Bình Dương nỗ lực phát triển công nghiệp hỗ trợ

Nhàđầutư
Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, tới tháng 9/2020 tỉnh đã thu hút được hơn 2.300 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực công nghệ hỗ trợ (CNHT). Tuy nhiên, tỉnh Bình Dương cho rằng như vậy vẫn chưa đủ và đang nỗ lực xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho CNHT trong thời gian tới.
KHÁNH VĨNH
14, Tháng 09, 2020 | 10:40

Nhàđầutư
Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, tới tháng 9/2020 tỉnh đã thu hút được hơn 2.300 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực công nghệ hỗ trợ (CNHT). Tuy nhiên, tỉnh Bình Dương cho rằng như vậy vẫn chưa đủ và đang nỗ lực xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho CNHT trong thời gian tới.

119085502_930591994115632_619855212911346879_n

Sản xuất giày da xuất khẩu tại Công ty giày Đông Hưng (KCN Tân Đông Hiệp, TP.Dĩ An).

Loay hoay giữa đại dịch

Bình Dương là một trong những địa phương có ngành công nghiệp phát triển, trong đó có sự đóng góp quan trọng của CNHT. Tuy nhiên, CNHT của tỉnh hiện vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 khiến các doanh nghiệp CNHT cũng đối mặt không ít khó khăn.

Theo Sở công thương Bình Dương, dịch bệnh COVID-19 đã và đang tác động đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề, nhất là ở khối sản xuất khi phụ thuộc vào nguồn cung nguyên phụ liệu nhập khẩu. Trước tình hình đó, ngành công thương của tỉnh đang thúc đẩy tái cơ cấu các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong đó xác định trọng tâm là khu vực CNHT.

Do tình hình xuất khẩu bị gián đoạn tại các thị trường xuất khẩu chủ lực, đặc biệt là việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất từ thị trường Trung Quốc giảm đã làm cho một số ngành may mặc, da giày, chế biến gỗ,… bị ảnh hưởng nặng. Trong khi nguồn vật tư chưa được khắc phục, các khách hàng lớn ở châu Âu, Mỹ… liên tiếp hủy, hoặc hoãn đơn hàng, thì dịch bệnh Covid-19 lại xuất hiện trở lại khiến cho các doanh nghiệp càng thêm khó.

Theo đại diện Sở Công Thương Bình Dương, hiện trên địa bàn có gần 2.300 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm CNHT. Đứng trước những khó khăn về nguyên, phụ liệu trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn cung từ các DN trong nước. Mặc dù, thời gian qua năng lực ngành CNHT của tỉnh đã được cải thiện đáng kể, tuy vậy mới chỉ đáp ứng được từ 40-45% cho ngành dệt may, da giày; 10-20% cho sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ; 15% cho điện tử, tin học, viễn thông; 5% cho điện tử chuyên dụng và công nghệ cao...

Tăng tốc phát triển CNHT

Thời gian qua, Bình Dương đã tập trung phát triển và hình thành các ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may (sản xuất sợi, dệt vải, dây kéo, nhuộm, hoàn thiện sản phẩm dệt), ngành cơ khí (sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất máy móc thiết bị và phụ tùng cho các ngành công nghiệp ô tô); ngành điện - điện tử (sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất thiết bị dây dẫn điện, cáp quang)... Qua đó, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm công nghiệp và giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Song song với đó, tỉnh tiếp tục tạo dựng môi trường đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh từng nhóm sản phẩm hỗ trợ thích ứng, hình thành các khu, cụm công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, nguyên vật liệu phụ trợ cho các ngành công nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sản xuất các loại sản phẩm phụ trợ, cung ứng linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu cho sản xuất CNHT.

Ngoài ra, chính các doanh nghiệp sản xuất cũng đã và đang tự tìm nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước, giảm phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu, dù thách thức đặt ra là rất lớn. Theo ông Nguyễn Quang Vũ, Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Bình Dương thì trong bối cảnh hiện nay, nguồn cung nguyên, phụ liệu trong nước vẫn là tiêu chí các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu hướng đến, song hiện tỷ lệ đáp ứng vẫn thấp. Trong khi đó, những sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao thì doanh nghiệp đều phải nhập từ nước ngoài mới đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng, nhất là các thương hiệu lớn.

Để nâng cao hiệu quả hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT, Sở Công Thương cũng tăng cường kết nối chặt chẽ với các hiệp hội để nắm bắt nhu cầu. Đồng thời, sở phối hợp cùng Ban quản lý các khu, cụm công nghiệp tổ chức chương trình kết nối cung-cầu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất CNHT tăng cơ hội tiếp cận các đối tác trong và ngoài nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực, từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương cho biết, để phát triển công nghiệp bền vững, đi vào chiều sâu, Bình Dương đã và đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển CNHT, giúp tăng giá trị các sản phẩm công nghiệp do doanh nghiệp trong nước sản xuất. Trong thời gian tới, Bình Dương sẽ tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Hiện Bình Dương đã thu hút được hơn 2.300 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực CNHT. Bình Dương đang nỗ lực xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho CNHT. Trong đó, trọng tâm xây dựng chương trình phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; xây dựng quy chế quản lý thực hiện chương trình phát triển CNHT; thực hiện các chương trình đào tạo, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý cho DN CNHT…

Thời gian qua, Bình Dương cũng đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT phát triển. Đến nay, đã có nhiều dự án về CNHT từ các tập đoàn lớn trên thế giới được triển khai. Điển hình là dự án nhà máy sản xuất bố lốp, túi khí ô tô với vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD của Tập đoàn KOLON hay Công ty CP Tetra Park Bình Dương (Singapore) chuyên sản xuất bao bì đóng gói vô trùng từ giấy, nhựa và nhôm để đóng gói thực phẩm… Đây được xem là những điểm sáng đầy lạc quan trong việc phát triển CN.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