quan truyền thông sẽ cùng Bộ trưởng trao đổi thông tin, kể cho nhau nghe những câu chuyện để nắm được nền sản xuất đang có điểm nghẽn ở chỗ nào, đâu là những tấm gương, những mô hình cần lan tỏa…

Kết nối đa tầng giá trị
* Trước thềm năm mới Ất Tỵ và năm 2025 cũng là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm 2021- 2025, Bộ trưởng có điều gì nhắn nhủ tới toàn ngành nông nghiệp và có những kỳ vọng gì cho phát triển ngành?
Đến thời điểm này, có thể khẳng định tăng trưởng của ngành nông nghiệp đã vượt xa mục tiêu của nhiệm kỳ 2021-2025, chẳng hạn mục tiêu năm 2030 xuất khẩu rau quả đạt 5 tỷ USD thì nay đã vượt mốc 7 tỷ USD. Ngành Nông nghiệp, vì thế, phải định hướng những nhiệm vụ mới, làm sao để tăng tốc, đột phá hơn nữa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Trước tiên, chúng ta có chấp nhận khai thác cái mình đang có không? Việt Nam có hơn 33 triệu ha đất liền và khoảng 100 triệu ha biển.
Tại sao nhưng chúng ta không nghĩ vượt khỏi địa giới hành chính của chúng ta, ví dụ chúng ta hợp tác với các nước khác về trồng trọt, chăn nuôi, gần nhất thì qua Lào, Campuchia, xa hơn nữa chúng ta qua Châu Phi- Những nước luôn đặt vấn đề làm sao giúp người ta làm nông nghiệp trong thời kỳ an ninh lương thực đang là mối quan tâm của các quốc gia hiện nay.
Hay trong lĩnh vực thủy sản, chúng ta có thể hình thành các đội tàu viễn dương vượt qua vùng đặc quyền quốc gia đi xa hơn nữa thậm chí vượt qua quốc đảo Thái Bình Dương mà ở đó tài nguyên vẫn còn, người ta sẵn sàng hợp tác với chúng ta...
Ý tôi muốn nói là vượt qua không gian lãnh thổ, kết nối để tạo ra đa tầng giá trị hơn, tương tự như sản xuất nông nghiệp tuần hoàn. Đó mới là biện pháp để Việt Nam không bỏ lỡ thời cơ trong giai đoạn hiện nay.
Tôi từng có dịp tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội công du một số quốc gia, và nhận thấy rõ rằng nếu chậm chân, nông sản của chúng ta có thể mất luôn cơ hội mở cửa thị trường ở một khu vực tiềm năng.
Đất đai nông nghiệp vốn dĩ chỉ có vậy, nếu như không muốn nói là ngày càng nhỏ lại vì xu hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa, thi công hạ tầng giao thông. Sản xuất có tăng trưởng nhưng sẽ có lúc chạm ngưỡng giới hạn. Nông nghiệp còn đang đối mặt với thách thức về lao động, người dân tha hương đổ về các khu công nghiệp. Các làng quê bây giờ hầu hết là những người già. Những nghề truyền thống, nông, đặc sản vùng miền, bởi vậy, mà có nguy cơ mai một nếu không tìm được lớp thế hệ kế cận.
Vì vậy hướng đi tới đây của ngành Nông nghiệp là phải làm sao phát huy được đa tầng giá trị. Hợp tác cũng là xu thế bắt buộc, là dịp để chúng ta tự soi chiếu lại bản thân xem còn khoảng trống nào bị đứt đoạn hay bỏ quên.
Trong cơn mưa dưới chân có thể là bùn, nhưng phía xa có cầu vồng đứng đợi. Muốn thấy cầu vồng thì chắc chắn phải chịu bẩn một chút. Thông điệp của ngành Nông nghiệp là muốn vươn xa, mặc vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta có thể cùng nhau thay đổi cách nhìn, cách làm để phát triển…
* Xin cảm ơn những chia sẻ của Bộ trưởng!

