Bộ trưởng Công Thương nói về nguyên nhân các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn xuất khẩu

BẢO LÂM
08:10 05/06/2024

Về vấn đề các doanh nghiệp FDI đang chiếm tỷ trọng lớn xuất khẩu của nước ta, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, do các doanh nghiệp này có nhiều thế mạnh về vốn, công nghệ, thương hiệu và mạng lưới phân phối từ nhiều năm.

Chiều 4/6 và sáng 5/6, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực công thương, với 3 nhóm vấn đề.

Công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy việc thực hiện các FTA và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường. Việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, nhất là trong phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chính. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình thêm về những vấn đề có liên quan và đại biểu Quốc hội quan tâm.

Doan nghiệp FDI chiếm trên 73% tỷ trọng xuất khẩu

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đề nghị Bộ trưởng Công Thương cho biết giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đầu tư hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước để cân bằng tỷ trọng xuất khẩu.

nguyen-thi-viet-nga1

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương). Ảnh: Phạm Thắng.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Công Thương thừa nhận thực tế các doanh nghiệp FDI đang chiếm tỷ trọng lớn xuất khẩu của nước ta (trên 73%).

Ông cho rằng thực tế này có nhiều nguyên nhân, do các doanh nghiệp này có nhiều thế mạnh về vốn, công nghệ, thương hiệu và mạng lưới phân phối từ nhiều năm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này sản xuất sản phẩm công nghệ cao, giá trị vượt trội so với nhóm hàng nông sản của doanh nghiệp trong nước.

Doanh nghiệp FDI xuất khẩu cũng phù hợp với chủ trương của Việt Nam trong giai đoạn đầu vì chỉ có thu hút đầu tư FDI mới có điều kiện để hội nhập, học tập về kinh nghiệm quản trị, chuyển giao công nghệ cũng như tiếp cận thị trường.

Tuy nhiên, mục tiêu của Việt Nam trong hội nhập không phải chỉ là đo đếm bằng các hiệp định thương mại tự do hay là đo đếm bằng các dự án nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, kể cả đo đếm bằng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên hàng năm.

Thước đo ở đây là bằng sức khỏe của nền kinh tế đất nước, bằng sự hội nhập của chính doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu - đây mới là mục tiêu lớn, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo ông, doanh nghiệp nội của chúng ta thời gian qua cũng vươn lên khá tốt, có sự tiếp cận và liên kết mạnh. Bằng chứng là năm 2023, tỷ trọng xuất khẩu trong các doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp nội giảm thấp hơn doanh nghiệp ngoại và 5 tháng đầu năm nay, tốc độ xuất khẩu, giá trị xuất khẩu tuyệt đối tăng gấp 2 lần mức tăng, tức 24% mức tăng của doanh nghiệp ngoại chỉ là 12%.

"Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp nội địa cũng đang từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường này, khai thác lợi thế Việt Nam đang có, là thành viên của các hiệp định thương mại tự do, hưởng cơ chế ưu đãi của các hiệp định mang lại", ông Diên nói.

Xây dựng Luật Phát triển công nghiệp trọng điểm

Đại biểu Nguyễn Văn An (đoàn Thái Bình): Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích nhằm đầu tư phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng đánh giá kết quả triển khai các chính sách này trong thời gian qua?

Cùng nội dung, đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) nhận thấy, công nghiệp phụ trợ dường như là một hướng đi đúng đắn để tái cơ cấu và phát triển công nghiệp cũng như tăng trưởng chất lượng cao trong giai đoạn mới; đồng thời tạo ra hệ sinh thái liên kết chặt chẽ các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.

"Tuy nhiên, đến nay chưa có chính sách phát triển toàn diện, bao trùm về công nghiệp. Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới sẽ có kế hoạch như nào để đưa ra chính sách phát triển công nghiệp toàn diện cho đất nước?", vị đại biểu chất vấn.

nguyen-hong-dien

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn. Ảnh: Phạm Thắng.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, thời gian qua Bộ Công Thương đã tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản và đạt được kết quả cụ thể. Trong đó, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí đã khẳng định vai trò đầu tàu cho tăng trưởng sản xuất công nghiệp, tỷ lệ nội địa hóa được nâng cao trong nhiều ngành như dệt may, da giày đạt tới 50% và cơ khí đạt hơn 30%...

Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi còn rất nhiều hạn chế, như nguồn lực đầu tư của nhà nước, từ Trung ương đến địa phương vừa ít, vừa khó tiếp cận, chồng chéo với nhau, một số điều kiện hưởng ưu đãi còn khá ngặt nghèo, chưa thực sự phù hợp khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận. Chính sách thu hút FDI của chúng ta chưa ràng buộc, chưa khuyến khích để các doanh nghiệp FDI tăng tính lan tỏa cho doanh nghiệp trong nước.

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm, chưa chủ động tìm hiểu nắm bắt thông tin về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ. Hơn nữa, lĩnh vực này cần trình độ công nghệ và kinh nghiệm nhất định; việc phổ biến tuyên truyền các chính sách ưu đãi đến cộng đồng doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; rào cản gia nhập thị trường khó khăn…

Trước khó khăn này, thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục tham mưu hoàn thiện đồng bộ về chính sách, trong đó nghiên cứu xây dựng Luật Phát triển công nghiệp trọng điểm bao gồm những ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, chế biến điện tử, hóa chất và năng lượng.

Cùng với đó, tăng cường phân bổ nguồn lực cả trung ương và địa phương để tập trung phát triển ngành này; triển khai hiệu quả chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách trên phạm vi rộng và tăng cường chương trình hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam; đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng; hỗ trợ các doanh nghiệp và đặc biệt phát huy hiệu quả của các trường đại học, cao đẳng thuộc ngành công thương…

  • Cùng chuyên mục
Thủ tướng giải đáp 10 kiến nghị của kiều bào tại Ba Lan

Thủ tướng giải đáp 10 kiến nghị của kiều bào tại Ba Lan

Tối 16/1, tại Thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và đoàn đại biểu Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan.

Sự kiện - 17/01/2025 10:24

Việt Nam - Ba Lan xem xét sớm nâng cấp quan hệ lên tầm chiến lược

Việt Nam - Ba Lan xem xét sớm nâng cấp quan hệ lên tầm chiến lược

Thủ tướng Donald Tusk cho biết, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Ba Lan quan tâm mở rộng đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam.

Sự kiện - 17/01/2025 05:54

Phó Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính theo hướng đặc thù, có tính kết nối

Phó Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính theo hướng đặc thù, có tính kết nối

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, xây dựng trung tâm tài chính ở Việt Nam cần lựa chọn hướng đi đúng, hướng đi độc đáo, đặc thù để tạo lợi thế cạnh tranh.

Sự kiện - 16/01/2025 20:09

Đà Nẵng sáp nhập 6 Ban Quản lý dự án thành 3 Ban

Đà Nẵng sáp nhập 6 Ban Quản lý dự án thành 3 Ban

TP. Đà Nẵng chính thức thành lập 3 Ban Quản lý dự án trên cơ sở hợp nhất 6 Ban Quản lý dự án trực thuộc UBND thành phố.

Sự kiện - 16/01/2025 14:03

'Chủ động ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu cực'

'Chủ động ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu cực'

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong đó cần chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...

Sự kiện - 16/01/2025 13:54

Thủ tướng và phu nhân bắt đầu thăm chính thức Ba Lan

Thủ tướng và phu nhân bắt đầu thăm chính thức Ba Lan

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Ba Lan lần này nhằm tạo đột phá, nâng tầm quan hệ với hai nước, qua đó thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn với các nước cũng như khu vực Trung Đông Âu.

Sự kiện - 16/01/2025 11:35

Từ nhận xét thẳng thắn của Tổng Bí thư về số liệu ngành công nghệ số: Không nên tự huyễn hoặc mình

Từ nhận xét thẳng thắn của Tổng Bí thư về số liệu ngành công nghệ số: Không nên tự huyễn hoặc mình

Nghe bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại diễn đàn phát triển công nghệ số, có lẽ không chỉ riêng tôi mà nhiều "người trong cuộc" cảm thấy mình được đặt trước một tấm gương phản chiếu đầy thẳng thắn và sâu sắc. Những con số đẹp đẽ về xuất khẩu điện thoại, linh kiện máy tính, phần mềm, hay vị thế toàn cầu trong ngành công nghệ số bỗng chốc được nhìn bằng một lăng kính khác – lăng kính của sự thật.

Sự kiện - 16/01/2025 07:50

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận lời mời thăm Việt Nam

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận lời mời thăm Việt Nam

Hai nhà lãnh đạo tạo nhất trí tạo đột phá mới trong hợp tác kinh tế, ưu tiên đẩy nhanh kết nối 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn giữa hai nước.

Sự kiện - 16/01/2025 06:41

Thủ tướng yêu cầu thanh tra dự án bất động sản tăng giá bất thường

Thủ tướng yêu cầu thanh tra dự án bất động sản tăng giá bất thường

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo, phối hợp với Bộ Công an và UBND các tỉnh, thành phố thực hiện thanh tra, kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, nhất là tại các khu vực, dự án có hiện tượng tăng giá bất thường.

Sự kiện - 15/01/2025 17:14

Thủ tướng đề nghị Việt - Nga mở rộng không gian hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí

Thủ tướng đề nghị Việt - Nga mở rộng không gian hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết phía Nga sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và đẩy mạnh hợp tác trong an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo.

Sự kiện - 15/01/2025 16:36

'Chuyển đổi số không chỉ là cơ hội mà là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp'

'Chuyển đổi số không chỉ là cơ hội mà là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp'

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.

Sự kiện - 15/01/2025 15:36

Hà Nội xin Thủ tướng duyệt gấp dự án 'hồi sinh' sông Tô Lịch vì thủ tục lòng vòng

Hà Nội xin Thủ tướng duyệt gấp dự án 'hồi sinh' sông Tô Lịch vì thủ tục lòng vòng

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Hà Nội trình Thủ tướng phê duyệt khẩn cấp dự án lấy nước sông Hồng để "hồi sinh" sông Tô Lịch nhưng do nhiều vướng mắc trong luật nên mất rất nhiều thời gian.

Sự kiện - 15/01/2025 11:05

Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam

Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam

Hai Thủ tướng mong muốn tiếp tục hợp tác trong triển khai xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam.

Sự kiện - 15/01/2025 06:30

Kêu gọi đầu tư từ Saudi Arabia vào cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam

Kêu gọi đầu tư từ Saudi Arabia vào cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên khuyến khích các quỹ đầu tư, tập đoàn của Saudi Arabia nghiên cứu, đầu tư vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng về năng lượng và truyền tải điện, công nghiệp hỗ trợ, hóa chất, sản xuất vật liệu, xây dựng khu công nghiệp…

Sự kiện - 14/01/2025 17:23

Thủ tướng yêu cầu cấp bách 'hồi sinh' các dòng sông chết ở Hà Nội

Thủ tướng yêu cầu cấp bách 'hồi sinh' các dòng sông chết ở Hà Nội

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội và các địa phương xây dựng và triển khai ngay các đề án, dự án để huy động nguồn lực làm sống lại các dòng sông chết.

Sự kiện - 14/01/2025 14:31

Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 - 15/1/2025, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Sự kiện - 14/01/2025 07:38