- Cùng chuyên mục
Khánh thành Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ
Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance vừa tổ chức Đại lễ Khánh thành Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Sự kiện - 29/04/2025 07:42
Thủ tướng Nhật Bản: Tiềm năng hợp tác Việt - Nhật không có giới hạn
Thủ tướng Nhật Bản khẳng định việc nâng cao trình độ ngành công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam, tăng cường khả năng chống chịu trước những cú sốc bên ngoài sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước.
Sự kiện - 29/04/2025 06:32
'Bến cảng số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Lào trong thời đại mới'
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao 2 nước tham dự lễ khánh thành bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt tại tỉnh Hà Tĩnh.
Sự kiện - 28/04/2025 20:37
Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án hơn 20 tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam
Hai Thủ tướng nhất trí xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương.
Sự kiện - 28/04/2025 15:54
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm Quân Khu 4
Ngày 28/4, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Lào đã đến thăm Quân Khu 4.
Sự kiện - 28/04/2025 15:51
Ông Y Thanh Hà Niê K’Đăm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng
Ông Y Thanh Hà Niê K'Đăm, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.
Sự kiện - 28/04/2025 13:38
Việt Nam, Nhật Bản trao nhiều văn kiện hợp tác về bán dẫn, năng lượng
Nhật Bản tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, giúp Việt Nam công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sự kiện - 28/04/2025 12:26
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
Thủ tướng Ishiba Shigeru khẳng định Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Nhật Bản, nhấn mạnh Nhật Bản sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam.
Sự kiện - 28/04/2025 06:36
Sẽ có thêm nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn tại Cô Tô
Huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) đã chính thức phê duyệt và triển khai Đề án thí điểm tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí dưới nước và tham quan các đảo trên địa bàn huyện
Sự kiện - 27/04/2025 08:24
Vì sao chọn tên Đà Nẵng sau hợp nhất với Quảng Nam?
Việc lựa chọn tên gọi Đà Nẵng sẽ góp phần khẳng định rõ hơn tầm vóc, vai trò hạt nhân của thành phố, tạo động lực mạnh mẽ để tiếp tục thu hút đầu tư, nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập.
Sự kiện - 26/04/2025 15:53
Quảng Ninh động thổ dự án cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
Cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B (tỉnh Quảng Ninh) có quy mô lớn trên 60ha, với tổng vốn đầu tư trên 514 tỷ đồng
Sự kiện - 26/04/2025 09:05
[Cafe Cuối tuần] 'Luồng xanh' và BRT
Hiện nay, để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, một số địa phương có sáng kiến tổ chức phân luồng, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, giải quyết thủ tục cho những công việc, dự án quan trọng.
Sự kiện - 26/04/2025 08:44
Miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị
HĐND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nghị quyết miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đối với ông Phạm Ngọc Nghị.
Sự kiện - 25/04/2025 12:10
EU muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam về hàng không – vũ trụ, viễn thông
Đại sứ Julien Guerrier cho rằng EU và Việt Nam có chung lợi ích trong việc bảo đảm hệ thống thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng không bị gián đoạn.
Sự kiện - 25/04/2025 06:45
Nhà báo Phạm Văn Anh làm Phó tổng biên tập Tạp chí Điện tử và Ứng dụng
Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam vừa bổ nhiệm nhà báo Phạm Văn Anh, Tổng thư ký tòa soạn Tạp chí Điện tử và Ứng dụng giữ chức Phó tổng biên tập tạp chí.
Sự kiện - 24/04/2025 20:55
Nguyên Thứ trưởng Trần Quốc Khánh làm Thường trực Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng
Ông Trần Quốc Khánh được đánh giá là người có kiến thức, kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực thương mại và có nhiều đóng góp cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Sự kiện - 24/04/2025 19:23
- Đọc nhiều
-
1
Chung cư Hà Nội giảm giá nhưng không đáng kể
-
2
Loạt dự án địa ốc mở bán quý II tại TP.HCM có gì đặc biệt?
-
3
VN-Index diễn biến ra sao trước kỳ nghỉ lễ?
-
4
Chủ tịch LPBank Nguyễn Đức Thụy: Chúng tôi mong muốn chia cổ tức càng cao càng tốt
-
5
Lo ngại hiệu ứng chuyển hướng thương mại khi hàng Trung Quốc bị 'bít cửa' sang Mỹ
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago